Giáo án kế hoạch bài dạy MĨ THUẬT 3 CHỦ ĐỀ 5 MỘT SỐ VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH SÁNG TẠO MĨ THUẬT (Tiết 1). Link tải xuống cuối bài viết.
Giáo án kế hoạch bài dạy MĨ THUẬT 3 CHỦ ĐỀ 5 MỘT SỐ VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH SÁNG TẠO MĨ THUẬT
Tuần 10
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ 5:
MỘT SỐ VẬT LIỆU SỬ DỤNG
TRONG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO MĨ THUẬT
(Tiết 1)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
– HS biết được sự đa dạng của vật liệu sử dụng trong thực hành, sáng tạo môn Mĩ thuật.
– HS hiểu về bề mặt vật liệu tạo nên những cảm giác khác nhau.
- Năng lực:
– HS cảm nhận được sự khác nhau trên bề mặt sản phẩm.
– HS hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT có sự kết hợp nhiều vật liệu.
– HS biết sử dụng vật liệu sẵn có để làm đồ lưu niệm.
- Phẩm chất:
– HS biết được vẻ đẹp có được từ bề mặt của sản phẩm để chủ động lựa chọn vật liệu trong thực hành, sáng tạo, từ đó thêm yêu thích môn học.
– HS hình thành ý thức sưu tầm vật liệu đã qua sử dụng trong thực hành, sáng tạo SPMT.
- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Giáo viên:
– Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số vật liệu từ thiên nhiên, vật liệu trong cuộc sống để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh SPMT sử dụng vật liệu khác nhau để làm minh họa, phân tích về hiệu quả của chất cảm cho HS quan sát trực tiếp.
- Học sinh:
– SGK mĩ thuật 3.
– Vở bài tập mĩ thuật 3.
– Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
– GV cho HS xem video, tranh ảnh về các TPMT sử dụng những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, trong cuộc sống, tái chế… để sáng tạo mĩ thuật. – GV hỏi HS: nhà em có những vật liệu tái chế nào có thể sử dụng để làm SPMT? – Khen ngợi HS. – GV giới thiệu chủ đề. 2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. 2.1. QUAN SÁT a. Mục tiêu: – Biết đến một số chất liệu cho những cảm giác khác nhau khi tác động. – Thông qua quan sát, tác động trực tiếp bằng tay, HS hiểu được về chất cảm khi lựa chọn vật liệu thực hành. b. Nội dung: – Quan sát một số vật liệu trong thiên nhiên, tái sử dụng. – Biết và gọi tên được một số cảm giác về vật liệu. c. Sản phẩm: – Có kiến thức cơ bản về chất cảm. d.Tổ chức thực hiện: *Một số cảm giác về bề mặt vật liệu: – GV đặt một số vật liệu như: vỏ cây, lá cây, cánh hoa, quả, bông vải, vỏ hộp…vào thùng kín và cho đại diện mỗi nhóm lên sờ và mô tả cảm giác về vật liệu mà mình sờ được. HS nói vật liệu nào thì giơ vật liệu đó lên. – Những HS không tham gia sẽ liên tưởng và kể một số vật liệu cho những cảm giác khác nhau. – GV chốt ý: Mỗi vật liệu khác nhau sẽ cho cảm giác khác nhau. Cảm giác này có được khi tác động trực tiếp (xúc giác), cùng như khi quan sát (thị giác). *Một số SPMT sử dụng nhiều vật liệu khác nhau: – GV hướng dẫn HS mở SGK MT3, trang 30, quan sát và tìm hiểu một số SPMT sử dụng những vật liệu khác nhau và đặt câu hỏi trong SGK. – GV cũng có thể sử dụng một số SPMT để minh họa trực quan cho HS thuận tiện hình dung. – GV ghi một số ý kiến của HS về chất cảm lên bảng. – Căn cứ ý kiến của HS, GV chốt ý: Sử dụng kết hợp vật liệu trong thực hành, sáng tạo SPMT cho những hiệu quả khác nhau về thị giác, giúp SPMT hấp dẫn. Tuy nhiên, không sử dụng quá nhiều vật liệu đối với một SPMT. Đặt các vật liệu có cảm giác khác nhau để tạo nên sự tương phản về vật liệu. Ví dụ: vật liệu cho cảm giác xù xì đặt bên vật liệu cho cảm giác nhẵn… *GV tổ chức cho HS thi kể các vật liệu có trong tự nhiên, trong gia đình, trong cuộc sống mà em biết theo cá nhân/nhóm. *Củng cố: – Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. – Khen ngợi HS học tốt. – Liên hệ thực tế cuộc sống. – Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: – Xem trước hoạt động 2 và 3 của chủ đề. – Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế…cho tiết học sau. |
– HS xem và nhận biết những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, trong cuộc sống, tái chế…có thể tạo SPMT.
– HS trả lời
Phát huy – Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT
– HS biết đến một số chất liệu cho những cảm giác khác nhau khi tác động. – Thông qua quan sát, tác động trực tiếp bằng tay, HS hiểu được về chất cảm khi lựa chọn vật liệu thực hành.
– HS quan sát một số vật liệu trong thiên nhiên, tái sử dụng. – HS biết và gọi tên được một số cảm giác về vật liệu.
– HS có kiến thức cơ bản về chất cảm.
– HS đại diện của mỗi nhóm lên sờ và mô tả cảm giác về vật liệu mà mình sờ được. HS nói vật liệu nào thì giơ vật liệu đó lên. – HS lớp nhận xét
– HS không tham gia sẽ liên tưởng và kể một số vật liệu cho những cảm giác khác nhau. – Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức của hoạt động mà GV chốt ý.
– HS mở SGK MT3, trang 30, quan sát và tìm hiểu một số SPMT sử dụng những vật liệu khác nhau và trả lời câu hỏi trong SGK. – HS quan sát, hình dung các SPMT mà GV cho xem.
– HS nhắc lại
– HS lắng nghe, ghi nhớ: Sử dụng kết hợp vật liệu trong thực hành, sáng tạo SPMT cho những hiệu quả khác nhau về thị giác, giúp SPMT hấp dẫn. Tuy nhiên, không sử dụng quá nhiều vật liệu đối với một SPMT. Đặt các vật liệu có cảm giác khác nhau để tạo nên sự tương phản về vật liệu. Ví dụ: vật liệu cho cảm giác xù xì đặt bên vật liệu cho cảm giác nhẵn… – HS thi kể các vật liệu có trong tự nhiên, trong gia đình, trong cuộc sống mà em biết theo cá nhân/nhóm.
– 1, 2 HS nêu – Phát huy – Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày.
– Thực hiện ở nhà – Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng HT cho tiết sau.
|
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tải xuống
Báo link hỏng tại phần bình luận hoặc gửi về cho page qua địa chỉ admin@blogtailieu.com hoặc cho tác giả admin@love15.org