Đáp án Mô đun 2 Môn Lịch sử (THPT), Đáp ứng yêu cầu của thầy cô, em cập nhật đáp án Đáp án Mô đun 2 Môn Lịch sử (THPT)Sẽ giúp thầy cô tham khảo..

Đáp án Mô đun 2 Môn Lịch sử (THPT)
Đánh giá nội dung 1 (Tính vào công thức điểm)
1. Chọn đáp án đúng nhất
Đâu không phải là nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.
Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.
Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.
Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, nghiên cứu.
2. Chọn đáp án đúng nhất
Quá trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân người phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp với các yếu tố cá nhân, đồng thời cũng đảm bảo các điều kiện theo nhu cầu, sở thích cá nhân theo từng người là nguyên tắc nào trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.
Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa.
Tạo môi trường để học sinh chủ động kiến tạo kiến thức.
Đảm bảo tính cơ bản, cốt lõi, hiện đại của nội dung giáo dục.
3. Chọn đáp án đúng nhất
Việc tổ chức nhiều hơn về số lượng, đầu tư hơn về chất lượng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi học sinh phải huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề là nguyên tắc nào của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực?
Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.
Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.
Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.
Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa.
4. Chọn đáp án đúng nhất
Nội dung dạy học cần được chắt lọc là yêu cầu của nguyên tắc nào trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực?
Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.
Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.
Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại.
Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.
5. Chọn đáp án đúng nhất
Trong một bài dạy lịch sử, giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm Địa đạo Củ Chi. Việc làm này của giáo viên thể hiện rõ nhất nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực nào?
Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.
Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.
Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại của nội dung dạy học.
Kiểm tra, đánh giá theo năng lực.
6. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn phương án phù hợp để điền vào chỗ trống.
Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực được xem xét là ………… các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực
chiều hướng lựa chọn và sử dụng
bối cảnh lựa chọn và sử dụng
yêu cầu lựa chọn và sử dụng
quá trình lựa chọn và sử dụng
7. Chọn đáp án đúng nhất
Đâu không phải là yêu cầu cụ thể đối với việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học theo xu hướng hiện đại?
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học giúp HS nâng cao khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở HS.
8. Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào sau đây đúng?
a. Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển phẩm chất, năng lực người học.
b. Giáo viên cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực theo một chiều hướng nhất định.
c. Để phát triển phẩm chất, năng lực người học, giáo viên không cần theo xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.
d. Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực bắt buộc giáo viên phải sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhất.
9. Chọn đáp án đúng nhất
Phương pháp thực hành, phương pháp thực nghiệm là phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu nào là chủ yếu:
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.
10. Chọn đáp án đúng nhất
Sơ đồ tư duy, công não, dạy học dựa trên dự án là phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu nào là chủ yếu:
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại.
Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Đáp án Modul 2 Môn Lịch sử (THPT)
Đánh giá nội dung 2 (Tính vào công thức điểm)
1. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Khi nói về định hướng chung của việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018, những phương án nào sau đây đúng?
1. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
2. Vận dụng các PPDH một cách linh hoạt, sáng tạo.
3. Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm.
4. Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh hoạt.
5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học.
6. Dạy học tích hợp.
1, 2, 4, 6
1, 2, 3, 4, 5
2, 3, 5, 6
1, 2, 4, 5, 6
2. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 2. Một trong những điều kiện tối thiểu để vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong CTGDPT môn Lịch sử 2018 phù hợp và hiệu quả là gì?
Giáo viên cần phải có chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và sách giáo khoa các lớp đầy đủ.
Giáo viên cần phải có hiểu biết về chương trình môn học; về bản chất, ưu điểm và hạn chế của các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Sở Giáo dục và Đào tạo và nhà trường cần chú ý đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho giáo viên, tăng lương và giảm giờ dạy cho họ.
Phụ huynh học sinh và học sinh cần quan tâm tìm hiểu về chương trình và sách giáo khoa mới nhằm đáp ứng cho việc tự học.
3. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 3. Một trong những lưu ý đối với giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong CTGDPT môn Lịch sử 2018 là gì?
Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, không nên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống.
Nên lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các hình thức tổ chức dạy học theo cặp và theo nhóm.
Thiết kế, tổ chức chuỗi hoạt động học cần hướng đến việc lấy HS làm trung tâm, tạo cơ hội cho HS bộc lộ các phẩm chất và năng lực.
