Blog Tài Liệu
    • Trang chủ
    • Tiểu học
      • Tiếng việt
      • Toán học
    • Chuyên đề
      • Chuyên đề Toán học
      • Chuyên đề vật lý
      • Chuyên đề hóa học
      • Chuyên đề Sinh học
      • Chuyên đề Ngữ văn
      • Chuyên đề Ngoại ngữ
      • Chuyên đề Lịch sử
      • Chuyên đề Địa lý
      • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
      • Chuyên đề Tin học
      • Chuyên đề Âm nhạc
    • Giáo án
      • Giáo án Toán học
      • Giáo án Vật lý
      • Giáo án hóa học
      • Giáo án sinh học
      • Giáo án Ngữ văn
      • Giáo án tiếng anh
      • Giáo án Lịch sử
      • Giáo án Địa lý
      • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
      • Giáo án giáo dục công dân
    • Giải trí
      • VideoÂm nhạc
      • Video game
      • Truyện cười
      • Kỹ sư nạc nối
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Tài liệu sưu tầm
      • Phần mềm hỗ trợ
    • GDPT 2018
    • Kế hoach giáo dục
      • Sách giáo khoa lớp 1
      • Sách giáo khoa lớp 2
      • Sách giáo khoa lớp 6
    Không có kết quả
    View All Result
    • Trang chủ
    • Tiểu học
      • Tiếng việt
      • Toán học
    • Chuyên đề
      • Chuyên đề Toán học
      • Chuyên đề vật lý
      • Chuyên đề hóa học
      • Chuyên đề Sinh học
      • Chuyên đề Ngữ văn
      • Chuyên đề Ngoại ngữ
      • Chuyên đề Lịch sử
      • Chuyên đề Địa lý
      • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
      • Chuyên đề Tin học
      • Chuyên đề Âm nhạc
    • Giáo án
      • Giáo án Toán học
      • Giáo án Vật lý
      • Giáo án hóa học
      • Giáo án sinh học
      • Giáo án Ngữ văn
      • Giáo án tiếng anh
      • Giáo án Lịch sử
      • Giáo án Địa lý
      • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
      • Giáo án giáo dục công dân
    • Giải trí
      • VideoÂm nhạc
      • Video game
      • Truyện cười
      • Kỹ sư nạc nối
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Tài liệu sưu tầm
      • Phần mềm hỗ trợ
    • GDPT 2018
    • Kế hoach giáo dục
      • Sách giáo khoa lớp 1
      • Sách giáo khoa lớp 2
      • Sách giáo khoa lớp 6
    Không có kết quả
    View All Result
    Blog Tài Liệu
    Không có kết quả
    View All Result
    Trang chủ Chuyên đề GDPT 2018

    Kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử

    Hoàng Trần by Hoàng Trần
    04/01/2021
    in GDPT 2018
    0
    36
    SHARES
    715
    VIEWS
    Chia sẻ lên Facebook

    Đáp án Mô đun 2 GVPT Môn Lịch sử (THPT), Kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử được tổng hợp theo yêu cầu của thầy cô. Kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử đã được thông qua và có chất lượng, mong Đáp án Mô đun 2 GVPT Môn Lịch sử (THPT) Kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử sẽ giúp các thầy cô trong quá trình học tập.

     

    Mục lục

    1. Mô đun 2 Môn Lịch sử (THPT) – Phần thảo luận Mô đun 2 Môn Lịch sử
    2. Đáp án Mô đun 2 Môn Lịch sử (THPT) – Phần kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử
      1. Phần kế hoạch bài dạy Mô đun 3 Môn Lịch sử – bản text
      2. Phần kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử – bản tải xuống ở đây
    3. Đáp án Mô đul 2 Môn Lịch sử (THPT)

    Mô đun 2 Môn Lịch sử (THPT) – Phần thảo luận Mô đun 2 Môn Lịch sử

    Phần thảo luận Mô đun 2 Môn Lịch sử

    Đáp án Mô đun 2 Môn Lịch sử (THPT) – Phần kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử

