Blog Tài Liệu
    • Trang chủ
    • Tiểu học
      • Tiếng việt
      • Toán học
    • Chuyên đề
      • Chuyên đề Toán học
      • Chuyên đề vật lý
      • Chuyên đề hóa học
      • Chuyên đề Sinh học
      • Chuyên đề Ngữ văn
      • Chuyên đề Ngoại ngữ
      • Chuyên đề Lịch sử
      • Chuyên đề Địa lý
      • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
      • Chuyên đề Tin học
      • Chuyên đề Âm nhạc
    • Giáo án
      • Giáo án Toán học
      • Giáo án Vật lý
      • Giáo án hóa học
      • Giáo án sinh học
      • Giáo án Ngữ văn
      • Giáo án tiếng anh
      • Giáo án Lịch sử
      • Giáo án Địa lý
      • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
      • Giáo án giáo dục công dân
    • Giải trí
      • VideoÂm nhạc
      • Video game
      • Truyện cười
      • Kỹ sư nạc nối
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Tài liệu sưu tầm
      • Phần mềm hỗ trợ
    • GDPT 2018
    • Kế hoach giáo dục
      • Sách giáo khoa lớp 1
      • Sách giáo khoa lớp 2
      • Sách giáo khoa lớp 6
    Không có kết quả
    View All Result
    • Trang chủ
    • Tiểu học
      • Tiếng việt
      • Toán học
    • Chuyên đề
      • Chuyên đề Toán học
      • Chuyên đề vật lý
      • Chuyên đề hóa học
      • Chuyên đề Sinh học
      • Chuyên đề Ngữ văn
      • Chuyên đề Ngoại ngữ
      • Chuyên đề Lịch sử
      • Chuyên đề Địa lý
      • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
      • Chuyên đề Tin học
      • Chuyên đề Âm nhạc
    • Giáo án
      • Giáo án Toán học
      • Giáo án Vật lý
      • Giáo án hóa học
      • Giáo án sinh học
      • Giáo án Ngữ văn
      • Giáo án tiếng anh
      • Giáo án Lịch sử
      • Giáo án Địa lý
      • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
      • Giáo án giáo dục công dân
    • Giải trí
      • VideoÂm nhạc
      • Video game
      • Truyện cười
      • Kỹ sư nạc nối
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Tài liệu sưu tầm
      • Phần mềm hỗ trợ
    • GDPT 2018
    • Kế hoach giáo dục
      • Sách giáo khoa lớp 1
      • Sách giáo khoa lớp 2
      • Sách giáo khoa lớp 6
    Không có kết quả
    View All Result
    Blog Tài Liệu
    Không có kết quả
    View All Result
    Trang chủ Chuyên đề

    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs

    Tiếp tục là Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, thpt đại trà được chia sẻ bởi thầy Cao Lê Dược .

    Hoàng Trần by Hoàng Trần
    07/02/2021
    in Chuyên đề, Chuyên đề Ngữ văn, GDPT 2018
    34
    2.6k
    SHARES
    52.1k
    VIEWS
    Chia sẻ lên Facebook

    Sau chuỗi ngày thầy cô hỏi thì hôm nay, blogtailieu Tiếp tục là Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, thpt đại trà được chia sẻ bởi thầy Cao Lê Dược . Cám ơn thầy Cao Lê Dược đã chia sẻ Tài liệu hữu ích này, Chúc thầy và gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giáo dục. Sau đây blog tài liệu xin chia sẻ  Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 đại trà dành cho Cán bộ giáo viên. Với Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 đại trà, Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs mong rằng sẽ hữu ích tới thầy cô. Blog tài liệu Xin chân thành cám ơn các thầy cô đã ủng hộ và đồng hành cùng trang web.

