Blog Tài Liệu
  • Trang chủ
  • Chuyên đề
    • Chuyên đề Âm nhạc
    • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
    • Chuyên đề Địa lý
    • Chuyên đề GDCD
    • Chuyên đề hóa học
    • Chuyên đề khoa học tự nhiên
    • Chuyên đề Lịch sử
    • Chuyên đề Ngoại ngữ
    • Chuyên đề Ngữ văn
    • Chuyên đề Sinh học
    • Chuyên đề Tin học
    • Chuyên đề Toán học
    • Chuyên đề vật lý
    • Chuyên đề, Giáo án PTNL,
  • Giáo án
    • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
    • Giáo án công nghệ
    • Giáo án Địa lý
    • Giáo án giáo dục công dân
    • Giáo án hóa học
    • Giáo án khoa học tự nhiên
    • Giáo án Lịch sử
    • Giáo án Ngữ văn
    • Giáo án sinh học
    • Giáo án tiếng anh
    • Giáo án tin học
    • Giáo án Toán học
    • Giáo án Vật lý
  • EBOOK BLOG
  • Giáo án PPT
Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyên đề
    • Chuyên đề Âm nhạc
    • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
    • Chuyên đề Địa lý
    • Chuyên đề GDCD
    • Chuyên đề hóa học
    • Chuyên đề khoa học tự nhiên
    • Chuyên đề Lịch sử
    • Chuyên đề Ngoại ngữ
    • Chuyên đề Ngữ văn
    • Chuyên đề Sinh học
    • Chuyên đề Tin học
    • Chuyên đề Toán học
    • Chuyên đề vật lý
    • Chuyên đề, Giáo án PTNL,
  • Giáo án
    • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
    • Giáo án công nghệ
    • Giáo án Địa lý
    • Giáo án giáo dục công dân
    • Giáo án hóa học
    • Giáo án khoa học tự nhiên
    • Giáo án Lịch sử
    • Giáo án Ngữ văn
    • Giáo án sinh học
    • Giáo án tiếng anh
    • Giáo án tin học
    • Giáo án Toán học
    • Giáo án Vật lý
  • EBOOK BLOG
  • Giáo án PPT
Không có kết quả
View All Result
Blog Tài Liệu
Không có kết quả
View All Result
Trang chủ THPT Lớp 11

Công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT”

Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT

Trần Văn Hoàng by Trần Văn Hoàng
24/10/2020
in Lớp 11
0
0
SHARES
157
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookPinterest

Công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT”.

Số tư liệu:  5842/BGDĐT-VP
Ngày ban hành:  01-09-2011
File đính kèm:  5842/BGDĐT-VP

04%20 %205842 2011%20HD dieu chinh NDDH

 

 

* Nội dung chi tiết đề nghị xem tại file đính kèm./.

 

Mục lục

  1. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1. 1. Về Khung phân phối chương trình
    2. 2. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
  2. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN LỊCH SỬ

Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT

A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Tài liệu Phân phối chương trình này, áp dụng cho cấp THCS từ năm học 2008-2009, gồm 3 phần: (A) Hướng dẫn sử dụng KPPCT; (B) Khung PPCT; (C) Phân phối chương trình.

1. Về Khung phân phối chương trình

KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài học, môđun, chủ đề,…), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.

Thời lượng quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày, thời lượng dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường THCS trong cả nước.

Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiết, bao gồm cả dạy học tự chọn cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THCS thuộc quyền quản lí. Các trường THCS có điều kiện bố trí giáo viên và kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức quy định (trong đó có các trường học nhiều hơn 6 buổi/tuần), có thể chủ động đề nghị Phòng GDĐT xem xét trình Sở GDĐT phê chuẩn việc điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).

2. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn

  1. a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn:

Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp (các trường tự chủ về kinh phí có thể chia lớp thành nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn phải theo kế hoạch chung của cả lớp).

Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần).

Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS).

– Dạy học CĐNC là để khai thác sâu hơn kiến thức, kĩ năng của chương trình, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.

ADVERTISEMENT

Các Sở GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu CĐNC (trong đó có các tài liệu Lịch sử, Địa lí, Văn học địa phương), dùng cho cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ GDĐT (tài liệu CĐNC sử dụng cho cả giáo viên và học sinh như SGK) và quy định cụ thể PPCT dạy học các CĐNC cho phù hợp với mạch kiến thức của môn học đó. Các Phòng GDĐT đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện PPCT dạy học các CĐNC.