    Phần kế hoạch bài dạy Mô đun 3 Môn Lịch sử – bản text

    BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
    GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
    Thời lượng: 2 tiết
    I.MỤC TIÊU
    1. Kiến thức
    +Tình hình, nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam sau hiệp định Pari 1973.
    + Nắm những nét chính về tình hình MN sau hiệp định Pari, về Hội nghị lần thứ 21 của BCH TW Đảng và chiến thắng Phước Long.
    + Nắm được thời cơ, Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
    + Diễn biến, kết quả cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
    + Nêu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    + Lí giải tại sao hội nghị TW lần thứ 21 xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam.
    + Hiểu được sự đúng đắn, sáng tạo của chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam; tình hình so sánh lực lượng ta đã mạnh hơn địch; Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.; Hiểu ý nghĩa của chiến dịch Huế – Đà Nẵng
    + Rút ra được ý nghĩa của chiến thắng Phước Long.
    + Giải thích được vị trí của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế- Đà Nẵng trong kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam; Phân tích được nghệ thuật quân sự của chiến dịch Tây Nguyên
    + So sánh chiến dịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ.
    + Rút ra thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Nguyên nhân quyết định nhất? Vì sao?
    + Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975
    + Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
    2. Năng lực
    – Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện, năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành bộ môn…
    – Năng lực đặc thù:
    + Năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử dân tộc qua kỹ năng thu nhận kiến thức quá trình miền Nam đấu tranh chống bình định, lấn chiếm, tạo thế và lực hướng tới giải phóng hoàn toàn Miền Nam; Giải phóng miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
    + Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh, lược đồ lịch sử của các chiến dịch lịch sử.
    + Đánh giá, so sánh, phân tích để thấy được sự khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ; Phân tích được nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
    – Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn: biết cách tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
    3. Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu nước, trách nhiệm
    Tích cực đọc sách báo, tài liệu, thu thập thông tin từ các phương tiện để mở rộng hiểu biết về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    1. Chuẩn bị của GV
    – Máy tính, máy chiếu
    – Một số hình ảnh, lược đồ về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
    – Các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
    – Các phiếu học tập
    2. Chuẩn bị của học sinh
    – Các nhóm HS tìm hiểu về kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam và cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
    – Phân công hoạt động nhóm (5-7 HS/nhóm)
    + Nhóm 1: Nội dung của kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chỉ ra tính đúng đắn và nhân văn của kế hoạch.
    + Nhóm 2: Tìm hiểu về chiến dịch Tây Nguyên.
    + Nhóm 3: Tìm hiểu về chiến dịch Huế- Đà Nẵng.
    + Nhóm 4: Tìm hiểu về chiến dịch Hồ Chí Minh.
    – Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
    1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
    a. Mục tiêu. Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
    b. Nội dung: Cho HS nghe bài hát Tiến về Sài Gòn – Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
    c. Sản phẩm học tập
    – Âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng thể hiện cho tinh thần, khí thế của quân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
    – GV đánh giá, nhận xét và dẫn vào bài: Sau khi Hiệp định Pari được kí kết tình hình miền Nam thay đổi mau lẹ, căn cứ vào đó Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vậy Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam ra sao? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi đó.
    d. Tổ chức hoạt động: GV mở video cho HS nghe bài hát Tiến về Sài Gòn – Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sau đó đặt câu hỏi:
    ? Bài hát tên là gì, do nhạc sĩ nào sáng tác, cảm nhận của em khi nghe bài hát.
    2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
    Nội dung 1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pari năm 1973 .
    a.Mục tiêu.
    Nêu được tình hình nước ta sau Hiệp định Pari
    b. Nội dung
    Thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Hiệp định Pari năm 1973.
    Nhiệm vụ cách mạng và chủ trương của Đảng.
    Những thắng lợi của nhân dân hai miền Nam- Bắc.
    c. Sản phẩm học tập.
    1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pari năm 1973 .
    *Thuận lợi:
    +Với Hiệp định Pari năm 1973, cách mạng nước ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút, tạo thế và lực mới để tiến lên đánh cho Ngụy nhào.
    + Tại miền Nam lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng.
    + Tại miền Bắc hòa bình được lập lại, tăng cường chi viện cho miền Nam, Lào, Campuchia.
    * Khó khăn
    + Quân ngụy tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
    + Liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng
    * Thắng lợi của nhân dân hai miền Nam- Bắc.
    – 7 – 1973, BCHTW Đảng họp hội nghị lần thứ 21, hội nghị nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường CM bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
    – 6/1/1975 Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa quan trọng được coi là đòn trinh sát chiến lược của ta. Là cơ sở quan trọng để Bộ Chính trị đưa ra chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    d. Tổ chức hoạt động: giải quyết vấn đề, khám phá.
    – GV giao nhiệm vụ: Học sinh đọc phần 1 trong SGK để tự tìm hiểu khám phá kiến thức theo nội dung vấn đề giáo viên đưa ra.
    + Những thuận lợi và khó khan của nước ta sau hiệp định Pari.
    + Những thắng lợi của cách mạng hai miền.
    – HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
    Nội dung 2. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
    a. Mục tiêu:
    Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 được thực hiện bằng 3 đòn tấn công chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí minh.
    b.Nội dung
    Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với 3 chiến dịch: Tây Nguyên; Huế – Đà Nẵng; HCM.
    c. Sản phẩm học tập.
    * Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
    – Cuối 74- đầu 75 so sánh lực lượng thay đối mau lẹ có lợi cho CM. Bộ chính trị TW đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN trong 2 năm 75-76.
    -HN nhấn mạnh, cả năm 75 là thời có, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 75 thì lập tức giải phóng hoàn toàn MN trong năm 75.
    -Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
    Nhóm 1: Hình ảnh về Hội nghị Bộ Chính trị* Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
    – Chiến dịch Tây Nguyên (4/3-24/3/1975)
    + Ngày 4/3, ta đánh nghi binh ở Playku, Kontum
    + Ngày 10/3, ta tấn công Buôn ma Thuột.
    + Ngày 24/3, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
    + Ý nghĩa: Chuyển cuộc kháng chiến chống mĩ từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công trên toàn chiến trường.
    Nhóm 2: Hình ảnh về chiến dịch Tây Nguyên

