Bài viết này Blog Tài Liệu sẽ tìm hiểu về phương trình hóa học là gì? Cách lập phương trình hóa học như thế nào, gồm bao nhiêu bước? ý nghĩa của phương trình hóa học là gì? qua đó vận dụng giải một số bài tập về phương trình hóa học.
Các định nghĩa cơ bản Hoá Học
Phương Trình Hoá Học (pthh) là gì ?
Phương Trình Hoá Học (pthh) một hình thức diễn tả phản ứng hoá học mà trong đó tên từng chất hoá học sẽ được thay bằng ký hiệu hoá học của chúng.
Trong Phương Trình Hoá Học, chiều mũi tên thể hiện chiều của phản ứng xảy ra. Với các phản ứng một chiều, chúng ta sẽ thể hiện bằng mũi tên từ trái sang phải.
Vì vậy, những chất nằm bên trái sẽ chất tham gia, và chất ở bên phải mũi tên sẽ là chất sản phẩm.
Chất trong Hoá Học là gì ?
Các em hãy quan sát, tất cả những gì thấy được, kể cả cơ thể bản thân mỗi chúng ta đều là những vật thể.
Có những vật thể tự nhiên như ngừoi, động vật, cây cỏ, sông suối, đất… là những vật thể nhân tạo.
Các vật thể tư nhiên gồm có một số chất khác nhau. Còn các vật thể nhân tạo được tạo thành từ các vật liệu.
Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Thí dụ: Nhôm, chất dẻo, thuỷ tinh,…
Tính chất là gì
Mỗi chất có những tính chất nhất định: trạng thái hay thể (rắn, lỏng, khí) màu, mùi, vị. Nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện… Tính tạn hay không tan trong nước.. Còn khả năng biến đổi thành chất khác, thí dụ, khả năng bị phân huỷ, tính chạy được… là những tính chất hoá học.
Nguyên tử là gì ?
Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện gọi là nguyên tử. Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên 100 loại nguyên tử. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vò tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm…
I. Lập phương trình hóa học
1. Phương trình hóa học là gì?
– Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.
– Phương trình hóa học gồm công thức hóa học và hệ số thích hợp của những chất tham gia và chất tạo thành.
* Ví dụ: Phương trình hóa học (chữ): Khí Hidro + Khí Oxi → Nước
⇒ Phương trình hóa học: 2H2 + O2 → 2H2O
– Lưu ý: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng phải bằng nhau.
2. Các bước lập phương trình hóa học
* Để lập phương trình hóa học cần thực hiện 3 bước sau:
° Bước 1:Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.
° Bước 2:Đặt hệ số để số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở vế trái (VT) bằng vế phải (VP).
° Bước 3: Hoàn thành (viết) phương trình phản ứng.
* Ví dụ: Biết Nhôm tác dụng với khí Oxi tạo ra Oxit nhôm Al2O3; Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
° Thực hiện lần lượt các bước như trên
+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Al + O2 → Al2O3
+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
– Số nguyên tử Al và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn, nên trước hết làm chẵn số nguyên tử O bên VP bằng cách đặt hệ số 2 trước Al2O3:
Al + O2 → 2Al2O3
– Bên trái cần có 4Al và 6O tức 3O2, các hệ số 4 và 3 thích hợp. Các em có thể xem bài viết cách viết về cách cân bằng phương trình hóa học để hiểu rõ hơn.
+ Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
* Lưu ý:
– Không được thay đổi các chỉ số nguyên tử của các công thức hoá học trong quá trình cân bằng; Ví dụ như 3O2 (đúng) chuyển thành 6O (sai).
– Khi viết hệ số phải viết cao bằng kí hiệu hóa học: Ví dụ như 3Al (đúng). Không viết 3Al (sai).
– Coi cả nhóm nguyên tử như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.
II. Ý nghĩa của phương trình hóa học
– Phương trình hóa học cho biết: Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.
* Ví dụ:Phương trình phản ứng: 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Tỉ lệ số nguyên tử Al: Số phân tử O: Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2
Tức là: Cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O tạo thành 2 phân tử Al2O3;
III. Bài tập vận dụng cách lập phương trình hóa học
* Bài 1 trang 57 SGK Hóa học 8: a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?
b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?
c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?
° Lời giải bài 1 trang 57 SGK Hóa học 8:
a) Phương trình hóa học là biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất phản ứng và sản phẩm phản ứng.
b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng nguyên tử. Tuy nhiên có một số trường hợp thì sơ đồ cũng là phương trình hóa học.
c) Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
* Bài 2 trang 57 SGK Hóa học 8:
Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a) Na + O2 → Na2O.
b) P2O5 + H2O → H3PO4.
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
° Lời giải bài 2 trang 57 SGK Hóa học 8:
• Phương trình hóa học của phản ứng:
a) 4Na + O2 → 2Na2O
Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O là 4 : 1 : 2
b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O : Số phân tử H3PO4 là 1 : 3 : 2
* Bài 3 trang 58 SGK Hóa học 8:
Yêu cầu làm như bài tập 2 theo sơ đồ của các phản ứng sau:
a) HgO → Hg + O2.
b) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
° Lời giải bài 3 trang 58 SGK Hóa học 8:
• Phương trình hóa học của phản ứng:
a) 2HgO → 2Hg + O2.
Số phân tử HgO : Số nguyên tử Hg : Số phân tử O2 là 2 : 2 : 1
b) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3 : Số phân tử H2O là 2 : 1 : 3
* Bài 4 trang 58 SGK Hóa học 8:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).
° Lời giải bài 4 trang 58 SGK Hóa học 8:
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl.
b) Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử CaCl2 là 1 : 1
Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử CaCO3 là 1 : 1
Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử NaCl là 1 : 2
Số phân tử CaCl2 : Số phân tử NaCl = 1 : 2
* Bài 5 trang 58 SGK Hóa học 8:
Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của 3 chất khác trong phản ứng.
° Lời giải bài 5 trang 58 SGK Hóa học 8:
a) trình hóa học của phản ứng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b) Số nguyên tử Mg : Số phân tử H2SO4 là 1:1
Số nguyên tử Mg : Số phân tử MgSO4 là 1:1
Số nguyên tử Mg : Số phân tử H2 là 1:1
* Bài 6 trang 58 SGK Hóa học 8:
Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo hợp chất P2O5.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.
° Lời giải bài 6 trang 58 SGK Hóa học 8:
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
4P + 5O2 → 2P2O5.
b) Số nguyên tử P : Số phân tử oxi : Số phân tử P2O5 là 4 : 5 : 2
* Bài 7 trang 58 SGK Hóa học 8:
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập)
a) ?Cu + ? → 2CuO
b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2
c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?
° Lời giải bài 7 trang 58 SGK Hóa học 8:
– Phương trình hóa học của phản ứng:
a) 2Cu + O2 → 2CuO
b) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
c) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O