Bài 6. HÀNH TRÌNH TRI THỨC
MỤC TIÊU
|
ĐỌC
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Nghị luận xã hội
– Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (còn gọi là văn bản nghị luận xã hội) là văn bản nghị luận được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
– Đặc điểm:
+ Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, sự việc, vấn đề cần bàn luận.
+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu, thông tin,… liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
– Mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận: Văn bản nghị luận bao giờ cũng thể hiện ý kiến của người viết. Sức thuyết phục của ý kiến phụ thuộc vào việc dùng lí lẽ và bằng chứng. Mỗi ý kiến thường được làm rõ bằng một số lí lẽ, mỗi lí lẽ được củng cố bởi một số bằng chứng. Ý kiến cần mới mẻ, lí lẽ cần sắc bén, bằng chứng cần xác thực, tiêu biểu. Và tất cả những yếu tố đó phải có mối liên hệ với nhau, tạo thành một hệ thống chặt chẽ.
2. Liên kết trong văn bản
– Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
– Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:
+ Mội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.
– Một số phép liên kết thường dùng;
+ Phép lặp từ ngữ: lặp ở câu đứng sau các từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước đó.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
+ Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Văn bản 1: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH (Nguyễn Hiến Lê)
1. Tác giả Nguyễn Hiến Lê
– Nguyễn Hiến Lê (8/1/1912 – 22/12/1984) quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội).
– Ông là một học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục nổi tiếng.
– Ông có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực: giáo dục, văn học, ngôn ngữ học, triết học, lịch sử, du kí, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,…
– Tác phẩm: Hương sắc trong vườn văn (2 quyển – 1962), Chiến tranh và hoà bình (dịch – 1968), Sử kí Tư Mã Thiên (viết chung với Giản Chi – 1970), Đắc nhân tâm (dịch – 1951), Đời viết văn của tôi (1996), Hồi kí Nguyễn Hiến Lê (1992),…
2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
Văn bản 2: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm)
1. Tác giả
– Chu Quang Tiềm (19/9/1897 – 6/3/1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực, quê ở huyện Đông Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
– Ông là nhà văn, nhà mĩ học, nhà lí luận văn học hiện đại và là một học giả nổi tiếng của Trung Quốc.
– Văn bản Bàn về đọc sách in trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách (Trần Đình Sử dịch).
2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
3. Mục đích và nội dung của văn bản
– Mục đích: Thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc đọc sách và vai trò của phương pháp đọc sách.
– Nội dung: Đọc sách có vai trò quan trọng trong phát triển học vấn, không chỉ cá nhân mỗi người mà cả nhân loại; cần có phương pháp đọc hiệu quả để chiếm lĩnh tri thức.
Văn bản 3: BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG (Đa-ni-en Gốt-li-ép)
[bộ Kết nối tri thức với cuộc sống]
– Đa-ni-en Gốt-li-ép sinh năm 1946, là tác giả người Mỹ.
– Ông là nhà tâm lí học thực hành, bác sĩ điều trị tâm lí gia đình, đồng thời là chuyên gia sức khoẻ tâm thần.
– Ông đã viết nhiều cuốn sách đúc kết kinh nghiệm từ hơn 30 năm nghiên cứu và tư vấn tâm lí: Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam (2006), Tiếng nói trong gia đình (2007), Học từ trái tim (2008),…
– Văn bản Bản đồ dẫn đường trích từ Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống (Minh Trâm, Hoa Phượng – Ngọc Hân dịch), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2012.
2. Những vấn đề chung về văn bản
– Bản đồ dẫn đường là một văn bản nghị luận nhưng có một cách thể hiện khá độc đáo, đặc biệt. Văn bản được triển khai dưới dạng một bức thư ông gửi cho cháu. Bức thư được mở đầu bằng một câu chuyện mang tính chất ngụ ngôn.
– Các câu chuyện được dẫn ra là câu chuyện về cuộc đời của của chính người ông để từ đó ông nhận ra tấm bản đồ của mình.
– Việc mở giới thiệu vấn đề cần bàn bằng một câu chuyện ngụ ngôn trong văn bản này có ý nghĩa rằng: Từ câu chuyện ngụ ngôn, bao giờ chúng ta cũng rút ra cho mình được một bài học, một kinh nghiệm nào đó. Ở đây, bài học được rút ra đã được kết nối khéo léo với vấn đề nghị luận. Cách giới thiệu vấn đề như vậy khiến người đọc chú ý hơn và bài viết cũng sinh động, hấp dẫn, độc đáo hơn.
– Hình ảnh “tấm bản đồ” trong câu chuyện của người ông là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. “Tấm bản đồ” quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình. Nó đồng thời cũng mang ý nghĩa quyết định với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.
– Qua hình ảnh “tấm bản đồ”, người ông đã khuyên cháu hãy đi tìm một tấm bản đồ cho riêng mình, có thể tìm kiếm ngay cả trong bóng tối. Tấm bản đồ của riêng cháu không nhất thiết là tấm bản đồ đã được vẽ sẵn, người khác trao cho hay là tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình. Mà tấm bản đồ của cháu là tấm bản đồ do cháu tự mình vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của bản thân.
3. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Bài tập thực hành về tính mạch lạc trong văn bản.
2. Bài tập thực hành về các phép liên kết trong văn bản.
VIẾT
Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:
Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | |||||||||
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
|
– Xác định đề tài
– Thu tập tư liệu:
|
||||||||
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý | – Tìm ý:
|
||||||||
Bước 3: Viết bài | Dựa vào dàn ý viết bài văn hoàn chỉnh | ||||||||
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm | – Xem lại và chỉnh sửa
– Rút kinh nghiệm |
NÓI VÀ NGHE
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Quy trình trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống | ||||||||||||||||
Bước 1 | Xác định đề tài, thời gian và không gian nói
|
|||||||||||||||
Bước 2 | Tìm ý và lập dàn ý
– Sơ đồ dàn ý: – Chuẩn bị phản hồi:
|
|||||||||||||||
Bước 3 | Luyện tập và trình bày | |||||||||||||||
Bước 4 | Trao đổi và đánh giá |