Giáo án toán lớp 6 tiết 5 Bài 5 Phép nhân và phép chia số tự nhiên kèm theo phân phối chương trình dự thảo của Lai Châu môn toán lớp 6 và nội dung giáo án do nhóm Vui học mỗi ngày chia sẻ trong Bộ giáo án toán lớp 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Nội dung Giáo án toán lớp 6 tiết 5 Bài 5 Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Bản text xem trước
Tiết 5,6 §5.PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
– Nhận biết được thừa số, tích ; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư.
– Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
– Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân (dấu “x” hoặc dấu “.”)
- Năng lực
* Năng lực riêng:
– Sử dụng linh hoạt các ký hiệu của phép nhân ( axb; a.b; ab) tùy hoàn cảnh cụ thể.
– Tìm được tích của hai thừa số; tìm được thương và số dư (nếu có) của một phép chia.
– Vận dụng được các tính chất của phép nhân và phép cộng trong tính toán.
– Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.
* Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi khám phá và sáng tạo cho học sinh.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: Một túi gạo 10kg, trên vỏ ghi 20 000đ/1kg và 6 tờ tiền 50 000.
2 – HS : Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1:
- Hoạt động 1: Khởi động ( 5′)
- a) Mục đích: HS biết sử dụng phép nhân trong thực tế đời sống hàng ngày.
- b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
- c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu hình ảnh và hỏi: Mẹ em mua một túi gạo 10 kg gạo ngon loại 20 nghìn đồng một kilogam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Phép nhân số tự nhiên (21′)
- a) Mục đích:
+ Nhắc lại định nghĩa phép nhân; tích, thừa số. Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân.
+ HS giải quyết được bài toán thực tiễn
- b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK , hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm:
+ HS sử dụng được tính chất của phép nhân trong tính toán.
+ HS hoàn thành được phần Luyện tập 1, vận dụng 1.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS tự tìm hiểu thông tin phần đọc hiểu trong sgk/17 GV: Giới thiệu các trường hợp không viết dấu nhân giữa các thừa số . + GV lấy thêm ví dụ: abc là thể tích khối hộp chữ nhật, 4a là chu vi của hình vuông, … GV: trình chiếu ví dụ 1 * HS hoàn thành Luyện tập 1; Vận dụng 1 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi phần luyện tập 1. .+ HS hoạt động nhóm cặp đôi chia sẻ làm phần vận dụng 1 + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Đại diện 1 nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả học sinh nêu ra |
1. Phép nhân số tự nhiên
a . b = c (thừa số) . (thừa số) = (tích) * Chú ý: SGK/ 17 Ví dụ: a.b = ab ; 4.x.y = 4xy;
Ví dụ 1: Sgk/ 17
Luyện tập 1 a) 834.57 = 475 38 b) 603. 295 = 177 885
Vận dụng 1: Bác Thiệp phải trả số tiền là: 350. 250 = 875 000 đồng
|
Hoạt động 2.2: Tính chất của phép nhân:(18′)
- a) Mục đích:
+ HS trải nghiệm dẫn đến nhận biết các tính chất quen thuộc của phép nhân. Củng cố được kỹ năng tính nhẩm.
+ HS sử dụng được phép nhân trong cuộc sống.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
- c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV phát phiếu học tập. Yêu cầu HS hoạt động nhóm. ( tg 2′) Nhóm 1: Hđ 1 Nhóm 2: Hđ 2 Nhóm 3: Hđ 3 ? Các nhóm đổi chéo phiếu học tập. ? Hs tự tìm hiểu phần chú ý ?HS đứng tại chỗ trả lời: 2.5 = 4.25= 8. 125= GV: Khi tính các tích có các cặp thừa số như thế ta nên nhóm chúng lại với nhau ? GV chiếu ví dụ 2 – GV yêu cầu HS hoàn thành luyện tập 2, vận dụng 2 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu của phiếu học tập + GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần. – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu. +Đại diện các nhóm nhận xét bài nhóm bạn. – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức |
* Tính chất của phép nhân
Phép nhân có các tính chất: + Giao hoán: ab = ba + Kết hợp: (ab)c = a(bc) + Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a(b+c) = ab+ ac * Chú ý: Sgk/18
* Ví dụ 2: SGK/18
Luyện tập 2: 125. 8001.8 = (125.8). 8001 = 1000. 8001 = 8001000
Vận dụng 2: Nhà trường phải trả số tiền là: 32.8.96 000 = 24576 000 đồng
|
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
– Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
– Học thuộc: Tính chất của phép nhân cùng các chú ý.
– Làm bài tập 1.23, bài tập 1.25 SGK trang 19
Xem tài liệu
Tải xuống
(đang cập nhật)
Các bạn đang xem Tài liệu Giáo án toán lớp 6 tiết 5 Bài 5 Phép nhân và phép chia số tự nhiên nằm trong phần Bộ giáo án toán lớp 6 kết nối tri thức với cuộc sống thuộc giáo án toán học
Để lại ý kiến ở phần bình luận cho Giáo án toán lớp 6 tiết 5 Bài 5 Phép nhân và phép chia số tự nhiên