– Dạy học các CĐBS là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). Trong điều kiện chưa ban hành được tài liệu CĐNC, cần dành thời lượng dạy học tự chọn để thực hiện CĐBS nhằm ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án) CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.

  1. b) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn:

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Lưu ý: Các bài dạy CĐTCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm CĐTC môn học nào tính cho môn học đó.

  1. Thực hiện các hoạt động giáo dục
  2. a) Phân công giáo viên thực hiện các Hoạt động giáo dục:

Trong KHGD quy định tại CTGDPT do Bộ GDĐT ban hành, các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng với số tiết học cụ thể như các môn học. Đối với giáo viên được phân công thực hiện Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN) được tính giờ dạy như các môn học; việc tham gia điều hành HĐGD tập thể (chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần) là thuộc nhiệm vụ quản lý của Ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm lớp, không tính vào giờ dạy tiêu chuẩn.

  1. b) Tích hợp HĐGDNGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ:

– HĐGDNGLL: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng và tích hợp nội dung HĐGDNGLL sang môn GDCD các lớp 6, 7, 8, 9 ở các chủ đề về đạo đức và pháp luật. Đưa nội dung về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào HĐGDNGLL ở lớp 9 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GDĐT phát động.

– HĐGDHN (lớp 9):

Điều chỉnh thời lượng HĐGDHN thành 9 tiết/năm học sau khi đưa một số nội dung GDHN tích hợp sang HĐGDNGLL ở 2 chủ điểm sau đây:

+ “Truyền thống nhà trường”, chủ điểm tháng 9;

+ “Tiến bước lên Đoàn”, chủ điểm tháng 3.

Nội dung tích hợp do Sở GDĐT (hoặc uỷ quyền cho các Phòng GDĐT) hướng dẫn trường THCS thực hiện cho sát thực tiễn địa phương.

Nội dung tích hợp do Sở GDĐT hướng dẫn hoặc uỷ quyền cho các trường THPT hướng dẫn GV thực hiện cho sát thực tiễn địa phương. Cần hướng dẫn học sinh lựa chọn con đường học lên sau THPT (ĐH, CĐ, TCCN, học nghề) hoặc đi vào cuộc sống lao động. Về phương pháp tổ chức thực hiện HĐGDHN, có thể riêng theo lớp hoặc theo khối lớp; có thể giao cho giáo viên hoặc mời các chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp giảng dạy.

  1. Đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá
  2. a) Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):

– Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:

+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên;

+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;

+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm;

+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.

– Đối với các môn học đòi hỏi năng khiếu như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích theo yêu cầu đào tạo chuyên ngành hoạ sỹ, nhạc sỹ, vận động viên.

– Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp.

  1. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):

– Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là:

+ Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;

+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.

+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.

– Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Thực hiện đánh giá bằng điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT sửa đổi.

  1. c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
  2. d) Từ năm học 2008-2009, tập trung chỉ đạo đánh giá sâu hiệu quả dạy học của môn Giáo dục công dân để tiếp tục đổi mới PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng môn học này (có hướng dẫn riêng).
  3. Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương (hướng dẫn tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN LỊCH SỬ

  1. Về tổ chức dạy học

– Phải thực hiện đúng số tiết trong học kì được quy định trong Khung phân phối chương trình.

– Trong quá trình dạy học, cùng với việc giúp HS nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong Chương trình môn học, GV cần chú ý hướng dẫn HS phân tích, giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện, so sánh, đối chiếu rút ra bài học lịch sử. Chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng và phương pháp tự học.

  1. Đối với những tiết làm bài tập Lịch sử

Giáo viên (GV) có thể thực hiện theo nội dung sau:

– Tổ chức, hướng dẫn học sinh (HS) khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử giúp các em biết được phương pháp khai thác và nắm được nội dung của tranh ảnh, lược đồ bản đồ gắn liền với nội dung SGK.

– Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của một bài, chương, giai đoạn lịch sử.

– Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm khách quan với các dạng khác nhau.

– Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm những sự kiện lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học.

  1. Về lịch sử địa phương

– Trước hết, cần nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của  lịch sử địa phương trong việc giáo dưỡng, giáo dục đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phương đối với học sinh.

– Về biên soạn, cần thiết phải tiến hành biên soạn tài liệu lịch địa phương phục vụ giảng dạy ở trường phổ thông. Tài liệu này sử dụng cho cả những tiết dạy lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, trong giờ học lịch sử dân tộc và hoạt động ngoại khoá.