    Mục lục

    1. Kế hoạch bài học các môn ở đây nhaz
    2. Đáp án câu hỏi sau video, Đáp án bài tập cuối khóa
      1. Đáp án câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS.
        1. Câu hỏi 1 – Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô. Đáp án câu hỏi tự luận modul 2
          1. Một số phương pháp dạy học tích cực Đáp án câu hỏi tự luận modul 2
          2. Phương pháp dạy học nhóm Đáp án câu hỏi tự luận modul 2
        2. Câu hỏi 2 – Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS. Đáp án câu hỏi tự luận modul 2
    3. Giáo án, kế hoạch minh họa modul 2 môn toán thcs
      1. Giáo án modul 2 toán 7 THCS
        1. Toán học
        2. Tin học
    4.  Link tải full môn giới hạn ở đây

    Kế hoạch bài học các môn ở đây nhaz

    1. câu hỏi và đáp án modul 3 THCS
    2. Tài liệu câu hỏi đáp án modul 3
    3. Kế hoạch bài dạy modun 2
    4. Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs
    5. bài thu hoạch BDTX modun THCS, THPT 2020 – 2021
    6. Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn ngữ văn THCS (Mới)
    7. Kế hoạch bài dạy modul 2 tất cả các môn (tiểu học)
    8. Mô đun 2 Tất cả các môn Tiểu học (cơ sở lý luận, toán, tiếng việt, KHTN, …)
    9. Hướng dẫn Mô đun 2 Tất cả các môn
      Hướng dẫn Mô đun 2 Tất cả các môn

    Đáp án câu hỏi sau video, Đáp án bài tập cuối khóa

    Đáp án câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS.

    Câu hỏi 1 – Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô. Đáp án câu hỏi tự luận modul 2

    Một số phương pháp dạy học tích cực Đáp án câu hỏi tự luận modul 2
    1. Phương pháp dạy học nhóm Đáp án câu hỏi tự luận modul 2

    * Bản chất

    Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

    Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.

    * Quy trình thực hiện

    Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

    Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ

    – Giới thiệu chủ đề

    – Xác định nhiệm vụ các nhóm

    – Thành lập nhóm

    1. Làm việc nhóm

    – Chuẩn bị chỗ làm việc

    – Lập kế hoạch làm việc

    – Thoả thuận quy tắc làm việc

    – Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

    – Chuẩn bị báo cáo kết quả.

    1. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

    – Các nhóm trình bày kết quả

    – Đánh giá kết quả.

    * Một số lưu ý

    . Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS.

    . Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

    . Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.

    . Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:

    – Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?

    – Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?

    – HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?

    – Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?

    – Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?

    – Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?

    1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

    * Bản chất

    Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.

    * Quy trình thực hiện

    Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:

    – HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình

    – Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).

    – Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.

    * Một số lưu ý

    – Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.

    – Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng cho phép.

    – Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.

    1. Phương pháp giải quyết vấn đề

    * Bản chất

    Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.

    * Quy trình thực hiện

    – Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;

    – Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;

    – Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;

    – Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị) ;

    – So sánh kết quả các cách giải quyết ;

    – Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;

    – Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;

    – Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.

    * Một số lưu ý

    # Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau:

    – Phù hợp với chủ đề bài học

    – Phù hợp với trình độ nhận thức của HS

    – Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS

    – Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS

    – Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải

    – Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.

    # Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý:

    – Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động.

    – HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề.

    – Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có.

    – Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau.

    1. Phương pháp đóng vai

    *Bản chất

    Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

    * Quy trình thực hiện

    Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

    – Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

    – Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

    – Các nhóm lên đóng vai.

    – Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.

    – GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

    * Một số lưu ý

    – Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.

    – Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép

    – Tình huống phải có nhiều cách giải quyết

    – Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.

    – Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai

    – Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai

    – Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm

    – Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết

    – Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận

    – Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.

    – Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.

    1. Phương pháp trò chơi

    * Bản chất

    Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

    * Quy trình thực hiện

    – GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS

    – Chơi thử ( nếu cần thiết)

    – HS tiến hành chơi

    – Đánh giá sau trò chơi

    – Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi

    * Một số lưu ý

    – Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS.

    – HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.

    – Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.

    – Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.

    – Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.

    – Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.

    1. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)

    * Bản chất

    Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.

    Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

    * Quy trình thực hiện

    –  Bước 1: Lập kế hoạch

    + Lựa chọn chủ đề

    + Xây dựng tiểu chủ đề

    + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

    – Bước 2: Thực hiện dự án

    + Thu thập thông tin

    + Thực hiện điều tra

    + Thảo luận với các thành viên khác

    + Tham vấn giáo viên hướng dẫn

    – Bước 3: Tổng hợp kết quả

    + Tổng hợp các kết quả

    + Xây dựng sản phẩm

    + Trình bày kết quả

    + Phản ánh lại quá trình học tập

    * Một số lưu ý

    . Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.

    . Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.

    . HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.

    . Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

    . Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.

    . Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

    1. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
    2. Kĩ thuật chia nhóm

    Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:

    * Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…:

    – GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6…(tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,…); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,…); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,…); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,…)

    – Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.

    * Chia nhóm theo hình ghép

    – GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5… mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5… HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có.

    – HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.

    – HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh.

    – Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.

    * Chia nhóm theo sở thích

    GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,…

    * Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.

    Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,….

    1. Kĩ thuật giao nhiệm vụ

    – Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

    + Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?

    + Nhiệm vụ là gì?

    + Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

    + Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

    + Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

    + Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

    + Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?

    – Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị

    1. Kĩ thuật đặt câu hỏi

    Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ.

    Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.

    Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:

    – Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo đ/k cho HS tham gia vào quá trình dạy học

    – Kiểm tra, đánh giá KT, KN của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với ND học tập

    – Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức

    Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    – Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học

    – Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

    – Đúng lúc, đúng chỗ

    – Phù hợp với trình độ HS

    – Kích thích suy nghĩ của HS

    – Phù hợp với thời gian thực tế

    – Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

    – Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính

    – Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc

    1. Kĩ thuật khăn trải bàn

    – HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.

    – Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6 người.)

    – Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”

    1. Kĩ thuật phòng tranh

    Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.

    – GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.

    – Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.

    – HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.

    – Cuối cùng, tất cả các ph­ương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ph­ương án tối ­ưu.

    1. Kĩ thuật công đoạn

    – HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…

    – Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1

    – Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.

    – Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.

    1. Kĩ thuật các mảnh ghép

    – HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận vấn đề D,….

    – HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công

    – Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,…và mỗi “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.

    1. Kĩ thuật động não
    1. Kĩ thuật “Trình bày một phút”

    Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.

    Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:

    – Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?…

    – HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.

    – Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.

    1. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

     

    1. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”

    Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.

     

    1. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”

     

    1. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”

     

    1. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”

    – GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/… mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.

    .

    1. Kĩ thuật “Viết tích cực”

    – Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.

    1. Kĩ thuật “đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực)

    Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS.

    …

    – …

    1. Kĩ thuật “Nói cách khác”

     

    1. Phân tích phim Video

    Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. Phim nên tương đối ngắn gọn (5-20 phút). GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem.

     

    Link tải full cuối bài viết nhaz

    Câu hỏi 2 – Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS. Đáp án câu hỏi tự luận modul 2

    Ngoài ra còn một số phương pháp và kỹ thuật khác được chúng ta lồng ghép trong bài giảng của mình để đạt hiệu quả như kỹ thuật bể cá, …

    Nhưng đổi mới ở giáo viên chưa đủ, quá trình đổi mới hiệu quả phải có sự phối hợp của học sinh. Nên trong quá trình đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo viên phải luôn suy nghĩ, tìm tòi để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để học sinh có thể thành thục những thao tác, kỹ năng cơ bản của người học sinh khi đến lớp?, Làm thế nào để tăng sự tương tác giữa thầy và trò, tăng hứng thú học tập ngay trong mỗi tiết học?…Để làm được điều đó, nhà trường cần tổ chức cho các em học sinh tham gia học các lớp kỹ năng để các em chuẩn bị cho mình hành trang vào năm học mới. Nhất là các em học sinh mới bước vào lớp 6 thì đây là những buổi học thực sự cần thiết. Ở trong các tiết học này, các em được trang bị các kỹ năng như kỹ năng ghi chép bài hiệu quả, kỹ năng ghi nhớ bằng bản đồ tư duy, phương pháp thảo luận nhóm…Đặc biệt, nhà trường trú trọng, quan tâm đến việc hướng dẫn các em nghiên cứu bài học trước khi đến lớp, ghi chép bài học hiệu quả trong mỗi giờ học.

