Cứ mỗi dịp hè về, các trường thường tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị cho viên chức, giáo viên. Cuối mỗi khóa học, các học viên đều phải viết bài thu hoạch. Vậy, bài thu hoạch chính trị hè 2020 dành cho cán bộ giao viên có nội dung gì?
Bồi dưỡng chính trị hè cho viên chức, giáo viên là hoạt động thường niên và thiết thực của nhà trường nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức, giáo viên nắm được các vấn đề lý luận cơ bản, những nội dung, quan điểm của Đảng trong các kết luận, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước

A. Mẫu báo cáo kế hoạch thường xuyên
Đánh giá tình hình:
- Thuận lợi :
– Ngay từ đầu năm học BGH đã triển khai cho giáo viên toàn trường về thông tư, công văn chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo dục.
– Được Tổ chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên kịp thời, có hướng dẫn cho giáo viên tổ chọn modun phù hợp với từng cá nhân và cung cấp nội dung từng modun cho giáo viên tự học.
– Bản thân tiếp thu đầy đủ thông tư, công văn chỉ đạo hướng dẫn, lập được kế hoạch BDTX để tự học.
- Khó khăn
Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đôi lúc còn chưa tích cực, nhiều lúc vận dụng các phần bồi dưỡng chưa sát, còn gặp một số khó khăn trong việc chọn modun nào phù hợp với bản thân để lập kế hoạch tự bồi dưỡng.
Kết quả thực hiện BDTX:
- Nội dung 1:
– Tích cực tham dự các lớp học Bồi dưỡng chính trị và kiến thức Quốc phòng – An ninh hè năm 2019;
– Tham gia đầy đủ các buổi triển khai Học tập, quán triệt
Chuyên đề 1:
Đ/c Đặng Quang Chung, UVBTV, trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện:
+ Quán triệt Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban chấp hành trung ương (khóa XII) về „trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung Ương“. „
+ Quán triệt Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của bộ chính trị về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới„;
+ Quán triệt Kế hoạch số 209-KH/TƯ, ngày 10/6/2019 của Tỉnh ủy về “thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW và Kế hoạch thực hiện của Huyện ủy.
Chuyên đề 2:
Đ/c Hà Văn Sơn – UVBTV, Phó chủ tịch UBND huyện;
+ Quán triệt Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban bí thư trung ương Đảng về “Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 11 – CT/TW của bộ chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập „
+ Quán triệt Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban bí thư trung ương Đảng về “Tiếp tục thực hiện chỉ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đạp ứng yêu cầu CNH HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế„;
+ Quán triệt Kết luận số 52-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban bí thư trung ương Đảng về “Tiếp tục thực hiện chỉ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X về xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kì đẩy mạnh CNH HĐH đất nước „;
Chuyên đề 3:
Đ/c Trần Quốc Khanh – Phó bí thư huyện ủy
+ Quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kế hoạch thực hiện chỉ thị số 35-CT/TW của tỉnh ủy và kế hoạch thực hiện của Huyện ủy; Hướng dẫn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Đ/c Nguyễn Viết Cường, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện
+ Thông tin thời sự nổi bật trong tỉnh , trong nước và quốc tế 6 tháng đầu năm 2019; Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019
* Kết quả:
Kip thời nắm bắt các thông tin, kinh tế, xã hội, văn hóa trên địa bàn toàn huyện, tỉnh, cả nước và quốc tế
Có thái độ nghiêm túc trong học tập và thực hiện.
Có tinh thần kiên quyết trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, và có thái độ tích cực trong việc tiếp thu và đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
- Nội dung 2:
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tập trung tại Huyện Nậm Nhùn
* Kết quả:
– Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ.
– Đã xác định được mục tiêu phù hợp với đối tượng vùng miền
– Đã xây dựng được nội dung, chương trình phù hợp với đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu, đăng ký chất lượng đầu năm
– Tăng cường phương pháp dạy học tích cực.
– Tích cực tham gia bồi dưỡng về đổi mới phương pháp đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá
– Tự nghiên cứu về cách thức giáo dục kỹ năng sống trong trường học
– Tăng cường công tác tự nghiên cứu và áp dụng ứng dụng CNTT trong soạn bài và dạy học
– Tích cực nghiên cứu về nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới
– Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học và tự bồi dưỡng mà bản thân đã xây dựng.
– Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để tìm ra những phương pháp dạy học tốt nhất, tháo gỡ những vướng mắc trong giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh.
– Thường xuyên dự giờ để học hỏi, trao đổi rút kinh nghiệm phương pháp giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh từ đồng nghiệp.