Tuy nhiên, trong biên soạn cần lưu ý một số yêu cầu đó là: tính cơ bản, tiêu biểu của sự kiện, đảm bảo được tính toàn diện, hệ thống của sự kiện và vừa sức với học sinh.

– Về giảng dạy lịch sử địa phương:

+ Nhất thiết phải dạy đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học những bài học lịch sử dân tộc.

+ Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần tuân thủ theo nguyên tắc dạy học nói chung. Tuy nhiên cần chú ý tính cụ thể, hình ảnh và xúc cảm cho HS. Rèn luyện khả năng tự học của HS, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình.

+ Về hình thức tổ chức dạy học: Cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy lịch sử địa phương như: dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

  1. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Quan điểm chủ đạo của chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, ở THCS nói riêng, là xuất phát từ đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ, tận dụng mọi phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Định hướng của chương trình là nhằm thực hiện đồng bộ các giải  pháp lớn sau đây:

Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử

Trước hết, cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử…

Bên cạnh đó, cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video…

Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các  hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” quá khứ có thực mà hiện không có.

Thứ hai, tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với các sử liệu

Có trong sách giáo khoa, trong các tài liệu tham khảo, do giáo viên sưu tầm, có trong các phiếu học tập cá nhân… Thông qua các hoạt động học tập, chú trọng rèn luyện các phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử cho  học sinh. Sử dụng tư liệu có yêu cầu đầu tiên trong học tập lịch sử, vì đây là dịp học sinh “tiếp cận” với quá khứ.

Thứ ba, tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau

Tổ chức làm việc theo nhóm hoặc đàm thoại chung cả lớp, tạo điều kiện để học sinh tự mình nêu lên các vấn đề để học tập, được độc lập giải quyết các vấn đề đó hoặc những vấn đề khác do giáo viên đặt ra. Cần khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến riêng, độc đáo của mình, không e ngại khi nêu lên ý kiến riêng với ý kiến giáo viên, rèn luyện khả năng trình bày ý kiến cho học sinh. Từ đó, học sinh lĩnh hội được nội dung học tập theo tinh thần mới của dạy học hiện đai: Dạy học tự khám phá, tự phát hiện.

Thứ tư, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học Chương trình khuyến khích tiến hành dạy học lịch sử ở các  hình thức tổ chức phong phú, đa dạng:

– Học ở lớp, ở phòng bộ môn, ở bảo tàng, tại di tích lịch sử, hiện trường lịch sử; học nghe báo cáo, đối thoại trực tiếp với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử.

Thứ năm, dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được qui  định trong chương trình GDPT

Thực tế dạy học hiện nay ở các trường trung học phổ thông rất nhiều giáo viên không quan tâm đến chương trình, thậm chí nhiều giáo viên không biết đến chương trình mà chỉ chú ý đến SGK. GV chưa nắm vững được nhận thức hết sức quan trọng đó là chương trình mới là “pháp lệnh”, còn SGK chỉ là cụ thể hoá của chương trình và là tài liệu cơ bản cho HS học tập. Trong khi đó, GV chỉ theo SGK và coi đó là “pháp lệnh”, cố dạy hết tất cả những nội dung có trong SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong từng giờ học. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều GV dạy hết giờ nhưng không thể nào hết được bài, bởi vì không xác định được đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trong tâm của bài học.

Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là GV phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng được thể hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông, thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học giúp các em học sinh nắm vững những nội dung lịch sử đó với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.

  1. Về thiết kế giáo án

– Việc thiết kế giáo án phải khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh ở trên lớp, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm của bài học, tránh nặng nề quá tải, dàn trải. Chú ý bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất vấn đề.

– Thực hiện cấu trúc giáo án mềm dẻo, linh hoạt tránh yêu cầu giáo viên phải cấu trúc và thực hiện giáo án máy móc các công việc của giờ học (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy và học bài mới, củng cố, dặn dò và ra bài tập về nhà).

  1. Về khai thác và sử dụng thiết bị dạy học

– Thiết bị dạy học môn lịch sử rất đa dạng phong phú: tranh ảnh, bản đồ (lược đồ), mẫu vật, băng hình… GV tập trung vào hướng dẫn HS thực hiện sử dụng tranh ảnh và lược đồ. Đây là  hai loại thiết bị thường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử.