Cần tập trung phân tích nội dung dạy học để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
4. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 4. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, GV cần tổ chức dạy học như thế nào?
Tăng cường tổ chức hoạt động cho HS tham gia
Yêu cầu HS tự học là chính
Tập trung đánh giá khả năng thực hành, giải quyết vấn đề của HS
Tăng cường dạy học theo nhóm.
5. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 5. Khi lựa chọn và sử dụng các PPDH, KTDH giáo viên cần lưu ý những gì?
1. Thiết kế, tổ chức chuỗi hoạt động học cần hướng đến việc lấy HS làm trung tâm
2. Cần căn cứ vào bối cảnh giáo dục thực tiễn ở nhà trường và địa phương để lựa chọn, sử dụng PPDH, KTDH phù hợp
3. Cần tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng với sự phát triển của khoa học Lịch sử.
4. Đa dạng hoá các PPDH, KTDH
5. Thiết kế các nhiệm vụ học tập từ đơn giản đến phức hợp, tăng dần độ khó.
1, 2, 3, 4
1, 2, 4, 5
2, 3, 4, 5
1, 3, 4, 5
6. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 6. Hãy nối tên các phương pháp dạy học với bản chất của nó sao cho phù hợp:
1-b, 2-a, 3-d, 4-c
1-c, 2-d, 3-a, 4-b
1-b, 2-d, 3-a, 4-c
1-b, 2-c, 3-a, 4-d
7. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 7. Hãy chọn phương án phù hợp nhất để điền vào chỗ trống sau:
“….. là PPDH trong đó dưới sự hướng dẫn của GV, thông qua các hoạt động, HS tự tìm tòi, khám phá, phát hiện ra tri thức mới trong nội dung môn học”.
Dạy học dựa trên dự án
Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học thực hành
Dạy học khám phá
8. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 8. Hãy nối thứ tự các bước sau trong quy trình tổ chức dạy học bằng nghiên cứu khoa học:
1-c, 2-a, 3-b, 4-e, 5-d
1-e, 2-a, 3-b, 4-c, 5-d
1-e, 2-b, 3-a, 4-c, 5-d
1-e, 2-b, 3-a, 4-c, 5-d
9. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 9. Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác cho HS, GV nên sử dụng các phương pháp dạy học nào sau đây?
1. Dạy học giải quyết vấn đề.
2. Dạy học dựa trên dự án.
3. Dạy học trực quan.
4. Dạy học hợp tác.
1 và 2
3 và 4
1 và 3
2 và 4
10. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 10: Thông tin nào sau đây không phải là cơ sở chính để lựa chọn các PPDH, KTDH của một chủ đề?
Mục tiêu dạy học chủ đề.
Đặc điểm nội dung dạy học.
C. Sở thích của giáo viên.
D. Phương tiện, thiết bị của nhà trường.
Đáp án Module 2 Môn Lịch sử (THPT)
Đánh giá nội dung 3 (Tính vào công thức điểm)
1. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Chọn phương án gồm dãy các từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong mô tả dưới đây về chiến lược dạy học.
Chiến lược dạy học là kế hoạch (1) ________, thể hiện sự cân nhắc, lựa chọn và sắp xếp các biện pháp để đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục một cách hiệu quả dựa trên sự đánh giá về (2)______, giai đoạn định hướng thực hiện cùng với sự chủ động, năng lực của (3) ______.
A. (1) tổng quát, (2) học sinh, (3) giáo viên
B. (1) chi tiết, (2) học sinh, (3) giáo viên
C. (1) tổng quát, (2) bối cảnh, (3) giáo viên
D. (1) chi tiết, (2) bối cảnh, (3) học sinh
2. Chọn các đáp án đúng
Câu 2. Để lựa chọn và triển khai các chiến lược dạy học, giáo dục phù hợp, giáo viên cần căn cứ trên các cơ sở chủ yếu nào dưới đây?
(nhiều đáp án đúng)
A. Quan điểm xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học.
B. Nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh.
C. Đặc điểm của các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
D. Tiềm năng của HS và khả năng tổ chức hoạt động của HS.
E. Bối cảnh giáo dục, các yếu tố tác động đến hoạt động dạy học, giáo dục…
3. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 3. Phương án nào dưới đây thể hiện ý nghĩa đặc biệt của việc xây dựng chiến lược dạy học, giáo dục của người GV khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018?