Nội dung 3: Tự bồi dưỡng chuyên môn (Mô đun 17, 24, 18, 28)
- Mô đun 18: Phương pháp dạy học tích cực:(Môdun THCS 18)
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
* Kết quả:
– Bản thân hiểu và vận dụng kiến thức tự bồi dưỡng vào dạy học.
– Nhận thức được việc có kế hoạch và luôn thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để hướng dẫn học sinh.
- Mô đun 24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học :(Môdun THCS 24)
- Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: Mục tiêu, hình thức; xây dựng ma trận và hướng dẫn chấm.
* Kết quả
Nắm đuợc các bước cơ bản để xây dựng đề kiểm tra; nắm được kĩ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Thực hiện được việc biên soạn đề kiểm tra cho môn học cụ thể.
Sử dụng được các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học để đánh giá kết quả học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học.
Có thái độ tích cực trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với đổi tượng và môn học cụ thể
- Mô đun 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng
* Kết quả:
– Biết được những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng:
Nắm được các khái niệm cơ bản về thông tin, các dạng thông tin trong cuộc sống, và vai trò quan trọng của thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo. Nắm được vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển xã hội và tác động của CNTT và truyền thông
– Hiểu được các bước cơ bản trong thực hiện phương pháp tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng: Nắm được một số yêu cầu và điều kiện thiết yếu để khai thác internet như ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư điện tử (email) với các cá nhân,…
– Biết cách khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng: Biết cách tìm kiếm thông tin bằng website Google. một số trang Web phục vụ cho dạy và học.
- Mô đun 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS
* Thời gian bắt đầu: 01/2/2017
* Thời gian thực hiện (kết thúc): 31/3/2017
* Kết quả:
– Biết được vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường
+ Khám phá được một số khái niệm, mô tả về đặc điểm và vai trò của các kế hoạch giáo dục (Hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục cho học sinh, xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh, các loại thiết kế hoạt động giáo dục, đặc điểm và vai trò các loại thiết kế hoạt động giáo dục.
– Xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng kế hoạch
+ Xác định được mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh THCS
+ Xác định các nội dung của kế hoạch giáo dục học sinh THCS
– Tiến hanh tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
+ Đã triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
+ Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
+ Thực hành triển khai và thực hiện việc đánh giá một kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh THCS hướng tới một chủ điểm giáo dục trong năm
III. Đánh giá việc thực hiện và kiến nghị
- Ưu điểm:
– Bản thân luôn quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước các quy chế của ngành và các qui định trong đơn vị. Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do phòng và tổ chuyên môn tổ chức. Lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với bản thân và dễ thực hiện. Có đầy đủ các tài liệu để học tập và tìm tòi học hỏi thêm qua sách báo, tivi, đài và internet. Tích cực nghiên cứu các chuyên đề đã đăng ký và vận dụng chúng vào công tác giảng dạy để đạt kết quả tốt hơn.
- Khuyết điểm:
Khả năng tự bồi dưỡng, học tập cần có hiệu quả cao.
- Tự Đánh giá xếp loại:
Điểm ND1 | Điểm ND2 | Điểm ND3 | ĐTB | |||
Mô đun 18 | Mô đun 24 | Mô đun 35 | Mô đun 36 | BDTX | ||
(ĐTB BDTX = (điểm ND1+ điểm ND2 + điểm trung bình cộng các mô đun của ND3): 3
– Xếp loại BDTX: …
- Kiến nghị (nếu có): Không
B. Hướng dẫn viết bài thu hoạch chính trị hè năm học 2020 – 2021,(Chính trị hè năm 2020 dành cho đảng viên)
I. Định hướng chung
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều hoạt động, công tác chính trị xã hội bị ảnh hưởng trong đó bao gồm cả công tác giáo dục, khiến các kế hoạch đề ra về thời gian học tập, thi cử, nghỉ hè có nhiều gián đoạn. Vì thế, hiện nay nội dung học tập chính của công tác bồi dưỡng chính trị chưa được cụ thể các nội dung.
– Đề cập, đưa ra các báo cáo về chính trị, kinh tế cũng như các báo cáo khác phù hợp với nội dung của Nghị quyết.
– Đóng góp những ý kiến nhằm tiếp tục đồng bộ xây dựng, phát triển, đổi mới và bảo vệ đất nước tầm nhìn đến năm 2045 (thời điểm 100 năm thành lập nước) và 5 đến 10 năm (2030 – 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam).
– Hướng đến các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XIII, thể hiện những tinh thần tiếp tục thực hiện công tác xây dựng và phát triển Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, bền vững, phát triển tiến tời nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng.
– Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc, tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đổi mới, xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước Việt Nam phát triển một cách bền vững.