– Tranh ảnh, lược đồ là phương tiện dạy học quan trọng của môn lịch sử, hệ thống tranh ảnh, lược đồ phục vụ cho việc dạy học lịch sử  gồm:

+ Tập tranh ảnh lịch sử (lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam)

+ Lược đồ  lịch sử  ( lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam)

Để việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh hoạ cho bài học. Trong khi khai thác, sử dụng cần chú ý các kĩ năng như: quan sát, nhận xét, mô tả, tường thuật, phân tích, nhận định, đánh giá và phương pháp khai thác như: cho học sinh quan sát,  GV đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh và lược đồ.

  1. Về kiểm tra, đánh giá

          Cần xác định rõ mục đích của việc kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.

Đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS) nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em.

            – Nắm vững nội dung kiểm tra, đánh giá

Nội dung môn lịch sử bao gồm 2 mảng kiến thức: khoá trình lịch sử thế giới và khóa trình lịch sử Việt Nam từ khi con người và xã hội loài người xuất hiện đến nay. Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.

Về mặt kiến thức

Kết quả học tập của HS bậc THCS cần được đánh giá theo 6 mức độ:

(1) Nhận biết

(2) Thông hiểu

(3) Vận dụng

(4) Phân tích

(5) Tổng hợp

(6) Đánh giá

Trong thực tiễn các đề kiểm tra môn Lịch sử cho thấy khó có thể tách bạch một cách tuyệt đối các mức độ này trong một đề kiểm tra, chúng thường đan xen và nhiều khi đi liền với nhau, mức độ trước có thể là cơ sở của mức độ sau.

Về kĩ năng

Căn cứ vào nội dung của chương trình và cách trình bày nội dung trong SGK, việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của HS còn cần tập trung vào các kĩ năng:

– Sử dụng bản đồ, lược đồ.

– Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ.

– Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức).

– Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông tin lịch sử.

Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của HS, việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy của HS; cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư duy của HS.

Vận dụng thành thạo phương pháp  và hình thức kiểm tra đánh giá

– Bao gồm tự luận và trắc nghiệm khách quan.

+ Tự luận với câu hỏi mở:

Loại này đòi hỏi HS phải trả lời bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có. HS phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.

Tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của HS. Vì vậy loại này thường được sử dụng trong trường hợp yêu cầu HS phân tích các mối quan hệ sự kiện chứng minh, giải thích các hiện tượng, sự  vật lịch sử..

+ Trắc nghiệm khách quan: Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm mà trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi HS phải viết câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn một câu trả lời gọi là trắc nghiệm khách quan.

Loại trắc nghiệm này bao gồm nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một phạm vi rộng của chương trình môn học, do đó độ tin cậy của bài trắc nghiệm cao hơn và khuyến khích HS nắm vững nhiều kiến thức. Kết quả kiểm tra, đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm bài.

B. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

LỚP 6

Cả năm: 37 tuần (35 tiết)

Học kì I: 19 tuần (18 tiết)

Học kì II: 18 tuần (17 tiết)

HỌC KÌ I

Phần mở đầu (2 tiết)

Bài 1. Sơ lược về môn Lịch sử

Bài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử

Phần một. Khái quát lịch sử thế giới cổ đại (5 tiết)

Bài 3. Xã hội nguyên thủy

Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Bài 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây

Bài 6. Văn hoá cổ đại

Bài 7. Ôn tập

Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X

Chương 1. Buổi đầu lịch sử nước ta (2 tiết)

Bài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Bài 9. Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương II. Thời đại dựng nước: Văn Lang – Âu Lạc (7 tiết)

Bài 10. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

Bài 11. Những chuyển biến về xã hội

Bài 12. Nước Văn Lang

Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Bài 14. Nước Âu Lạc

Bài 15. Nước Âu Lạc (tiếp theo)

Bài 16. Ôn tập chương I và chương II

Kiểm tra học kì I (1 tiết)

HỌC KÌ II

Chương III. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập  (10 tiết: 9 tiết bài mới, 1 tiết bài tập)

Bài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Bài 18. Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Bài 19. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI)

Bài 20. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

Làm bài tập lịch sử (1 tiết)

Bài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)

Bài 22. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602) (tiếp theo)

Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX

Bài 24. Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Làm bài tập lịch sử

Bài 25. Ôn tập chương III

Làm bài kiểm tra viết (1 tiết)

Chương IV. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X (4 tiết: 3 tiết bài mới, 1 tiết bài tập)

Bài 26. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc,
họ Dương

Bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Lịch sử địa phương (1 tiết).