    Nhờ được trang bị ngay từ đầu năm học những kỹ năng, phương pháp ấy, nên bước đầu, khi vào năm học và trong suốt năm học, hầu hết các giờ học đều được các thầy cô nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo. Các em học sinh hứng thú trong từng tiết, từng ngày học. Ở đó, các em học sinh không chỉ được thể hiện kiến thức của mình, mà thể hiện được các thao tác, kỹ năng cá nhân trước tập thể như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông…Lúc đó, mỗi giờ học trôi qua không còn không khí nặng nề của việc thầy đọc, trò chép nữa, mà thay vào đó là sự sôi nổi, cởi mở chia sẻ kiến thức giữa thầy với trò, và giữa các em học sinh với nhau. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo ở nhà trước khi đến lớp, giờ học của các em học sinh sẽ diễn ra trong không khí sôi nổi, các em thực sự là người làm chủ và chiếm lĩnh kiến thức dưới sự định hướng của thầy cô.

     

    Truy cập nhóm  Nhóm riêng tư   sau đó hãy click vào Link xuống tài liệu tại đây

    Đã cập nhật lúc 7h59 ngày 19/12/2020 (tiếp tục cập nhật)

    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs

    https://blogtailieu.com/dap-an-cau-hoi-tu-luan-modul-2-thcs/

    Câu hỏi Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất,

    Link ở đây 

    Câu hỏi Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất

    câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS.

    Link ở đây 

    câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS..docx

    Trả lời 7 câu hỏi tự luận môn toán

    Link ở đây 

    Trả lời 7 câu hỏi tham khảo.docx

    Bài tập 1 Lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một chủ đề trong môn Toán ở THCS. Tải xuống

    Trả lời 9 câu hỏi tự luận

    Link ở đây 

    Tra loi 9 cau hoi tham khaor.doc

     

    Đáp án trắc nghiệm modul 2 TRẮC NGHIỆM MODUL 2.docx

     

    Lớp 7.  CHỦ ĐỀ :

    TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC

     

    Yêu cầu cần đạt Năng lực toán học Nội dung PP,KTDH
    – Nhận biết góc ngoài của tam giác, quan hệ giữa góc ngoài và góc trong không kề với nó

    – Thực hành đo góc, cắt ghép, Chứng minh định lí về tổng ba góc của một tam giác, tính số đo các góc trong tam giác.

     

    -Định lí về tổng ba góc của một tam giác

    Biết cách tính số đo góc của tam giác

    –Định lí áp dụng vào tam giác vuông. Nhận biết góc ngoài và tính chất của góc ngoài

    So sánh các góc của tam giác

    Tính số đo góc góc ngoài của tam giác

    – Nhận biết tam giác: vuông, nhọn, tù

    chứng minh hai đường thẳng song song

     

    – Tổng ba góc của tam giác

    – Áp dụng vào tam giác vuông ; Góc ngoài của tam giác

    – Luyện tập

    -Thực hành, thảo luận, đàm thoại,  gợi mở, thuyết trình

    Giáo án, kế hoạch minh họa modul 2 môn toán thcs

    Giáo án modul 2 toán 7 THCS

    MODUL 2-Lớp 7.docx

    Giáo án, kế hoạch bài dạy modul 2: tính chất 3 đường trung trực của tam giác

    Bản sao của 3. ke hoạch.docx

     

    Toán học

    Bản sao của TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC.docx Bản sao của TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC.docx

     

    Tin học

    Bản sao của 2-GA-tin hoc.doc (đang cập nhật)

    Môn ngữ văn

     

    KẾ HOẠCH DẠY HỌC ngu văn modul 2 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN .doc (cập nhật ngày 20/12) download

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY MODUL 2 THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT.doc (Cập nhật  ngày 18/12) download

    Bản sao của GIÁO ÁN TẬP HUẤN MODUL 2 MÔN VĂN 3.docx  Download

     

     Link tải full môn giới hạn ở đây

     

    Share this...
    Tags: GDPT 2018modul 2
    Bài trước

    câu hỏi và đáp án modul 3 THCS

    Bài tiếp theo

    Phương pháp dạy học tích cực 2020 – 2021

    Hoàng Trần

    Hoàng Trần

    Thầy Hoàng - Giáo viên trường PTDTBT THCS Nậm Ban.
    Facebook:https://www.facebook.com/netsinh
    Fanpage:https://www.facebook.com/Blogtailieu
    Youtube:https://www.youtube.com
    Nhóm Vui học mỗi ngày

    Related Posts

    Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra thcs đầy đủ
    Chuyên đề Ngữ văn

    Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra thcs đầy đủ

    04/03/2021
    6
    SGK Môn toán lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
    Chuyên đề Ngữ văn