A. Tạo cơ hội tốt nhất cho tập thể học sinh, nhóm học sinh và từng học sinh tự tin tham gia các kì thi đánh giá trên diện rộng.
B. Tạo cơ hội tốt nhất cho tập thể học sinh, nhóm học sinh và từng học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.
C. Tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái để học sinh và giáo viên thực hiện hiệu quả các hoạt động học tập trong môn học và hoạt động giáo dục.
D. Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sở trường khi được lựa chọn và sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
4. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 4. Một trong những tiêu điểm cần quan tâm để kế hoạch tổng quát được thực thi nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục là
A. mức độ phù hợp của việc chọn và sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp.
B. mức độ học sinh đạt được kết quả trong các bài đánh giá.
C. mức độ hài lòng của phụ huynh, học sinh và giáo viên khi triển khai chương trình.
D. mức độ phong phú, đa dạng của nội dung dạy học, đặc biệt là các nội dung gắn với thực tiễn.
5. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 5. Phương án nào sau đây là khởi đầu quan trọng nhất của việc xây dựng và lựa chọn chiến lược dạy học?
A. Đánh giá bối cảnh giáo dục.
B. Phác thảo các kịch bản sư phạm dự kiến.
C. Lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
D. Xu hướng kiếm tra đánh giá.
6. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 6. Hãy sắp xếp thứ tự các bước lựa chọn, sử dụng PP, KTDH sao cho phù hợp nhất.
1. Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học chủ đề
2. Xác định mục tiêu dạy học chủ đề
3. Thiết kế chuỗi hoạt động dạy học chủ đề
4. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học chủ đề
A. 2, 1, 4, 3
B. 2, 4, 1, 3
C. 1, 2, 4, 3
D. 1, 2, 3, 4
7. Chọn các đáp án đúng
Khi triển khai yêu cầu cần đạt ” Phân tích được tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với xã hội, văn hoá: sự phát triển của giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp, quá trình đô thị hoá; những thay đổi về lối sống, văn hóa” (chủ dề Câc cuộc cách mạng Công nghiệp trong lịch sử thế giới- LS 10), anh chị ưu tiên sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây:
A. Dạy học trực quan
B. Dạy học giải quyết vấn đề
C. Dạy học hợp tác
D. Dạy học dự án
8. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 8. Khi dạy học nội dung Văn minh Ai Cập của chủ đề “Một số nền văn minh thế giới trong thời kì cổ trung đại”(Lịch sử 10, GV yêu cầu HS nêu được những gì mình đã biết và muốn tìm hiểu thêm về văn minh Ai Cập qua phiếu học tập. GV đã sử dụng PP/KTDH nào sau đây?
A. Dạy học trực quan.
B. Kĩ thuật K-W- L.
C. Dạy học giải quyết vấn đề.
D. Kĩ thuật mảnh ghép.
9. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 9. Hãy nối thứ tự các bước trong quy trình tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của một chủ đề được quy định trong công văn 5555:
A. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c
B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c
C. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c
D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d
10. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 10. Hãy nối thứ tự các bước trong quy trình tổ chức một hoạt động dạy học một chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh được quy định trong công văn 5555:
A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c
B. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c
C. 1-b, 2-d, 3-a, 4-d
D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d
Nộp Kế hoạch bài dạy Modul 2 Lịch sử THPT
1. Trả lời câu hỏi
Lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử ở THPT.
– Hướng dẫn làm bài tập:
+ Lựa chọn một chủ đề trong chương trình GDPT 2018 – môn Lịch sử.
+ Lựa chọn, sử dụng PP, KTDH theo quy trình đã tìm hiểu.
+ Thể hiện việc lựa chọn, sử dụng, PP, KTDH thông qua chuỗi hoạt động học.
+ Tự đánh giá và đánh giá chéo cho đồng nghiệp bằng cách nhận xét và sử dụng tiêu chí trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH.
– Hướng dẫn chấm bài tập:
+ Sử dụng tiêu chí đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử ở THPT dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH.
– Công cụ nộp bài tập: Chức năng nộp file lên hệ thống (học viên có thể nộp nhiều lần và không xoá phiên bản cũ). Cho phép GVSPCC đánh giá, nhận xét.