II. Hướng dẫn và trả lời câu hỏi bài thu hoạch chính trị
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về suy thoái tư tưởng chính trị
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, trước hết là những biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng. Ngay từ tháng 10/1947, hai năm sau khi giành được chính quyền, Người đã yêu cầu cán bộ, đảng viên sửa đổi lối làm việc, chỉ rõ phải đấu tranh với những hiện tượng thờ ơ trước những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái: “Nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện bác. Thậm chí nghe những lời phản cách mạng cũng không báo cáo cho cấp trên biết. Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ”.
Người phê phán những đảng viên dao động, thiếu lý tưởng cách mạng: “Nếu chỉ có công tác thực tế, mà không có lý tưởng cách mạng, thì cũng không phải là người đảng viên tốt. Như thế, chỉ là người sự vụ chủ nghĩa tầm thường”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”.
Trong tự phê bình, phê bình, Người kiên quyết chỉ ra và đấu tranh với những biểu hiện không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyến điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật: “Thái độ của một số khá đông cán bộ là: Đối với người khác thì phê bình đứng đắn, nhưng tự phê bình thì quá “ôn hòa”. Các đồng chí ấy không mạnh dạn công khai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu phê bình-nhất là phê bình từ dưới lên, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình…Nói tóm lại: Đối với người khác thì các đồng chí ấy rất “mác xít”, nhưng đối với bản thân mình thì mắc vào chủ nghĩa tự do”.
2. Câu hỏi và trả lời
Câu 1: Giải pháp thiết thực để thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM
Kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển. Trong đó, biển chủ yếu đóng vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt động vận tải, du lịch biển; còn toàn bộ hoạt động sản xuất và phục vụ khai thác biển lại diễn ra trên dải đất liền ven biển. Do vậy, khi nói đến kinh tế biển không thể tách vùng biển với vùng ven biển và ngược lại. Từ khái niệm này đã chỉ ra các hoạt động kinh tế biển và không gian của kinh tế biển gồm 2 bộ phận là không gian biển và không gian dải đất liền ven biển. …
Nước ta có bờ biển trải từ Bắc vào Nam dài 3.260km, chủ quyền bao quát hơn 1 triệu kilômét vuông trên vùng biển Đông, gấp 3 lần diện tích đất liền. Trên biển có hơn 3.000 hòn đảo, quần đảo lớn nhỏ, với trữ lượng hải sản lớn, phong phú, trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch gắn với biển và trên biển rất dồi dào. Điểm nổi bật là, trong số 10 tuyến đường biển lớn nhất hành tinh, có 5 tuyến đi qua biển Đông, là hướng mở rộng thông thương, thắt chặt và tăng cường các mối bang giao quốc tế. Cả nước đã có 9 cảng biển và 15 khu kinh tế ven biển được thành lập, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên đến 662.249 ha, thu hút khoảng 700 dự án do nước ngoài và trong nước đầu tư, với tổng vốn gần 33 tỷ USD và 330.000 tỷ đồng. Dọc bờ biển Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố, với 12 thành phố lớn, 125 huyện, thị xã ven biển, 100 cảng biển, khoảng 238.000 cụm công nghiệp và gần 1.000 bến cá… Đây chính là những tiềm năng để phát triển kinh tế biển của đất nước. Tiềm năng và thực tế đó đang tạo nền tảng, cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát triển, phát huy toàn diện các ngành nghề biển một cách phù hợp, với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển theo hướng nhanh, bền vững và hiệu quả.
VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN
Hiện nay, số dân cư sống ở các vùng ven biển tăng lên rất nhanh, bao gồm hàng triệu người làm nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, dịch vụ đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy sản, dầu khí, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… Nhiều thị trấn, thị tứ, khu nghỉ dưỡng đã hình thành dọc theo chiều dài ven biển của đất nước. Tuy vậy, những kết quả nêu trên mới chỉ là bước đầu, bởi chiến lược phát triển kinh tế biển chưa được quán triệt trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân ven biển. Việc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua chưa quan tâm đầy đủ đến đào tạo nhân lực, chưa lồng ghép các chương trình phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền an ninh biển, đảo. Nhiều địa phương, các cấp, ngành, doanh nghiệp ven biển còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế biển bền vững. Hầu hết ngư dân chưa nhận thức đầy đủ về sự thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu vẫn là cơ chế, chính sách chưa phù hợp. Theo các chuyên gia, kinh tế biển mang tính đặc thù nên cần có một cơ chế, chính sách đặc thù, khác biệt với cơ chế, chính sách chung hiện hành. Để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu vì biển thì phải khai thác triệt để thế mạnh ở tất cả các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
Việt Nam là quốc gia có diện tích biển lớn trong vùng biển Đông, là nơi có vị trí địa chính trị, địa kinh tế trọng yếu trên bản đồ chiến lược khu vực và quốc tế. Vì vậy, phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trước mắt và lâu dài. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải nhanh chóng đưa Nghị quyết số 36 của Đảng vào hiện thực cuộc sống. Triển khai thực hiện tốt những định hướng, mục tiêu, chủ trương lớn và các khâu đột phá với những giải pháp mà nghị quyết đã đề ra là nhiệm vụ quan trọng của đất nước hiện nay.