Bài 28. Ôn tập

Làm bài tập lịch sử

Kiểm tra học kì II (1 tiết)

LỚP 7

Cả năm: 37 tuần (70 tiết)

Học kì I: 19 tuần (36 tiết)

Học kì II: 18 tuần (34 tiết)

HỌC KÌ I

Phần một. Khái quát lịch sử thế giới trung đại
(10 tiết: 9 tiết bài mới, 1 tiết bài tập)

Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở
châu Âu

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì

trung đại ở châu Âu

Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến

Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến

Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Chương I. Buổi đầu độc lập thời  Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X)
(3 tiết)

Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập

Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê

Chương II. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI – XII) (7 tiết: 6 tiết bài mới và ôn tập, 1 tiết bài tập)

Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Làm bài tập lịch sử

Ôn tập

Làm bài kiểm tra (1 tiết)

Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá

Chương III. Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII – XIV) (11 tiết)

Bài 13. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Lịch sử địa phương (1 tiết)

Bài 17. Ôn tập chương II và chương III

Chương IV. Đại Việt từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX thời Lê sơ
(12 tiết: 10 tiết bài mới và ôn tập, 2 tiết bài tập)

Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV

Làm bài tập lịch sử

Ôn tập

Làm bài kiểm tra học kì I (1 tiết)

HỌC KỲ II

Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Bài 21. Ôn tập chương IV

Làm bài tập lịch sử (phần chương IV)

Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII (12 tiết: 11 tiết bài mới và ôn tập, 1 tiết bài tập)

Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII)

Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII

Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Lịch sử địa phương (1 tiết)

Làm bài tập lịch sử

Ôn tập

Làm bài kiểm tra (1 tiết)

Chương VI.    Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (8 tiết )

Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

Lịch sử địa phương (1 tiết)

Bài 29. Ôn tập chương V và VI

Làm bài tập lịch sử (phần chương VI)

Bài 30. Tổng kết

Ôn tập

Làm bài kiểm tra học kì II (1 tiết)

LỚP 8

Cả năm:  37 tuần (52 tiết)

Học kì I: 19 tuần (35 tiết)

Học kì II: 18 tuần (17 tiết)

HỌC KÌ I

Phần một. Lịch sử thế giới – Lịch sử thế giới cận đại
(từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chương I. Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

(8 tiết)

Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)

Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Chương II. Các nước Âu Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (6 tiết)

Bài 5. Công xã Pari 1871

Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Bài 8. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX

Chương III. Châu Á giữa thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX (4 tiết)

Bài 9. ấn Độ thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX

Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) (3 tiết)

Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Bài 14. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)

Chương I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941) (3 tiết)

       Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921)

Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

Chương II. Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) (2 tiết)

Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Chương III.    Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) (3 tiết)

Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (2 tiết)

Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Chương V. Sự phát triển của văn hoá, khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX

(2 tiết)

Bài 22. Sự phát triển văn hoá, khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX

Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)

Kiểm tra học kì I (1 tiết)

HỌC KÌ II

Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (9 tiết: 8 tiết bài mới, 1 tiết bài tập)

Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi

cuối thế kỉ XIX

Lịch sử địa phương (1 tiết)

Làm bài tập lịch sử

Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Làm bài kiểm tra viết (1 tiết)

Chương II. Xã hội Việt Nam (từ năm 1897 đến năm 1918) (5 tiết)

Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam

Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918)

Kiểm tra học kì II (1 tiết)

LỚP 9

Cả năm:  37 tuần (52 tiết)

Học kì I:  19 tuần (18 tiết)

Học kì II: 17 tuần (34 tiết)

HỌC KÌ I

Phần một. Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Chương I. Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới  thứ hai (3 tiết)

Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Chương II. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay
(5 tiết)

Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Bài 4. Các nước châu Á

Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Bài 6. Các nước châu Phi

Bài 7. Các nước Mĩ La-tinh

Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương III. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay (3 tiết)

Bài 8. Nước Mĩ

Bài 9. Nhật Bản

Bài 10. Các nước Tây Âu

Chương IV. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay (1 tiết)

Bài 11. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh

Chương V. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay (2 tiết)

Bài 12. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Bài 13. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Phần hai. lịch sử việt nam từ năm 1919 đến nay

Chương I. Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 (5 tiết)

Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1926)

Kiểm tra học kì I (1 tiết)

HỌC KÌ II

Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong

những năm 1919 – 1925

Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Chương II. Việt Nam trong những năm 1930 – 1939 (3 tiết)

Bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935

Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939

Chương III. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 (4 tiết)

       Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Chương IV. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến (2 tiết)

Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)

Chương V. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 (6 tiết)

Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

(1946 – 1950)

Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

(1950 – 1953)

Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc

(1953 -1954)

Lịch sử địa phương (1 tiết)

Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương VI. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (8 tiết)

Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Bài 29. Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)

Lịch sử địa phương (1 tiết)

Chương VII. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 (4 tiết)

Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975

Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
(1976 – 1985)

Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Kiểm tra học kì II (1 tiết)

 

  1. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

LỚP 6

                                                         Cả năm: 37 tuần (35 tiết)

                                                         Học kì I: 19 tuần (18 tiết)

                                                         Học kì II: 18 tuần (17 tiết)

HỌC KÌ I

PHẦN MỞ ĐẦU

Tiết 1.        Bài 1. Sơ lược về môn Lịch sử

Tiết 2.         Bài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử

Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Tiết 3.         Bài 3. Xã hội nguyên thủy

Tiết 4.         Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Tiết 5.         Bài 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây

Tiết 6.         Bài 6. Văn hóa cổ đại

Tiết 7.         Ôn tập

Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X

Chương I. Buổi đầu lịch sử nước ta

         Tiết 8.         Bài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Tiết 9.         Bài 9. Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Tiết 10.       Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương II. Thời đại dựng nước: Văn Lang – Âu Lạc

         Tiết 11.       Bài 10. Những chuyến biến trong đời sống kinh tế

Tiết 12.       Bài 11. Những chuyển biến về xã hội

Tiết 13.       Bài 12. Nước Văn Lang

Tiết 14.       Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Tiết 15.       Bài 14. Nước Âu Lạc

Tiết 16.       Bài 15. Nước Âu Lạc (tiếp theo)

Tiết 17.       Bài 16. Ôn tập chương I và chương II

Tiết 18.       Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

Chương III. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập

         Tiết 19.       Bài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Tiết 20.       Bài 18. Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân

xâm lược Hán

Tiết 21.       Bài 19. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế

(giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI)

Tiết 22.       Bài 20. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế

(giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

Tiết 23.       Bài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)

Tiết 24.       Bài 22. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)

(tiếp theo)

Tiết 25.       Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX

Tiết 26.       Bài 24. Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Tiết 27.       Bài 25. Ôn tập chương III

Tiết 28.       Làm bài tập lịch sử

Tiết 29.       Kiểm tra viết (1 tiết )

Chương IV. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X

         Tiết 30.       Bài 26. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

Tiết 31.       Bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Tiết 32.       Lịch sử địa phương

Tiết 33.       Bài 28. Ôn tập

Tiết 34.       Làm bài tập lịch sử

Tiết 35.       Kiểm tra học kì II

LỚP 7

                                                         Cả năm: 37 tuần (70 tiết)

                                                         Học kì I: 19 tuần (36 tiết)

                                                         Học kì II: 18 tuần (34 tiết)

HỌC KÌ I

Phần một. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

Tiết 1.         Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội

phong kiến ở châu Âu

Tiết 2.         Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành

chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Tiết 3.         Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến

thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Tiết 4, 5.     Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

Tiết 6.         Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến

Tiết 7, 8.     Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Tiết 9.         Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến

Tiết 10.       Làm bài tập lịch sử

Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Chương I. Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X)

         Tiết 11.       Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập

Tiết 12, 13. Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê

Chương II. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI – XII)

         Tiết 14.      Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Tiết 15, 16. Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

Tống (1075-1077)

Tiết 17.       Ôn tập

Tiết 18.       Làm bài tập lịch sử

Tiết 19.       Kiểm tra viết (1 tiết)

Tiết 20, 21. Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa

Chương III. Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII – XIV)

         Tiết 22, 23. Bài 13. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Tiết 24, 25, 26, 27. Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân

xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Tiết 28, 29. Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Tiết 30, 31. Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Tiết 32.       Bài 17. Ôn tập chương II và chương III

Chương IV. Đại Việt từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX thời Lê sơ

         Tiết 33.       Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào

khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV

Tiết 34.       Làm bài tập lịch sử

Tiết 35.       Ôn tập

Tiết 36.       Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

         Tiết 37, 38, 39. Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Tiết 40, 41, 42, 43. Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Tiết 44.       Bài 21. Ôn tập chương IV

Tiết 45.       Làm bài tập lịch sử (phần chương IV)

Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII

         Tiết 46, 47. Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến

tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII)

Tiết 48, 49. Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII

Tiết 50.       Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Tiết 51, 52, 53, 54. Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Tiết 55.       Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Tiết 56.       Lịch sử địa phương

Tiết 57.       Làm bài tập lịch sử

Tiết 58.       Ôn tập

Tiết 59.       Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương VI. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