Lựa chọn, sử dụng PP và KTDH
Tải xuống Kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Lịch sử THPT
Tải xuống Kế hoạch bài dạy Modul 2 Lịch sử THPT
Xem trước Kế hoạch bài dạy Modul 2 Lịch sử THPT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
Thời lượng: 2 tiết
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức
+Tình hình, nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam sau hiệp định Pari 1973.
+ Nắm những nét chính về tình hình MN sau hiệp định Pari, về Hội nghị lần thứ 21 của BCH TW Đảng và chiến thắng Phước Long.
+ Nắm được thời cơ, Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
+ Diễn biến, kết quả cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
+ Nêu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Lí giải tại sao hội nghị TW lần thứ 21 xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam.
+ Hiểu được sự đúng đắn, sáng tạo của chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam; tình hình so sánh lực lượng ta đã mạnh hơn địch; Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.; Hiểu ý nghĩa của chiến dịch Huế – Đà Nẵng
+ Rút ra được ý nghĩa của chiến thắng Phước Long.
+ Giải thích được vị trí của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế- Đà Nẵng trong kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam; Phân tích được nghệ thuật quân sự của chiến dịch Tây Nguyên
+ So sánh chiến dịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Rút ra thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Nguyên nhân quyết định nhất? Vì sao?
+ Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975
+ Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
- Năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện, năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành bộ môn…
– Năng lực đặc thù:
+ Năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử dân tộc qua kỹ năng thu nhận kiến thức quá trình miền Nam đấu tranh chống bình định, lấn chiếm, tạo thế và lực hướng tới giải phóng hoàn toàn Miền Nam; Giải phóng miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh, lược đồ lịch sử của các chiến dịch lịch sử.
+ Đánh giá, so sánh, phân tích để thấy được sự khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ; Phân tích được nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
– Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn: biết cách tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu nước, trách nhiệm
Tích cực đọc sách báo, tài liệu, thu thập thông tin từ các phương tiện để mở rộng hiểu biết về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của GV
– Máy tính, máy chiếu
– Một số hình ảnh, lược đồ về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
– Các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
– Các phiếu học tập
- Chuẩn bị của học sinh
– Các nhóm HS tìm hiểu về kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam và cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
– Phân công hoạt động nhóm (5-7 HS/nhóm)
+ Nhóm 1: Nội dung của kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chỉ ra tính đúng đắn và nhân văn của kế hoạch.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về chiến dịch Tây Nguyên.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về chiến dịch Huế- Đà Nẵng.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về chiến dịch Hồ Chí Minh.
– Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
- Mục tiêu. Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: Cho HS nghe bài hát Tiến về Sài Gòn – Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
- Sản phẩm học tập
– Âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng thể hiện cho tinh thần, khí thế của quân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
– GV đánh giá, nhận xét và dẫn vào bài: Sau khi Hiệp định Pari được kí kết tình hình miền Nam thay đổi mau lẹ, căn cứ vào đó Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vậy Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam ra sao? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi đó.
- Tổ chức hoạt động: GV mở video cho HS nghe bài hát Tiến về Sài Gòn – Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sau đó đặt câu hỏi:
? Bài hát tên là gì, do nhạc sĩ nào sáng tác, cảm nhận của em khi nghe bài hát.
- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Nội dung 1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pari năm 1973 .
a.Mục tiêu.
Nêu được tình hình nước ta sau Hiệp định Pari
- Nội dung
Thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Hiệp định Pari năm 1973.
Nhiệm vụ cách mạng và chủ trương của Đảng.
Những thắng lợi của nhân dân hai miền Nam- Bắc.
- Sản phẩm học tập.
- Tình hình nước ta sau Hiệp định Pari năm 1973 .
*Thuận lợi:
+Với Hiệp định Pari năm 1973, cách mạng nước ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút, tạo thế và lực mới để tiến lên đánh cho Ngụy nhào.
+ Tại miền Nam lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng.
+ Tại miền Bắc hòa bình được lập lại, tăng cường chi viện cho miền Nam, Lào, Campuchia.
* Khó khăn
+ Quân ngụy tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
+ Liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng
* Thắng lợi của nhân dân hai miền Nam- Bắc.
– 7 – 1973, BCHTW Đảng họp hội nghị lần thứ 21, hội nghị nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường CM bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
– 6/1/1975 Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa quan trọng được coi là đòn trinh sát chiến lược của ta. Là cơ sở quan trọng để Bộ Chính trị đưa ra chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Tổ chức hoạt động: giải quyết vấn đề, khám phá.