    SGK Môn toán lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    04/03/2021
    7
    Lịch nghỉ học và trở lại trường của học sinh 63 tỉnh thành
    GDPT 2018

    Đáp án Mô đun 2 Môn Giáo dục Thể chất (THPT)

    24/02/2021
    612
    Giáo án Văn 6 PTNL soạn 3 cột Đủ năm
    Chuyên đề Sinh học

    Kế hoạch bài dạy modul 2 môn sinh học 10 

    18/02/2021
    76
    đáp án câu hỏi tập huấn modul 1 môn vật lý
    Chuyên đề

    đáp án câu hỏi tập huấn modul 1 môn vật lý

    07/02/2021
    1.1k
    đáp án module 1 môn hóa thcs
    Chuyên đề hóa học

    đáp án module 1 môn hóa thcs

    07/02/2021
    635
    Bài tiếp theo
    Phương pháp dạy học tích cực 2020 - 2021

    Phương pháp dạy học tích cực 2020 - 2021

    Bình luận 34

    1. Tú Phương says:
      2 tháng ago

      Mình dạy lịch sử THCS, có thể cho xin tài liệu để tham khảo. tính phí cũng đc

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Bạn xem trang đã có đã cập nhật tài liệu chưa? Vì hiện tại mình không onl máy tính.
        Không bạn liên hệ ở đây nhaz Kho tài liệu, chuyên đề, giáo án, đề tài miễn phí

        Trả lời
    2. Thuy says:
      2 tháng ago

      Thầy ơi thầy có giáo án cuối khóa môn hoạt động trải nghiệm thcs modun 2 ko ah cho e xin với.

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Hoạt động trải nghiệm có nhưng thấy hình thức chưa chuẩn nên Chưa chia sẻ cho các thầy cô

        Trả lời
        • lê mạch ngànl says:
          1 tuần ago

          thầy ơi cho em đáp án câu tự luận: Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn GDTC ở THPT.

          Trả lời
          • Hoàng Trần says:
            1 tuần ago

            Nội dung này sẽ thể hiện trong giáo án cuối khóa

            Trả lời
    3. chi says:
      2 tháng ago

      có môn mĩ thuật thcs không thầy

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Vâng. do không có thầy cô hỏi nên chưa up

        Trả lời
    4. Vân trần says:
      2 tháng ago

      thầy ơi có môn giáo dục thể chất không ạ. cho em tham khảo với

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Vâng. Chào thầy cô. hiện trên các bài đăng chưa có ag. vậy mình sẽ up lên mọi người tham khảo…

        Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Bài viết ở đây: Kế Hoạch bài dạy Thể dục

        Trả lời
    5. Tam says:
      2 tháng ago

      Thầy ơi có môn sinh học không ạ. Cho e tham khảo với ạ

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        bạn comment trên page để nhận hỗ trợ sớm nhaz. còn bài sinh thcs đã chia sẻ. còn nếu chưa tìm được trong bài kế hoạch bài dạy admin sẽ chia sẻ sau.

        Trả lời
    6. Phạm Mai says:
      2 tháng ago

      Thầy ơi có đáp án câu hỏi tự luận mô đun 2 môn tin học THCS không ạ (đáp án chi tiết ạ)

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Vâng. cô gặp khó khăn phần nào. m hướng dân giúp luôn ở đây.

        Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Đáp án câu hỏi tin học thcs Bạn có thể bình luận tại bài viết này. admin xin được hỗ trợ

        Trả lời
    7. HUYỀN says:
      2 tháng ago

      xin dap.an modul 2 gdcd phần bài tẬP CUỐI KHÓA Ạ

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        2 tháng ago

        Vâng. trên nhóm Đã có thầy cô gửi bài về mail blogtailieu.com@gmail.com nên M Vừa đăng lên cho thầy cô đó ag.
        Đáp án mo dun 2 giáo dục công dân THCS

        Trả lời
    8. diem says:
      1 tháng ago

      có thể cho mình tham khảo đáp án mô đun 2 môn mĩ thuật THCs không ah

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        1 tháng ago

        Tối này trang sẽ cập nhật nội dung cho quý thầy cô tham khảo. Cám ơn quý thầy cô quan tâm đến trang blogtailieu.com

        Trả lời
        • lê mạch ngàn says:
          1 tuần ago

          THẦY ƠI CHO EM XIN ĐÁP ÁN CÂU TỰ LUẬN MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT THPT ạ

          Trả lời
    9. diem says:
      1 tháng ago

      có thể chia sẻ Thiết kế chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn Mĩ thuật ở THCS có mô tả việc lựa chọn sử dụng PP, KTDH cụ thể. không ah. thank

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        1 tháng ago

        Vâng. trang sẽ liên hệ với thầy cô để chia sẻ.