    Hình ảnh địch rút chạy khỏi Tây Nguyên Nguyễn Văn Thiệu

    – Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21/3-29/3).
    + Ngày 25/3, ta tiến vào cố đô Huế.
    + Ngày 26/3, giải phóng cố đô Huế và tỉnh Thừa Thiên.
    + Ngày 29/3, giải phóng Đà Nẵng.
    + Ý nghĩa: Đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta sang thế áp đảo hoàn toàn.
    Nhóm 3: Hình ảnh Lược đồ chiến dịch Huế- Đà Nẵng

    – Chiến dịch Hồ Chí minh (26/4-30/4)
    + Cuối tháng 3, Bộ Chính trị, Trng ương Đảng khẳng định: thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975, quyết định ở chiến dịch Sài Gòn- Gia Định.
    + 17h ngày 26/4, quân ta nổ súng ở đầu chiến dịch Hồ Chí minh.
    + 10h45 phút ngày 30/4, Sài Gòn được giải phóng, chiến dịch Hồ Chí minh kết thúc thắng lợi.
    + Ý nghĩa: tạo điều kiện để giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    Nhóm 4: Hình ảnh về chiến dịch Hồ Chí Minh

    d. Tổ chức hoạt động:
    Giáo viên cung cấp cho học sinh phim tư liệu về Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, khoảng 7 phút
    Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III, sgk từ trang 192-196, hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu
    + Nhóm 1: Nội dung của kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chỉ ra tính đúng đắn và nhân văn của kế hoạch.
    + Nhóm 2: Tìm hiểu về chiến dịch Tây Nguyên.
    + Nhóm 3: Tìm hiểu về chiến dịch Huế- Đà Nẵng.
    + Nhóm 4: Tìm hiểu về chiến dịch Hồ Chí Minh.
    Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận theo nhóm trên cơ sở kĩ thuật khăn trải bàn.
    Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.
    Nội dung 3: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
    a. Mục tiêu:
    Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước
    Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước
    b.Nội dung
    Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    c.Sản phẩm học tập.
    – Nguyên nhân thắng lợi
    Nguyên nhân chủ quan:
    + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn sáng tạo.
    + Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết chiến đấu dũng cảm. có hậu phương miền Bacư không ngừng lớn mạnh
    Nguyên nhân khách quan:
    + Có sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương;
    + Sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới (các nước XHCN, Liên Xô – Trung Quốc); phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới.
    Nguyên nhân quan trọng nhất: Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
    -Ý nghĩa lịch sử:
    Đối với dân tộc
    + Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh GPDT và bảo vệ tổ quốc
    + Chấm dứt ách thống trị của CNĐQ trên đất nước ta.
    + Hoàn thành cuộc cách mạng DTCĐN trong cả nước, thống nhất đất nước.
    + Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc : độc lập, thống nhất, đi lên CNXH
    Đối với thế giới:
    – Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
    – Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
    d. Tổ chức hoạt động:
    Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục IV, sgk trang 197, thực hiện yêu cầu
    1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
    2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    – Học sinh hoạt động cá nhân.
    – Giáo viên yêu cầu 2 học sinh bày sản phẩm , học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.
    3. Hoạt động 3: Luyện tập
    a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức trong bài.
    b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
    c. Sảm phẩm
    d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà
    + Làm tự luận.
    + Thảo luận trả lời câu hỏi mở rộng.
    *Câu hỏi trắc nghiệm:
    Câu 1: Gây tâm lí hoang mang, tuyệt vọng trong ngụy quân, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước với sức mạnh áp đảo. Đó là ý nghĩa của
    A. chiến thắng Tây Nguyên. B. chiến thắng Huế- Đà Nẵng.
    C. chiến thắng Phước Long. D. chiến thắng Hồ Chí Minh.
    Câu 2: Tháng 1- 1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?
    A. Đường 9- Nam Lào. B. Huế – Đà Nẵng.
    C. Tây Nguyên. D. Đường 14- Phước Long.
    Câu 3: Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta sang giai đoạn
    A. phản công. B. tiến công trực diện.
    C. tổng tiến công. D. phản công trên toàn chiến trường.
    Câu 4: Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận sự thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?
    A. Hiệp định Pari năm 1973.
    B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.
    C. Trận ” Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
    D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
    Câu 5. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lực lượng chính trị giữ vai trò
    A. hỗ trợ lực lượng vũ trang. B. quyết định thắng lợi.
    C. nòng cốt. D. xung kích.
    Câu 6: Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên (T3/1975) là ở
    A. KonTum. B. Playku. C. Buôn Ma Thuột D. Đắc Lacsak.
    Câu 7. Chiến dịch nào đã kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền NamViệt Nam?
    A. Huế – Đà Nẵng. B. Đường 14 – Phước Long.
    C. Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên.
    Câu 8: “được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”, là chiến thắng nào của dân tộc Việt Nam?
    A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    B. Chiến thắng Điện Biện Phủ năm 1954.
    C. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
    D. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi.
    Câu 9: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh(1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về
    A. sự huy động cao nhất lực lượng. B. kết cục quân sự.
    C. mục tiêu tiến công. D. quyết tâm giành thắng lợi.
    Câu 10: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là
    A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
    B. chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    C. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
    D. chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước.
    2.4. Hoạt động vận dụng (5’)
    a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để đánh giá, nhận định về những sự kiện lịch sử.
    b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi tự luận
    c. Sản phẩm
    d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ về nhà:
    + Làm tự luận.
    + Thảo luận trả lời câu hỏi vận dụng.
    Câu 1. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi ” mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”. Nêu quan điểm của bản thân về nhận định đó.
    Câu 2. So sánh chiến dịch HCM và chiến dịch ĐBP với các tiêu chí sau:
    So Sánh CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH 1975
    Tính chất
    Lực lượng
    Mục tiêu
    Hình thức
    Phương châm
    Thời gian
    Kết quả
    Ý nghĩa

    Phần kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Môn Lịch sử – bản tải xuống ở đây

    Tải về
    Tải xuống

    Kế hoạch bài dạy ở đây

    Đáp án Mô đul 2 Môn Lịch sử (THPT)

