Bài 3. NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG
MỤC TIÊU
|
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể văn nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học. Đặc điểm:
– Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,… của tác phẩm.
– Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm. Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,… từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
– Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
2. Mục đích và nội dung của văn bản nghị luận
– Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học.
– Nội dung: là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc, người nghe. Để xác định nội dung của văn bản nghị luận, có thể căn cứ vào nhan đề của văn bản, các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
3. Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận
– Các ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận (còn gọi là hệ thống luận điểm của văn bản) được sắp xếp theo một trình tự logic nhất định để làm rõ vấn đề mà người viết muốn thuyết phục người đọc, người nghe.
– Sơ đồ:
– Với văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ý kiến lớn thể hiện quan điểm về tác phẩm cần phân tích, các ý kiến nhỏ thể hiện quan điểm về các yếu tố cụ thể nhằm làm rõ, sáng tỏ ý kiến lớn, các lí lẽ, bằng chứng đưa ra nhằm chứng minh cho ý kiến lớn và các ý kiến nhỏ.
3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng
Trong tiếng Việt, có một số lượng từ Hán Việt. Điều này là do đặc điểm lịch sử, văn hoá. Trải qua thời gian và thực tế sử dụng ngôn ngữ, các từ Hán Việt trở thành một phần của ngôn ngữ được sử dụng trong cả trong đời sống, văn học, khoa học,…
Văn bản 1: EM BÉ THÔNG MINH – NHÂN VẬT KẾT TINH TRÍ TUỆ DÂN GIAN (Theo Trần Thị An)
1. Tìm hiểu chung về truyện Em bé thông minh
– Tham khảo truyện: sách Ngữ văn 7, tập một, bộ Chân trời sáng tạo.
– Tham khảo hướng dẫn tìm hiểu, thực hành về truyện Em bé thông minh: sách Bài tập thực hành Ngữ văn 7, tập một (Theo Chương trình Giáo dục 2018), Bùi Thanh Truyền (Chủ biên).
2. Hệ thống ý kiến lớn, ý kiến nhỏ
Ý kiến lớn:
Trong truyện “Em bé thông minh”, thông qua bốn lan thử thách, tác giả dân gian đề cao trí tuệ của nhân dân.
Ý kiến nhỏ 1:
Thông qua thử thách đàu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất) tác giả dôn gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
Ý kiến nhỏ 2:
Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai và thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mãn tiệp của trí tuệ dán gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xa hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến vẽ mọi tàng láp người trong xa hội phong kiến được nới lỏng và cời bỏ.
Ý kiến nhỏ 3:
Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyên đã nàng em bé lên một tầm cao mới, vượt lên trên cả triều đĩnh hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dàn gian so với trí tuệ cung đình.
3. Mục đích và nội dung chính của văn bản
– Mục đích: thuyết phục người đọc về quan điểm: Truyện Em bé thông minh là kết tinh của trí tuệ dân gian.
– Nội dung: Trải qua bốn lần thử thách, em bé thông minh đã thể hiện đỉnh cao của trí tuệ dân gian, qua đó gửi gắm ước mơ về cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc hơn của người dân lao động.
4. Đặc điểm của văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học thể hiện trong văn bản
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Thể hiện trong văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận | Ý kiến: “Trong truyện Em bé thông minh”, thông qua bốn lần thử thác, tác giả dân gian đề cao trí tuệ của nhân dân. |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm | Tác phẩm đề cao trí tuệ của nhân dân |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ | Bằng chứng là các thử thách được phân tích:
– Thử thách đầu tiên: trả lời bằng cách ra câu hỏi hỏi lại người đố (ngựa chạy được bao nhiêu bước). – Thử thách thứ hai và thứ ba: phát hiện ra sự vô lí trong thử thách của nhà vua (bắt trâu đực đẻ con và làm thịt chim sẻ). – Thử thách thứ tư: giải câu đố của sứ thần nước ngoài. |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí | – Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
– Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đề được nới lỏng và cởi bỏ. – Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình… |
Văn bản 2: HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN (Hoàng Tiến Tựu)
1. Hệ thống ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
2. Nội dung và mục đích của văn bản
– Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.