        Trả lời
        • lê mạch ngàn says:
          1 tuần ago

          cho em xin đáp án môn thể dục THPT ạ..em c.ơn thầy

          Trả lời
          • Hoàng Trần says:
            1 tuần ago

            Trang đã đăng tải đáp án thpt thể dục ở bài đăng mới nhấtĐáp án Mô đun 2 Môn Giáo dục Thể chất (THPT)

            Trả lời
    10. Bá Sỹ says:
      1 tuần ago

      Câu hỏi ôn tập
      1. Trả lời câu hỏi
      Mô tả ngắn gọn “Mối quan hệ giữa YCCĐ với nội dung dạy học, PP, KTDH trong môn Tin học ở THCS”.

      Bài làm của HV Xem bài làm của HV khác Thảo luận
      Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

      Cho mình xin gợi ý trả lời câu hỏi trên ở module 2. Cảm ơn!

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        1 tuần ago

        Tối admin về chia sẻ cho quý thầy cô

        Trả lời
        • Bá Sỹ says:
          1 tuần ago

          Thanks!

          Trả lời
    11. Bá Sỹ says:
      1 tuần ago

      1. Trả lời câu hỏi
      Mô tả ngắn gọn “Mối quan hệ giữa YCCĐ với nội dung dạy học, PP, KTDH trong môn Tin học ở THCS”.

      Bài làm của HV Xem bài làm của HV khác Thảo luận
      Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

      2. Trả lời câu hỏi
      Minh chứng mối quan hệ giữa YCCĐ với nội dung dạy học, PP, KTDH của một chủ đề trong môn Tin học ở THCS.

      Có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng gợi ý sau:
      Hướng dẫn đáp án giúp mình với! Cảm ơn!

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        7 ngày ago
        Hoạt động học

        (thời gian)

        Mục tiêu

        (Số thứ tự YCCĐ)

        Nội dung dạy học

        trọng tâm

        Phương pháp, kĩ thuật dạy học Phương án    đánh giá

         

        Hoạt động 1

        Khởi động

        (Thời gian: 5 phút)

        (6) Ôn tập và định hướng bài học. Dạy học thông qua trò chơi Quan sát quá trình làm bài của HS, đáp án của trò chơi
        Hoạt động 2

        Tìm kiếm thông tin trên Internet.

        (Thời gian: 25 phút)

        (1), (2), (5),

        (6), (7)

        – Khái niệm máy tìm kiếm. Tác dụng của máy tìm kiếm.

        – Khái niệm từ khóa, cách sử dụng từ khóa.

        Dạy học hợp tác, chia nhóm.

        – PP giải quyết vấn đề.

        – Kĩ thuật KWL.

        Quan sát quá trình làm bài của học sinh, phiếu học tập.
        Hoạt động 3

        Thực hành tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet.

        (Thời gian: 15 phút)

        (3), (4), (7) Thực hành: Tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet. Dạy học thực hành. Quan sát quá trình thực hành của HS, kết quả thực hành.
        Trả lời
        • Bá Sỹ says:
          5 ngày ago

          Cảm ơn Thầy!

          Trả lời
    12. huyền says:
      5 ngày ago

      thầy ơi thầy có đáp an môn công nghệ thcs k e xin

      Trả lời
      • Hoàng Trần says:
        5 ngày ago

        Không biết thầy cô quan tâm đáp án trắc nghiệm, tự luận hay là bài tập cuối khóa

        Trả lời
    13. Bá Sỹ says:
      5 ngày ago

      Thảo luận
      1. Trả lời câu hỏi
      Thiết kế chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn Tin học ở THCS có mô tả việc lựa chọn sử dụng PP, KTDH cụ thể.
      Giúp mình câu này với! Cảm ơn!

      Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    • Xu hướng
    • Bình luận
    • Mới nhất
    Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô dun 2

    Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 đại trà

    07/02/2021
    Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô dun 2

    Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô dun 2 đầy đủ các môn

    07/02/2021
    Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn ngữ văn THCS

    Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn ngữ văn THCS

    07/02/2021
    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, Đáp án câu hỏi video modul 2 thcs

    Kế hoạch bài dạy modun 2 tất cả các môn

    07/02/2021
    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, Đáp án câu hỏi video modul 2 thcs

    Kế hoạch bài dạy modun 2 tất cả các môn

    61
    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, Đáp án câu hỏi video modul 2 thcs

    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs

    34
    Tuyển tập các bài toán lớp 5 hay nhất, Bài toán hay lớp 5 gồm nhiều dạng toán cơ bản và nâng cao; 100 bài toán trắc nghiệm, các đề thi học sinh giỏi; bài tập toán hay của Violympic Các bài toán hay và khó trên Violympic lớp 5 là tài liệu luyện thi Violympic lớp 5 miễn phí dành cho các em học sinh. Tài liệu này tổng hợp những câu hỏi khó trong các kỳ thi giải Toán qua mạng Internet, .. Tuyển tập những bài Toán hay lớp 5 là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 5 ôn luyện kỹ năng giải Toán,...

    Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 9

    31
    Giáo án theo chủ đề toán 6, 7, 8, 9 | công văn 3280| giáo án toán theo chủ đề công văn 3280

    Giáo án dạy thêm ngữ văn 6, 7,8, 9

    24
    Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra thcs đầy đủ

    Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra thcs đầy đủ

    04/03/2021
    Bộ tiếng việt lớp 2 sách giáo khoa, sách học sinh, sách giáo viên môn tiếng việt. 

    Bộ tiếng việt lớp 2 sách giáo khoa, sách học sinh, sách giáo viên môn tiếng việt. 

    04/03/2021
    SGK Môn toán lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    SGK Môn toán lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    04/03/2021
    SGK Môn toán lớp 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

    SGK Môn toán lớp 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

    04/03/2021

    Mới cập nhật

    Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra thcs đầy đủ

    Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra thcs đầy đủ

    04/03/2021
    6
    Bộ tiếng việt lớp 2 sách giáo khoa, sách học sinh, sách giáo viên môn tiếng việt. 

    Bộ tiếng việt lớp 2 sách giáo khoa, sách học sinh, sách giáo viên môn tiếng việt. 

    04/03/2021
    13
    SGK Môn toán lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    SGK Môn toán lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    04/03/2021
    7
    SGK Môn toán lớp 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

    SGK Môn toán lớp 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

    04/03/2021
    6
    OfficeSuite Premium 5.20.37654 x86 / x64

    OfficeSuite Premium 5.20.37654 x86 / x64

    03/03/2021
    6
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ
    • Giới thiệu

    © 2020 All rights reserved

    Không có kết quả
    View All Result
    • Trang chủ
    • Tiểu học
      • Tiếng việt
      • Toán học
    • Chuyên đề
      • Chuyên đề Toán học
      • Chuyên đề vật lý
      • Chuyên đề hóa học
      • Chuyên đề Sinh học
      • Chuyên đề Ngữ văn
      • Chuyên đề Ngoại ngữ
      • Chuyên đề Lịch sử
      • Chuyên đề Địa lý
      • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
      • Chuyên đề Tin học
      • Chuyên đề Âm nhạc
    • Giáo án
      • Giáo án Toán học
      • Giáo án Vật lý
      • Giáo án hóa học
      • Giáo án sinh học
      • Giáo án Ngữ văn
      • Giáo án tiếng anh
      • Giáo án Lịch sử
      • Giáo án Địa lý
      • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
      • Giáo án giáo dục công dân
    • Giải trí
      • VideoÂm nhạc
      • Video game
      • Truyện cười
      • Kỹ sư nạc nối
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Tài liệu sưu tầm
      • Phần mềm hỗ trợ
    • GDPT 2018
    • Kế hoach giáo dục
      • Sách giáo khoa lớp 1
      • Sách giáo khoa lớp 2
      • Sách giáo khoa lớp 6

    © 2020 All rights reserved