Thể theo yêu cầu của các thầy cô hôm nay Blogtailieu.com chia sẻ Bài tập thực hành CBQL mo dun 2, Với Bài tập thực hành CBQL modul 2 Sẽ giúp các thầy cô hoàn thành tốt khóa học của mình

Bài tập thực hành CBQL modul 2
A. Bản xem trước Bài tập thực hành CBQL mo dun 2
Bài tập 1: Bài tập thực hành CBQL modun 2
Trên cơ sở xác định những nhu cầu nổi trội của các nhóm giáo viên, nhân viên trong trường (theo thâm niên, lứa tuổi, năng lực, động lực…), đưa ra các phương pháp tạo động lực phù hợp cho từng nhóm đối tượng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.
Các nhóm giáo viên, nhân viên | Đặc điểm | Nhu cầu/mong muốn nổi trội | Lựa chọn phương pháp tạo động lực phù hợp |
Nhóm giáo viên có nhu cầu sinh học |
Tâm lý ngại thay đổi |
Chương trình mới đặt ra các yêu cầu mới như: Thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục; phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh; năng lực phát triển chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học; đảm nhiệm dạy học các môn học mới… Điều này có thể gây ra những khó khăn bước đầu cho GV, NV, CBQL vốn đã quen với cách nghĩ, cách làm trước đây.
Mọi thay đổi đều liên quan đến thay đổi thói quen và nếp nghĩ đã được hình thành trước đó. Nhận thức về cái mới (CTGDPT 2018) luôn là quá trình. Nếu GV, NV, CBQL có suy nghĩ ngại thay đổi có thể tạo mâu thuẫn trong nhận thức và dẫn đến hai phản ứng phổ biến sau đây trong nhà trường: 1) Thờ ơ với CTGDPT 2018, 2) Không chấp nhận và chống đối thực hiện những điểm mới của CTGDPT 2018. |
– Chuẩn bị tâm lý, thái độ cho GV, NV, CBQL: Chấp nhận thực tế mới, tạo mong muốn thay đổi, lạc quan, tin tưởng vào sự thay đổi khi thực hiện CTGDPT 2018;
– Khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, tư duy đổi mới, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác trong nhà trường để đón nhận và thực hiện tốt CTGDPT 2018. |
Nhóm giáo viên, nhân viên có năng lực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hạn chế (Nhu cầu tôn trọng) |
Thiếu kiến thức và kỹ năng để thực hiện hiệu quả công việc theo hướng mới |
Kiến thức và kỹ năng vững vàng là điều kiện giúp GV, NV, CBQL tự tin để thực hiện công việc. Tuy nhiên, bối cảnh mới đặt ra yêu cầu mới về kiến thức, kỹ năng mà GV, NV, CBQL chưa đáp ứng sẽ khiến họ lo lắng và thiếu tự tin để hành động.
|
– Chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho GV, NV, CBQL thông qua tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn: Về kiến thức (nắm rõ nội dung, ý nghĩa đổi mới và phương pháp thực hiện CTGDPT 2018); Về kĩ năng (biết cách triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công);
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và lựa chọn những cá nhân tiên phong để trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, tạo sự tự tin và niềm tin trong nhà trường; – Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch bài giảng theo CTGDPT 2018 và giảng thử kế hoạch bài giảng theo CTGDPT 2018 với mục tiêu hình thành cảm xúc, năng lực cho GV. |
Nhóm giáo viên, nhân viên có tâm lý cầu toàn (nhu cầu tự khẳng định) | Sợ thất bại, sợ bị đánh giá, phê bình | CTGDPT 2018 đặt ra cho GV, NV, CBQL trao cho họ nhiều quyền tự chủ hơn đồng thời đặt thêm những trách nhiệm mới. Đây một mặt là ưu điểm nhưng cũng khiến GV, NV, CBQL lo lắng. Họ chưa có niềm tin chắc chắn rằng cách dạy mới đem lại kết quả như mong muốn, sợ không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ học sinh, xã hội … | – Hiệu trưởng nhà trường cần tạo động lực cho GV, NV, CBQL từ đó giúp họ phát triển năng lực, sự tự tin
– Giải quyết tốt các mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường, xây dựng môi trường làm việc cởi mở, hợp tác, chia sẻ để GV, NV, CBQL phát huy được năng lực, sở trường. |