– Nội dung: Khẳng định hai tầng ý nghĩa của bài ca dao: tầng ý nghĩa trực tiếp từ câu chữ của văn bản là vẻ đẹp của hoa sen; tầng ý nghĩa biểu tượng là phẩm chất trong sáng, thanh cao của con người.
3. Dấu hiệu nhận biết văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” là văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
Phương diện | Dấu hiện thể hiện trong văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” |
Phương thức biểu đạt | Nghị luận |
Quan điểm | Tác giả nêu các ý kiến, nhận định để thuyết phục người đọc. |
Lập luận | – Tác giả bài viết nêu các ý kiến, lí lẽ và chứng minh bằng các bằng chứng từ văn bản bài ca dao.
– Sử dụng các câu khẳng định. Nếu có câu hỏi là câu đặt vấn đề để khẳng định. |
Trình tự | Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí: phân tích nghĩa trực tiếp để đi đến nghĩa biểu tượng. |
Văn bản 3: VẺ ĐẸP GIẢN DỊ VÀ CHÂN THẬT CỦA “QUÊ NỘI” – VÕ QUẢNG (trích Võ Quảng, Trần Thanh Địch)
1. Tìm hiểu văn bản
– Văn bản tác phẩm Quê nội (Võ Quảng), NXB Kim Đồng, 2021.
– Một số bản đọc online.
2. Mục đích và nội dung chính của văn bản
– Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe về vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của nhà văn Võ Quảng.
– Nội dung: Vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của nhà văn Võ Quảng thể hiện ở nội dung và nghệ thuật.
2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
VẤN ĐÊ NGHỊ LUẬN
Vẻ đẹp chân thật và giản dị trong Quê nội (Võ Quảng)
Ý KIÊN LỚN 1: Đặc điểm nội dung
Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
Lí lẽ 1.1:
Nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ lan
Lí lẽ 1.2:
Đây là một sự chuyển mình toàn bộ, thay đổi diện mạo của chế độ xã hội mới, ngấm dần vào từng gia đình vào từng con người, từ già đến trẻ.
Bằng chứng:
Các tuyến nhân vật trong tác phẩm là những con người đáng yêu. Mỗi người đều mang một cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cự làm việc xã hội (bà Kiến, cậu bé Cục, cậu bé Cù Lai, ông Hai Dĩ, thầy Lê Tảo,…).
Ý KIÊN LỚN 2: Đặc điếm nghệ thuật
Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi”.
Lí lẽ 2.1:
– Vai “tôi” trong tiểu thuyết thường có những thế mạnh: bộc bạch, gửi gắm “tấm lòng” tác giả; thủ thỉ, dẫn dắt bạn đọc vào suy nghĩthầm kín của nhân vật; cận cảnh tìm hiếu các nhân vật khác.
– Vai “tôi” cũng bị khá nhiều nhược điếm.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Bài tập rèn luyện hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt.
Bài tập rèn luyện việc sử dụng từ Hán Việt trong học tập và đời sống.
VIẾT
Quy trình viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết | – Xác định đề tài.
– Thu thập tư liệu:
|
||||||||||||||||
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý | – Tìm ý:
|
||||||||||||||||
Bước 3: Viết bài | Dựa vào dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh. | ||||||||||||||||
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm | – Xem lại và chỉnh sửa.
– Rút kinh nghiệm. |
NÓI VÀ NGHE
Quy trình thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
Bước 1: Chuẩn bị | – Thành lập nhóm và phân công công việc.
– Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. – Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận. |
Bước 2: Thảo luận | – Trình bày ý kiến.
– Thống nhất ý kiến. |