– GV giao nhiệm vụ: Học sinh đọc phần 1 trong SGK để tự tìm hiểu khám phá kiến thức theo nội dung vấn đề giáo viên đưa ra.
+ Những thuận lợi và khó khan của nước ta sau hiệp định Pari.
+ Những thắng lợi của cách mạng hai miền.
– HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
Nội dung 2. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
- Mục tiêu:
Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 được thực hiện bằng 3 đòn tấn công chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí minh.
b.Nội dung
Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với 3 chiến dịch: Tây Nguyên; Huế – Đà Nẵng; HCM.
- Sản phẩm học tập.
* Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
– Cuối 74- đầu 75 so sánh lực lượng thay đối mau lẹ có lợi cho CM. Bộ chính trị TW đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN trong 2 năm 75-76.
-HN nhấn mạnh, cả năm 75 là thời có, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 75 thì lập tức giải phóng hoàn toàn MN trong năm 75.
-Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Nhóm 1: Hình ảnh về Hội nghị Bộ Chính trị
* Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
– Chiến dịch Tây Nguyên (4/3-24/3/1975)
+ Ngày 4/3, ta đánh nghi binh ở Playku, Kontum
+ Ngày 10/3, ta tấn công Buôn ma Thuột.
+ Ngày 24/3, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Chuyển cuộc kháng chiến chống mĩ từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công trên toàn chiến trường.
Nhóm 2: Hình ảnh về chiến dịch Tây Nguyên
Hình ảnh địch rút chạy khỏi Tây Nguyên Nguyễn Văn Thiệu
– Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21/3-29/3).
+ Ngày 25/3, ta tiến vào cố đô Huế.
+ Ngày 26/3, giải phóng cố đô Huế và tỉnh Thừa Thiên.
+ Ngày 29/3, giải phóng Đà Nẵng.
+ Ý nghĩa: Đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta sang thế áp đảo hoàn toàn.
Nhóm 3: Hình ảnh Lược đồ chiến dịch Huế- Đà Nẵng
– Chiến dịch Hồ Chí minh (26/4-30/4)
+ Cuối tháng 3, Bộ Chính trị, Trng ương Đảng khẳng định: thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975, quyết định ở chiến dịch Sài Gòn- Gia Định.
+ 17h ngày 26/4, quân ta nổ súng ở đầu chiến dịch Hồ Chí minh.
+ 10h45 phút ngày 30/4, Sài Gòn được giải phóng, chiến dịch Hồ Chí minh kết thúc thắng lợi.
+ Ý nghĩa: tạo điều kiện để giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Nhóm 4: Hình ảnh về chiến dịch Hồ Chí Minh
- Tổ chức hoạt động:
Giáo viên cung cấp cho học sinh phim tư liệu về Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, khoảng 7 phút
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III, sgk từ trang 192-196, hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu
+ Nhóm 1: Nội dung của kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chỉ ra tính đúng đắn và nhân văn của kế hoạch.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về chiến dịch Tây Nguyên.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về chiến dịch Huế- Đà Nẵng.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về chiến dịch Hồ Chí Minh.
Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận theo nhóm trên cơ sở kĩ thuật khăn trải bàn.
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.
Nội dung 3: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
- Mục tiêu:
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước
b.Nội dung
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
c.Sản phẩm học tập.
– Nguyên nhân thắng lợi
Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn sáng tạo.
+ Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết chiến đấu dũng cảm. có hậu phương miền Bacư không ngừng lớn mạnh
Nguyên nhân khách quan:
+ Có sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương;
+ Sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới (các nước XHCN, Liên Xô – Trung Quốc); phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới.
Nguyên nhân quan trọng nhất: Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Ý nghĩa lịch sử:
Đối với dân tộc
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh GPDT và bảo vệ tổ quốc
+ Chấm dứt ách thống trị của CNĐQ trên đất nước ta.
+ Hoàn thành cuộc cách mạng DTCĐN trong cả nước, thống nhất đất nước.
+ Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc : độc lập, thống nhất, đi lên CNXH
Đối với thế giới:
– Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
– Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
- Tổ chức hoạt động:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục IV, sgk trang 197, thực hiện yêu cầu
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Học sinh hoạt động cá nhân.