         Tiết 60, 61. Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Tiết 62, 63. Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ

XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

Tiết 64, 65. Lịch sử địa phương

Tiết 66.       Bài 29. Ôn tập chương V và VI

Tiết 67.       Làm bài tập lịch sử (phần chương VI)

Tiết 68.      Bài 30.Tổng kết

Tiết 69.       Ôn tập

Tiết 70.       Kiểm tra học kì II

LỚP 8

                                                         Cả năm: 37 tuần (52 tiết)

                                                         Học kì I: 19 tuần (35 tiết)

                                                         Học kì II: 18 tuần (17 tiết)

 

HỌC KÌ I

Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI – LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

(từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chương I. Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản

(từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

         Tiết 1, 2.     Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Tiết 3, 4.     Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)

Tiết 5, 6.     Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Tiết 7, 8.     Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Chương II: Các nước Âu Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

         Tiết 9.         Bài 5. Công xã Pari 1871

Tiết 10, 11. Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Tiết 12, 13. Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế

cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Tiết 14.       Bài 8. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học

và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX

Chương III. Châu Á giữa thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX

         Tiết 15.       Bài 9. Ấn Độ thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX

Tiết 16.       Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Tiết 17.       Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX –

đầu thế kỉ XX

Tiết 18.       Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Tiết 19.       Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

         Tiết 20, 21. Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Tiết 22.       Bài 14. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

(từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

(từ năm 1917 đến năm 1945)

Chương I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc

                  xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941)

         Tiết 23, 24. Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc

đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921)

Tiết 25.       Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

Chương II. Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

                       (1918 – 1939)

         Tiết 26.       Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918 – 1939)

Tiết 27.       Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918 – 1939)

Chương III. Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

         Tiết 28.       Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918 – 1939)

Tiết 29, 30. Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

(1918 – 1939)

Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

         Tiết 31, 32.  Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Chương V. Sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật thế giới

                   nửa đầu thế kỉ XX

         Tiết 33.       Bài 22. Sự phát triển của văn hóa, khoa học –

kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX

Tiết 34.       Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917

đến năm 1945)

Tiết 35.       Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858

                  đến cuối thế kỉ XIX

         Tiết 36, 37. Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Tiết 38, 39. Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

Tiết 40, 41. Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm

cuối thế kỉ XIX

Tiết 42.       Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp

của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Tiết 43.       Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam

nửa cuối thế kỉ XIX

Tiết 44.      Lịch sử địa phương

Tiết 45.       Làm bài tập lịch sử

Tiết 46.       Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương II. Xã hội Việt Nam (từ năm 1897 đến năm 1918)

         Tiết 47, 48. Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân

Pháp và những chuyển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Tiết 49, 50. Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu

thế kỉ XX đến năm 1918

Tiết 51.       Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam (từ năm 1858

đến năm 1918)

Tiết 52.       Kiểm tra học kì II

LỚP 9

                                                         Cả năm: 37 tuần (52 tiết)

                                                         Học kì I: 19 tuần (18 tiết)

                                                         Học kì II: 18 tuần (34 tiết)

HỌC KÌ I

Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Chương I. Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

         Tiết 1, 2.     Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945

đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Tiết 3.         Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những

năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Chương II. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay

         Tiết 4.         Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc

và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Tiết 5.         Bài 4. Các nước châu Á

Tiết 6.         Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Tiết 7.         Bài 6. Các nước châu Phi

Tiết 8.         Bài 7. các nước Mĩ La-tinh

Tiết 9.         Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương III.  Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

         Tiết 10.       Bài 8. Nước Mĩ

Tiết 11.       Bài 9. Nhật Bản

Tiết 12.       Bài 10. Các nước Tây Âu

Chương IV.   Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

         Tiết 13.       Bài 11. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh

Chương V. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay

         Tiết 14.       Bài 12. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử

của cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh

thế giới thứ hai

Tiết 15.       Bài 13. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Chương I. Việt Nam trong những năm 1919 – 1930

         Tiết 16.       Bài 14 Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Tiết 17.       Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh

thế giới thứ nhất (1919-1926)

Tiết 18.      Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

         Tiết 19.       Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài

trong những năm 1919 – 1925

Tiết 20, 21. Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Chương II. Việt Nam trong những năm 1930 – 1939

         Tiết 22.       Bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Tiết 23.       Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm

1930 – 1935

Tiết 24.       Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm

1936 – 1939

Chương III.   Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945

         Tiết 25.       Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

Tiết 26, 27. Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa

tháng Tám 1945

Tiết 28.       Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự

thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Chương IV. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