Giải pháp thiết thực để thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?
– Tăng cường năng lực, chủ động, phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp và kịp thời…
– Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột phá chiến lược. Kiên định mục tiêu đổi mới thể chế là đột phá quan trọng, tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, nhất là những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao…
– Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao…
– Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế và triển khai hóa đơn điện tử. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước dành nguồn lực cho đầu tư phát triển…
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp về phát triển bền vững kinh tế biển. Nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong toàn hệ thống chính trị, trong nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là duy trì môi trường hoà bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển
– Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển. Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
– Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển.
– Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá; chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển.
Câu 2: Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên số 08-QĐ/TW, ngày 25/10/2018 của Chấp hành Trung ương:
Điều 1. Cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương.
Điều 2. Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, nắm vững hệ thống các nguyên tắc cơ bản và kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, chính kiến rõ ràng trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.
2. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia – dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Không làm bất
cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
3. Thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, hiệu quả; thực sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể. Chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
4. Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khi được phân công. Tâm huyết, tận tuỵ với công việc. Tích cực giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; chủ động, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ trong địa phương, lĩnh vực mình phụ trách.
5. Tích cực thực hiện quy định về phân cấp, phân quyền và kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Chủ động thực hiện chủ trương thí điểm của Trung ương; khuyến khích mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tìm tòi, đổi mới, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
6. Giữ vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận. Chủ động, tích cực phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài, khát khao cống hiến. Bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.
7. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.
8. Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm. Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 3. Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống:
1. Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị. Lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
2. Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Định kiến với người góp ý, phê bình. Trực tiếp, mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
3. Chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hoặc gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
4. Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân.
5. Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước.
6. Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc. Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc. Sống, sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí.
…
Câu 3: Hãy nêu những hành động thiết thực của mình để thể hiện trách nhiệm nêu gương của bản thân người giáo viên trong môi trường sư phạm?
Nói đến trách nhiệm nêu gương là nói đến một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình dạy học của ngành giáo dục. Trước đây, khi chưa có Quy định nêu gương của Trung Ương Đảng thì trong ngành giáo dục cũng đã có quy định này và đó được đưa vào một phương pháp dạy học chủ chốt trong các phương pháp dạy học của người giáo viên. Đó là phương pháp “Nêu gương”.
Vậy trước hết chúng ta cần hiểu nêu gương là gì?
Nêu gương là lấy hành động, việc làm tốt của bản thân làm gương trước mọi người để mọi người cùng học tập làm theo. Để nêu gương trước hết bản thân phải có đạo đức trong sáng, lành mạnh, nhân cách tốt và hành động đúng đắn. Học đi đôi với hành, mọi lời nói và hành động phải chuẩn mực và hiệu quả để mọi người nhìn vào đó như là hình mẫu và cùng nhau học tập.
“Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước”, cách nói giản dị đó là của Bác Hồ về trách nhiệm và bổn phận nêu gương của cán bộ, đảng viên, về công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ những người tiêu biểu nhất, tiên tiến nhất, xứng tầm lãnh đạo cách mạng. Để thực sự nêu gương, người cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trách nhiệm, tác phong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với quần chúng nhân dân…
Càng giữ chức vụ cao, yêu cầu, đòi hỏi càng lớn. Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải nói đúng, làm đúng, đạo đức lối sống phải trong sáng, lành mạnh, tác phong công tác phải mẫu mực, quần chúng mới tin tưởng, yêu mến và noi theo. Làm sao có thể nêu gương khi bản thân cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc, quy định, điều lệ Đảng, vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao để trục lợi, lo vun vén cá nhân, ưu ái cho người thân, gia đình trong quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ…
Làm sao nhân dân có thể yêu mến, tin cậy những ông quan “nói một đằng, làm một nẻo,” kêu gọi người khác sống lành mạnh, tiết kiệm, trong khi bản thân sống xa hoa, lãng phí bằng tài sản, công quỹ nhà nước, bằng tiền thuế của dân, cờ bạc, tiệc tùng vô độ…
Những ung nhọt đó nếu không sớm cắt bỏ sẽ “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”, như nghị quyết trung ương 4 Khóa XII nhận định.