– Giáo viên yêu cầu 2 học sinh bày sản phẩm , học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.
- Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức trong bài.
- Nội dung: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
- Sảm phẩm
- d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà
+ Làm tự luận.
+ Thảo luận trả lời câu hỏi mở rộng.
*Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Gây tâm lí hoang mang, tuyệt vọng trong ngụy quân, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước với sức mạnh áp đảo. Đó là ý nghĩa của
- chiến thắng Tây Nguyên. B. chiến thắng Huế- Đà Nẵng.
- chiến thắng Phước Long. D. chiến thắng Hồ Chí Minh.
Câu 2: Tháng 1- 1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?
- Đường 9- Nam Lào. B. Huế – Đà Nẵng.
- Tây Nguyên. D. Đường 14- Phước Long.
Câu 3: Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta sang giai đoạn
- phản công. B. tiến công trực diện.
- tổng tiến công. D. phản công trên toàn chiến trường.
Câu 4: Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận sự thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?
- Hiệp định Pari năm 1973.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.
- Trận ” Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
Câu 5. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lực lượng chính trị giữ vai trò
- hỗ trợ lực lượng vũ trang. B. quyết định thắng lợi.
- nòng cốt. D. xung kích.
Câu 6: Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên (T3/1975) là ở
- KonTum. B. Playku. C. Buôn Ma Thuột D. Đắc Lacsak.
Câu 7. Chiến dịch nào đã kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền NamViệt Nam?
- Huế – Đà Nẵng. B. Đường 14 – Phước Long.
- Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên.
Câu 8: “được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”, là chiến thắng nào của dân tộc Việt Nam?
- Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chiến thắng Điện Biện Phủ năm 1954.
- Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
- Kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi.
Câu 9: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh(1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về
- sự huy động cao nhất lực lượng. B. kết cục quân sự.
- mục tiêu tiến công. D. quyết tâm giành thắng lợi.
Câu 10: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là
- tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước.
2.4. Hoạt động vận dụng (5’)
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để đánh giá, nhận định về những sự kiện lịch sử.
- Nội dung: Hệ thống câu hỏi tự luận
- Sản phẩm
- d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ về nhà:
+ Làm tự luận.
+ Thảo luận trả lời câu hỏi vận dụng.
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi ” mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”. Nêu quan điểm của bản thân về nhận định đó.
Câu 2. So sánh chiến dịch HCM và chiến dịch ĐBP với các tiêu chí sau:
So Sánh | CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 | CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH 1975 |
Tính chất | ||
Lực lượng | ||
Mục tiêu | ||
Hình thức | ||
Phương châm | ||
Thời gian | ||
Kết quả | ||
Ý nghĩa |
Kết nối với chúng tôi
Chúng tôi luôn cởi mở với các vấn đề, câu hỏi và đề xuất của bạn, vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi. Đây là trang tài liệu miễn phí mà chúng tôi cung cấp và chúng tôi sẽ không tính phí bạn một đồng nào, Nhưng xin lưu ý rằng chúng tôi nhận được hàng trăm email mỗi ngày và chúng tôi không thể trả lời từng email một. Nhưng hãy yên tâm, chúng tôi đã đọc mọi tin nhắn mà chúng tôi nhận được. Đối với những người mà chúng tôi đã giúp đỡ, vui lòng quảng bá bằng cách chia sẻ bài đăng của chúng tôi với bạn bè của bạn hoặc chỉ cần thích trang Facebook của chúng tôi . Thank you!
- Thường xuyên ghé thăm trang web Https://Blogtailieu.com của chúng tôi để xem bản cập nhật mới nhất nhé!
- Ấn theo dõi kênh youtube của chúng tôi: Kỹ sư lạc lối – Blog tài liệu
- Fanpage Facebook: Kho tài liệu, chuyên đề, giáo án, đề tài miễn phí. Blogtailieu.com
- Nhóm Facebook: Vui học mỗi ngày để trao đổi chuyên môn tài liệu
- Nhóm Facebook: Kho tài liệu, chuyên đề, giáo án, đề tài miễn phí. Blogtailieu.com để giải đáp thắc mắc trên fanpage
- Hãy bình luận phía dưới để trang biết bạn đang quan tâm đến trang. trân trọng cảm ơn.
- Các thầy cô quan tâm hóa học thì tìm và tải ở trang Hóa học THCS .
ID bài viết: LSPT15102016