Nhóm giáo viên, nhân viên có nhu cầu an toàn | Thiếu các nguồn lực cần thiết phục vụ cho đổi mới | Các nguồn lực còn thiếu như: diện tích trường, phòng học, các phòng chức năng, khối phòng hỗ trợ học tập (thư viện, phòng tư vấn học sinh..). Đội ngũ GV và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng chưa đủ để triển khai chương trình mới… | – Lập kế hoạch sử dụng và phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có
– Hoạch định nguồn nhân sự, tham mưu để tuyển dụng, bổ sung số nhân sự thiếu hụt – Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có dựa trên đánh giá chất lượng thường xuyên… |
Bài tập 2: Bài tập thực hành modul 2 CBQL
Học viên đưa ra 01 tình huống xung đột thường gặp trong trường THCS khi tiến hành những đổi mới để thực hiện CTGDPT 2018. Nêu cách giải quyết theo các phương pháp đã tìm hiểu. Dự kiến kết quả giải quyết xung đột theo từng phương pháp và ra quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất với mỗi tình huống.
Xem xét tình huống | Các phương pháp quản trị xung đột | |||||||||
Ép buộc | Nhượng bộ | Thoả hiệp | Hợp tác | Né tránh | ||||||
Cách giải quyết | Dự kiến kết quả | Cách giải quyết | Dự kiến kết quả | Cách giải quyết | Dự kiến kết quả | Cách giải quyết | Dự kiến kết quả | Cách giải quyết | Dự kiến kết quả | |
Khi hiệu trưởng phân công nhiệm vụ có một số giáo viên không đồng tình, với nhiều lý do khác nhau | – HT cùng tập thể thiết lập mục tiêu của việc phân công đó để hướng dẫn hành động cho mọi người;
– Tập trung vào giải quyết vấn đề đã nếu ra phía trên, không tập trung vào ý kiến của một cá nhân; – HT lắng nghe và tôn trọng, thấu hiểu quan điểm, lập trường của người khác; – Tập trung đưa ra các giải pháp/lựa chọn sáng tạo vì lợi ích chung; – Sử dụng mục tiêu để đánh giá sự hợp lý của các phương án; – Tập trung vào những thành công và lợi ích thực sự đạt được |
– Các cá nhân trong tập thể thông qua thảo luận sẽ hiểu được mục tiêu của công việc là.
– Các cá nhân sẽ cùng động viên nhau cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. – HT sẽ đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.
|
||||||||
Trong kế hoạch năm học, hiệu trưởng trường THCS A cử 02/10 GV dạy Toán và Văn đi bồi dưỡng chuyên đề về kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh. GV được yêu cầu, sau khi được bồi dưỡng sẽ bồi dưỡng lại cho toàn bộ GV trong trường bao gồm cả những GV sẽ được phân công giảng dạy khối 6 vào năm học 2021-2022. Nhiều GV trong trường đã phản đối và cho rằng điều đó không hợp lý, thể hiện rõ sự thiên vị và họ lo lắng về chất lượng của tập huấn lại. |
– Hiệu trưởng trao đổi riêng với các GV phản đối về một số vấn đề như: + Điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực cần có đáp ứng cho đợt tập huấn; + Thực tế công việc nhà trường sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian cử GV đi tập huấn + Phân tích về các khả năng truyền đạt và lan tỏa của GV được chọn. – Hiệu trưởng vẫn giữ quan điểm của mình và không điều chỉnh kế hoạch. |
– Ban đầu có thể chưa đồng tình do chưa hiểu được mục đích, yêu cầu công việc. – Sau khi được phân tích GV phản đổi sẽ dần nhận ra tính chất của sự việc và cơ bản đồng thuận – Sau khi GV được cử đi về trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng lại các GV có nhìn nhận đúng đắn và đồng thuận hơn |
B. Bản text Bài tập thực hành CBQL mo dun 2
Bài tập 1:Trên cơ sở xác định những nhu cầu nổi trội của các nhóm giáo viên, nhân viên trong trường (theo thâm niên, lứa tuổi, năng lực, động lực…), đưa ra các phương pháp tạo động lực phù hợp cho từng nhóm đối tượng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.
