Kế hoạch bài dạy Giáo án MĨ THUẬT 3 CHỦ ĐỀ 4 VẺ ĐẸP CỦA KHỐI (Tiết 3). link tải xuống ở cuối bài viết
Giáo án MĨ THUẬT 3 CHỦ ĐỀ 4 VẺ ĐẸP CỦA KHỐI (Tiết 3)
Tuần 9
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ 4:
VẺ ĐẸP CỦA KHỐI
(Tiết 3)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
– HS hiểu về một số hình thức biểu hiện của khối.
– HS biết về cách thực hiện một SPMT tạo cảm giác về sự chuyển động của khối.
- Năng lực:
– HS tạo được SPMT cho cảm giác khác nhau về khối.
– HS hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT từ nhiều chất liệu.
– HS biết sử dụng vật sẵn có như dây thép, giấy, đất nặn trong thực hành, sáng tạo SPMT 3D.
- Phẩm chất:
– HS biết được vẻ đẹp của khối, cũng như có thêm ngôn ngữ để diễn đạt trong lĩnh vực thưởng thức TPMT, SPMT 3D qua đó thêm yêu thích môn học.
– HS biết được sự đa dạng trong một số biểu hiện của khối, từ đó hiểu hơn về vẻ đẹp của TPMT, SPMT liên quan.
- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Giáo viên:
– Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số tượng để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh SPMT có sự tương phản, cũng như tạo nên cảm giác về sự chuyển động để làm minh họa, phân tích về biểu hiện của khối cho HS quan sát trực tiếp.
- Học sinh:
– SGK mĩ thuật 3, sản phẩm của Tiết 2.
– Vở bài tập mĩ thuật 3.
– Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
– GV kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 2. – Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS. – Khen ngợi HS. – GV giới thiệu chủ đề. 2. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. a. Mục tiêu: – Thưởng thức TPMT tạo cảm giác về sự chuyển động của khối của nhà điêu khắc nối tiếng thế giới An-béc-tô Gia-cô-mét-ti (Alberto Giacometti). – Sử dụng vật liệu sẵn có để thực hiện một SPMT tạo cảm giác về sự chuyển động.
b. Nội dung: – Thưởng thức mĩ thuật. – Thực hành, sáng tạo SPMT. c. Sản phẩm: – SPMT có cảm giác về sự chuyển động. d.Tổ chức thực hiện: – GV cho HS xem hai TPMT của nhà điêu khắc An-béc-tô Gia-cô-mét-ti trong SGK MT3, trang 25 và cùng phân tích yếu tố tạo cảm giác về sự chuyển động trên tác phẩm. – Qua xem và phân tích, GV chốt ý: Việc sử dụng khối với các góc cạnh, theo một hướng xác định rõ ràng thường tạo cảm giác về hướng chuyển động của tác phẩm. – GV mời HS nhắc lại. – GV cho HS tham khảo các bước tạo được biểu đạt hình động cho SPMT trong SGK MT3, trang 27. GV phân tích từng bước và cho HS nhắc lại (nếu cần). – Căn cứ sự chuẩn bị, GV có thể cho HS xem thêm clip hoặc SPMT tương tự để HS có hiểu biết về cách biểu đạt hình động cho SPMT (cảm giác về sự chuyển động). – Căn cứ việc chuẩn bị vật liệu của HS, GV cho HS thực hành SPMT tạo được cảm giác về sự chuyển động. *TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ. – GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau: + SPMT của bạn được làm từ những vật liệu gì? + Khi quan sát SPMT này có cho cảm giác về chuyển động không? + Biểu đạt hình động trên SPMT được thể hiện ở những yếu tố nào? – GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT trên cơ sở động viên, khích lệ HS là chính. *Củng cố: – Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. – Khen ngợi HS học tốt. – Liên hệ thực tế cuộc sống. – Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: – Xem trước chủ đề: MỘT SỐ VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO MĨ THUẬT. – Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế…cho tiết học sau. |
– HS trình bày sản phẩm của Tiết 2
– Trình bày đồ dùng HT
– Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT
– HS thưởng thức TPMT tạo cảm giác về sự chuyển động của khối của nhà điêu khắc nối tiếng thế giới An-béc-tô Gia-cô-mét-ti. – HS biết sử dụng vật liệu sẵn có để thực hiện một SPMT tạo cảm giác về sự chuyển động.
– HS thưởng thức mĩ thuật. – HS thực hành, sáng tạo SPMT.
– HS hoàn thành được sản phẩm
– HS xem hai TPMT của nhà điêu khắc An-béc-tôGia-cô-mét-ti trong SGK MT3, trang 25 và cùng phân tích yếu tố tạo cảm giác về sự chuyển động trên tác phẩm. – Lắng nghe, tiếp thu và ghi nhớ nội dung kiến thức của hoạt động mà GV chốt lại.
– HS nhắc lại nội dung GV chốt – HS tham khảo các bước tạo được biểu đạt hình động cho SPMT trong SGK MT3, trang 27. Nghe GV phân tích và nhắc lại. – HS xem thêm clip hoặc SPMT tương tự của GV để có hiểu biết về cách biểu đạt hình động cho SPMT (cảm giác về sự chuyển động). – HS thực hành SPMT tạo được cảm giác về sự chuyển động.
– HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu về sản phẩm. – HS trả lời
– HS nêu theo cảm nhận
– HS trả lời theo ý hiểu
– HS nhận xét, đánh giá SPMT
– 1, 2 HS nêu – Phát huy – Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày.
– Thực hiện ở nhà
– Chuẩn bị đầy đủ
|
- ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tải xuống
MĨ THUẬT 3 CHỦ ĐỀ 4 VẺ ĐẸP CỦA KHỐI (Tiết 3).docx – 42.2 KB
Báo link hỏng tại phần bình luận hoặc gửi về cho page qua địa chỉ admin@blogtailieu.com hoặc cho tác giả admin@love15.org