Đáp án tự luận modul 2 Thể dục (gdtc) thcs, Blogtailieu.com chia sẻ quý thầy cô tham khảo Đáp án tự luận module 2 Thể dục (gdtc) thcs
Đáp án tự luận modul 2 Thể dục (gdtc) thcs Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực
Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Giáo dục thể chất?
Trả lời:
2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (Phương pháp dạy học tích cực 2020 – 2021)
3. Phương pháp giải quyết vấn đề
6. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)
II. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
5. Kĩ thuật phòng tranh (Phương pháp dạy học tích cực 2020 – 2021)
9. Kĩ thuật “Trình bày một phút”
10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
11. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
16. Kĩ thuật “đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực)
19. Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
Câu hỏi: Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn GDTC ở THCS
>>>>>>>>>>>>Tải xuống ở đây<<<<<<<<<<<<
Tìm hiểu mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học và PP, KTDH trong các môn học/ HĐGD
Trả lời:
Đáp án Mô đun 2 Môn Giáo dục Thể chất (THPT)
Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn GDTC?
dựa trên tiêu chí đánh giá bài học được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng).
4 tiêu chí
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.
Để đánh giá sự lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:
- Mục tiêu dạy học chủ đề/bài học có được mô tả rõ ràng không?
- Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?
- Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?
- Các PP và KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Đáp án tự luận modul 2 Thể dục (gdtc) thcs
Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:
- Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?
- Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?
- Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?
- Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:
- Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?
- Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?
- Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?
Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về PC, NL đã đặt ra trong mục tiêu.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:
- Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?
- Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?
- Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?
- Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?
Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHDH, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:

Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề/bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL HS.

GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?
GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ là hoàn toàn phù hợp
Vì: Dùng PP lời nói, trực quan, trò chơi tạo hứng thú cho học sinh
– HTTC tập luyện: Cá nhân, cặp đôi, phân nhóm,đồng loạt.
– Đã lấy học sih làm trung tâm , bám sát sự phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
– Đã cho học sinh chia nhóm và tập luyện vòng tròn
– Học sinh dã tự sửa sai -> HS đã tự chủ, tự học
Kế hoạch bài dạy môn Vật lý modul 3 THPT