Các nhóm giáo viên, nhân viên Đặc điểm Nhu cầu/mong muốn nổi trội Lựa chọn phương pháp tạo động lực phù hợp
Nhóm giáo viên có nhu cầu sinh học
Tâm lý ngại thay đổi Chương trình mới đặt ra các yêu cầu mới như: Thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục; phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh; năng lực phát triển chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học; đảm nhiệm dạy học các môn học mới… Điều này có thể gây ra những khó khăn bước đầu cho GV, NV, CBQL vốn đã quen với cách nghĩ, cách làm trước đây.
Mọi thay đổi đều liên quan đến thay đổi thói quen và nếp nghĩ đã được hình thành trước đó. Nhận thức về cái mới (CTGDPT 2018) luôn là quá trình. Nếu GV, NV, CBQL có suy nghĩ ngại thay đổi có thể tạo mâu thuẫn trong nhận thức và dẫn đến hai phản ứng phổ biến sau đây trong nhà trường:
1) Thờ ơ với CTGDPT 2018,
2) Không chấp nhận và chống đối thực hiện những điểm mới của CTGDPT 2018. – Chuẩn bị tâm lý, thái độ cho GV, NV, CBQL: Chấp nhận thực tế mới, tạo mong muốn thay đổi, lạc quan, tin tưởng vào sự thay đổi khi thực hiện CTGDPT 2018;
– Khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, tư duy đổi mới, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác trong nhà trường để đón nhận và thực hiện tốt CTGDPT 2018.
Nhóm giáo viên, nhân viên có năng lực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hạn chế (Nhu cầu tôn trọng)
Thiếu kiến thức và kỹ năng để thực hiện hiệu quả công việc theo hướng mới Kiến thức và kỹ năng vững vàng là điều kiện giúp GV, NV, CBQL tự tin để thực hiện công việc. Tuy nhiên, bối cảnh mới đặt ra yêu cầu mới về kiến thức, kỹ năng mà GV, NV, CBQL chưa đáp ứng sẽ khiến họ lo lắng và thiếu tự tin để hành động.
– Chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho GV, NV, CBQL thông qua tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn: Về kiến thức (nắm rõ nội dung, ý nghĩa đổi mới và phương pháp thực hiện CTGDPT 2018); Về kĩ năng (biết cách triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công);
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và lựa chọn những cá nhân tiên phong để trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, tạo sự tự tin và niềm tin trong nhà trường;
– Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch bài giảng theo CTGDPT 2018 và giảng thử kế hoạch bài giảng theo CTGDPT 2018 với mục tiêu hình thành cảm xúc, năng lực cho GV.
Nhóm giáo viên, nhân viên có tâm lý cầu toàn (nhu cầu tự khẳng định) Sợ thất bại, sợ bị đánh giá, phê bình CTGDPT 2018 đặt ra cho GV, NV, CBQL trao cho họ nhiều quyền tự chủ hơn đồng thời đặt thêm những trách nhiệm mới. Đây một mặt là ưu điểm nhưng cũng khiến GV, NV, CBQL lo lắng. Họ chưa có niềm tin chắc chắn rằng cách dạy mới đem lại kết quả như mong muốn, sợ không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ học sinh, xã hội … – Hiệu trưởng nhà trường cần tạo động lực cho GV, NV, CBQL từ đó giúp họ phát triển năng lực, sự tự tin
– Giải quyết tốt các mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường, xây dựng môi trường làm việc cởi mở, hợp tác, chia sẻ để GV, NV, CBQL phát huy được năng lực, sở trường.