         Tiết 29, 30. Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền

dân chủ nhân dân (1945-1946)

Chương V. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

         Tiết 31, 32. Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp (1946-1950)

Tiết 33, 34. Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến

toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Tiết 35, 36. Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

xâm lược kết thúc (1953-1954)

Tiết 37.       Lịch sử địa phương

Tiết 38.       Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương VI. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

         Tiết 39, 40, 41. Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh

chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

(1954-1965)

Tiết 42, 43, 44. Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ

cứu nước (1965-1973)

Tiết 45, 46. Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất

đất nước (1973-1975)

Tiết 47.       Lịch sử địa phương

Chương VII. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

         Tiết 48.       Bài 31. Việt Nam trong những năm đầu sau

đại thắng mùa Xuân 1975

Tiết 49.       Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

(1976-1985)

Tiết 50.       Bài 33. Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên

chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Tiết 51.       Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh

thế giới thứ nhất đến năm 2000

Tiết 52.       Kiểm tra học kì II

 

 

Rate this post
trò chơi powerpoint (1) Tổng hợp trò chơi, game powerpoint
bản quyền office word excel powerpoint bản quyền office word excel powerpoint
Bài trước

Trân trọng cám ơn những bạn đã ủng hộ tháng 8 năm 2022

Bài tiếp theo

Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT

Trần Văn Hoàng

Trần Văn Hoàng

Sưu tầm và sẻ chia

Related Posts

No Content Available
Bài tiếp theo
anh baiviet

Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
sách giáo khoa tiếng việt lớp 1 tập 2

sách giáo khoa tiếng việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo

26/08/2021

Sách giáo khoa Tiếng việt 2 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống

27/05/2021
bộ 60 trò chơi power point

Tổng hợp Mini game powerpoint mở đầu bài giảng

22/12/2022

Sách giáo khoa Tiếng việt 1 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống

27/05/2021
Gợi ý Đáp án câu hỏi cuối khoá mô đun 9 câu hỏi ôn tập

Mô đun 9 Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh (19 môn học)

41
Tìm hiểu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

[game ppt 16] Tìm hiểu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

13/03/2023

FSHARE : Mua VIP 365 ngày nhận QUÀ 73 NGÀY VIP

03/02/2023

Fshare Bùng nổ tri ân cuối năm 2022

12/12/2022
[Game ppt 11] Đánh giặc cùng Hai Bà Trưng

[Game ppt 11] Đánh giặc cùng Hai Bà Trưng

11/12/2022
Download Anhdv Boot 2021 Premium V2.1.6 mới nhất

Anhdv Boot 2022 Premium V22.2 mới nhất

21/08/2022
26.4k
Download Yenka – Phần mềm thí nghiệm thú vị về Toán, Lý, Hóa, điện tử, tin học,..

Download Yenka – Phần mềm thí nghiệm thú vị về Toán, Lý, Hóa, điện tử, tin học,..

17/09/2022
538
sách giáo khoa lớp 7 cánh diều

Sách giáo khoa Tiếng Anh 7 – Global success Cánh diều

09/01/2022
2.5k
mô đun 9 khoa học tiểu học

Mô đun 9 Khoa học tiểu học

07/04/2022
2.2k
SGK cánh diều lớp 2 Môn Đạo đức

SGK cánh diều lớp 2 Môn Đạo đức

14/06/2021
8.9k
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
DMCA.com Protection Status

© 2020 All rights reserved

Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyên đề
    • Chuyên đề Âm nhạc
    • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
    • Chuyên đề Địa lý
    • Chuyên đề GDCD
    • Chuyên đề hóa học
    • Chuyên đề khoa học tự nhiên
    • Chuyên đề Lịch sử
    • Chuyên đề Ngoại ngữ
    • Chuyên đề Ngữ văn
    • Chuyên đề Sinh học
    • Chuyên đề Tin học
    • Chuyên đề Toán học
    • Chuyên đề vật lý
    • Chuyên đề, Giáo án PTNL,
  • Giáo án
    • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
    • Giáo án công nghệ
    • Giáo án Địa lý
    • Giáo án giáo dục công dân
    • Giáo án hóa học
    • Giáo án khoa học tự nhiên
    • Giáo án Lịch sử
    • Giáo án Ngữ văn
    • Giáo án sinh học
    • Giáo án tiếng anh
    • Giáo án tin học
    • Giáo án Toán học
    • Giáo án Vật lý
  • EBOOK BLOG
  • Giáo án PPT

© 2020 All rights reserved