Đáp án Mô đun 3 HDTHN HN THCS Phần tự luận. Blogtailieu.com chia sẻ Đáp án Mô đun 3 Hoạt động trải nghiệm THCS Phần tự luận Cho gv tiểu học
1. Đáp án Mô đun 3 HDTH HN THCS Phần trắc nghiệm:
>>>>>>>>>>>>>>> Xem ở đây <<<<<<<<<<<<<<
2. Đáp án Mô đun 3 HDTN HN THCS Phần tự luận
2. CÁC XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
2.1 Lí thuyết chung về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
Câu hỏi: Tại sao nói: Kiểm tra, đánh giá là đầu tàu lôi kéo mọi hoạt động khác trong giáo dục?
Trả lời:
Ở cấp độ quản lí nhà nước, kiểm tra, đánh giá nhằm xây dựng chính sách và chiến lược đầu tư, phát triển giáo dục, người sử dụng thông tin thường là phòng, sở, Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá thường mang tính tổng hợp, theo diện rộng và đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa.
Ở cấp độ nhà trường, lớp học, kiểm tra, đánh giá phục vụ 3 mục đích: Hỗ trợ hoạt động dạy và học; Cho điểm cá nhân, xác định thành quả học tập của HS để phân loại, chuyển lớp, cấp bằng; Hỗ trợ nhà trường đáp ứng đòi hỏi giải trình với xã hội.
Ở cấp độ chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh đối với chương trình, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá… để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
2.2 Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Câu hỏi: Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong tổ chức hoạt động giáo dục hiện nay là theo những quan điểm đánh giá nào? Vì sao?
Trả lời:
* Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong dạy học hiện nay là theo những quan điểm đánh giá sau:
a) Đánh giá vì học tập: diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình) nhằm phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học. Việc chấm điểm (cho điểm và xếp loại) không nhằm để so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. GV vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.
b) Đánh giá là học tập: nhìn nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập. HS cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là công việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của HS. Đánh giá là học tập tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của HS (với hai hình thức đánh giá cơ bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) dưới sự hướng dẫn của GV và có kết hợp với sự đánh giá của GV. Qua đó, HS học được cách đánh giá, tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt như thế nào. Ở đây, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Họ tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp và sử dụng kết quả đánh giá ấy để điều chỉnh cách học. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để HS tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.
c) Đánh giá kết quả học tập: có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá kết quả học tập diễn ra sau khi HS học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
*Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong dạy học hiện nay là theo những quan điểm trên vì:
Năng lực của HS được hình thành, rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình dạy học môn học. Do vậy để xác định mức độ năng lực của HS không thể chỉ thực hiện qua một bài kiểm tra kết thúc môn học có tính thời điểm mà phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình đó. Việc đánh giá cần được tích hợp chặt chẽ với việc dạy học, coi đánh giá như là công cụ học tập nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS.
2.3 Đánh giá phẩm chất, năng lực
Câu hỏi: Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là gì? Lấy ví dụ minh họa.
*Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng là đánh giá xem xét việc đạt kiến thức kĩ năng của HS theo mục tiêu của chương trình giáo dục, gắn với nội dung được học trong nhà trường và kết quả đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành về đơn vị kiến thức, kĩ năng. Còn đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HS và kết quả đánh giá người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau.
Ví dụ minh họa:
Khi Giáo viên dạy HS về kiến thức thì đánh giá về kiến thức, kĩ năng của HS là nắm được lí thuyết về công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết .
Còn đánh giá năng lực là GV đánh giá HS mức độ hiểu và vận dụng lí thuyết vào việc giải quyết các bài tập …
2.4 Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Câu hỏi: Cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào khi triển khai kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
Trả lời:
* Những nguyên tắc nào khi triển khai kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, trong đánh giá cần sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.
- Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, đánh giá, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.
- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.
2.5 Quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở
Câu hỏi: Để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học thì cần phải tiến hành qua những bước nào?
Trả lời:
Các bước thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học là:
1. Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá
– Các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
– Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực;
– Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực…
– Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập được.
3. Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá
– Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí…
4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá
– Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá: GV đánh giá, HS tự đánh giá, các lực lượng khác tham gia đánh giá.
5. Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá
– Phương pháp định tính/ định lượng
– Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê…
6. Giải thích kết quả và phản hồi kết quả đánh giá
– Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của HS về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt.
– Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Bằng điểm số, nhận xét, mô tả phẩm chất, năng lực đạt được…
7. Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực HS
– Trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS; thúc đẩy HS tiến bộ.
2.6 Định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cấp THCS
3 SỬ DỤNG HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
4. XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH THCS VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
5. SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
BÀI TẬP TỰ LUẬN MÔ ĐUN 3 HDTNHN THCS