Nhóm giáo viên, nhân viên có nhu cầu an toàn Thiếu các nguồn lực cần thiết phục vụ cho đổi mới Các nguồn lực còn thiếu như: diện tích trường, phòng học, các phòng chức năng, khối phòng hỗ trợ học tập (thư viện, phòng tư vấn học sinh..). Đội ngũ GV và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng chưa đủ để triển khai chương trình mới… – Lập kế hoạch sử dụng và phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có
– Hoạch định nguồn nhân sự, tham mưu để tuyển dụng, bổ sung số nhân sự thiếu hụt
– Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có dựa trên đánh giá chất lượng thường xuyên…
Bài tập 2: Học viên đưa ra 01 tình huống xung đột thường gặp trong trường THCS khi tiến hành những đổi mới để thực hiện CTGDPT 2018. Nêu cách giải quyết theo các phương pháp đã tìm hiểu. Dự kiến kết quả giải quyết xung đột theo từng phương pháp và ra quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất với mỗi tình huống.
Xem xét tình huống Các phương pháp quản trị xung đột
Ép buộc Nhượng bộ Thoả hiệp Hợp tác Né tránh
Cách giải quyết Dự kiến kết quả Cách giải quyết Dự kiến kết quả Cách giải quyết Dự kiến kết quả Cách giải quyết Dự kiến kết quả Cách giải quyết Dự kiến kết quả
Khi hiệu trưởng phân công nhiệm vụ có một số giáo viên không đồng tình, với nhiều lý do khác nhau – HT cùng tập thể thiết lập mục tiêu của việc phân công đó để hướng dẫn hành động cho mọi người;
– Tập trung vào giải quyết vấn đề đã nếu ra phía trên, không tập trung vào ý kiến của một cá nhân;
– HT lắng nghe và tôn trọng, thấu hiểu quan điểm, lập trường của người khác;
– Tập trung đưa ra các giải pháp/lựa chọn sáng tạo vì lợi ích chung;
– Sử dụng mục tiêu để đánh giá sự hợp lý của các phương án;
– Tập trung vào những thành công và lợi ích thực sự đạt được – Các cá nhân trong tập thể thông qua thảo luận sẽ hiểu được mục tiêu của công việc là.
– Các cá nhân sẽ cùng động viên nhau cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ.
– HT sẽ đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.
Trong kế hoạch năm học, hiệu trưởng trường THCS A cử 02/10 GV dạy Toán và Văn đi bồi dưỡng chuyên đề về kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh. GV được yêu cầu, sau khi được bồi dưỡng sẽ bồi dưỡng lại cho toàn bộ GV trong trường bao gồm cả những GV sẽ được phân công giảng dạy khối 6 vào năm học 2021-2022. Nhiều GV trong trường đã phản đối và cho rằng điều đó không hợp lý, thể hiện rõ sự thiên vị và họ lo lắng về chất lượng của tập huấn lại.
– Hiệu trưởng trao đổi riêng với các GV phản đối về một số vấn đề như:
+ Điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực cần có đáp ứng cho đợt tập huấn;
+ Thực tế công việc nhà trường sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian cử GV đi tập huấn
+ Phân tích về các khả năng truyền đạt và lan tỏa của GV được chọn.
– Hiệu trưởng vẫn giữ quan điểm của mình và không điều chỉnh kế hoạch.
– Ban đầu có thể chưa đồng tình do chưa hiểu được mục đích, yêu cầu công việc.
– Sau khi được phân tích GV phản đổi sẽ dần nhận ra tính chất của sự việc và cơ bản đồng thuận
– Sau khi GV được cử đi về trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng lại các GV có nhìn nhận đúng đắn và đồng thuận hơn
C. Bản tải xuống Bài tập thực hành CBQL mo dun 2
Các bản khác sẽ cập nhật vào 00 ngày 5/1/2021
- Modul2_CBQL_Cuối khóa CBQL 2.doc Tải xuống
- Modul2_CBQL_cuối khóa CBQL.doc download
- modul2_CBQL_THCS 3.docx download
- Modun2_CBQL_BÀI TẬP THỰC HÀNH.docx download
- mo dun_CBQL_THCS.docx download
ID bài viết: CBQL15102016