    Đáp án Mô đul 2 Môn Lịch sử (THPT) (3 câu tính điểm)

    Share this...
    Bài trước

    Đáp án Mô đun 2 GVPT Môn Lịch sử (THPT)

    Bài tiếp theo

    Phần thảo luận Mô đun 2 Môn Lịch sử

    Hoàng Trần

    Hoàng Trần

    Thầy Hoàng - Giáo viên trường PTDTBT THCS Nậm Ban.
    Facebook:https://www.facebook.com/netsinh
    Fanpage:https://www.facebook.com/Blogtailieu
    Youtube:https://www.youtube.com
    Nhóm Vui học mỗi ngày

    Related Posts

    Lịch nghỉ học và trở lại trường của học sinh 63 tỉnh thành
    GDPT 2018

    Đáp án Mô đun 2 Môn Giáo dục Thể chất (THPT)

    24/02/2021
    853
    Giáo án VĂN 10 PTNL THEO 4 BƯỚC KI 2 pdf
    GDPT 2018

    ĐÁP ÁN MÔN TOÁN MÔ ĐUN 1 THPT

    07/02/2021
    143
    đáp án module 1 môn toán tiểu học
    GDPT 2018

    đáp án module 1 môn toán tiểu học

    07/02/2021
    603
    đáp án module 1 môn toán thcs
    Chuyên đề Toán học

    đáp án module 1 môn toán thcs

    07/02/2021
    6.5k
    Kế hoạch Giáo dục GDCD năm 2021
    Kế hoach giáo dục

    Kế hoạch Giáo dục ĐỊA LÝ 9 năm 2021

    04/02/2021
    32
    Kế hoạch Giáo dục GDCD năm 2021
    Kế hoach giáo dục

    Kế hoạch Giáo dục ĐỊA LÝ 7 năm 2021

    04/02/2021
    28
    Bài tiếp theo
    Đáp án Mô đun 2 GVPT Môn Lịch sử (THPT)

    Phần thảo luận Mô đun 2 Môn Lịch sử

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    • Xu hướng
    • Bình luận
    • Mới nhất
    Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô dun 2

    Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 đại trà

    07/02/2021
    Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô dun 2

    Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô dun 2 đầy đủ các môn

    07/02/2021
    Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn ngữ văn THCS

    Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn ngữ văn THCS

    07/02/2021
    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, Đáp án câu hỏi video modul 2 thcs

    Kế hoạch bài dạy modun 2 tất cả các môn

    07/02/2021
    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, Đáp án câu hỏi video modul 2 thcs

    Kế hoạch bài dạy modun 2 tất cả các môn

    61
    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs, Đáp án câu hỏi video modul 2 thcs

    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs

    34
    Tuyển tập các bài toán lớp 5 hay nhất, Bài toán hay lớp 5 gồm nhiều dạng toán cơ bản và nâng cao; 100 bài toán trắc nghiệm, các đề thi học sinh giỏi; bài tập toán hay của Violympic Các bài toán hay và khó trên Violympic lớp 5 là tài liệu luyện thi Violympic lớp 5 miễn phí dành cho các em học sinh. Tài liệu này tổng hợp những câu hỏi khó trong các kỳ thi giải Toán qua mạng Internet, .. Tuyển tập những bài Toán hay lớp 5 là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 5 ôn luyện kỹ năng giải Toán,...

    Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 9

    30
    Giáo án theo chủ đề toán 6, 7, 8, 9 | công văn 3280| giáo án toán theo chủ đề công văn 3280

    Giáo án dạy thêm ngữ văn 6, 7,8, 9

    24
    SGV Môn Giáo dục thể chất 6

    Sách giáo viên Giáo dục thể chất 6 | Chân trời sáng tạo

    07/03/2021
    SGV Môn Giáo dục thể chất 6

    SGK, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 | Chân trời sáng tạo

    07/03/2021
    SGK, SBT, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 kết nối tri thức và cuộc sống

    SGK, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 kết nối tri thức và cuộc sống

    06/03/2021
    SGK, SBT, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 kết nối tri thức và cuộc sống

    Sách giáo viên Giáo dục thể chất 6 | Kết nối tri thức và cuộc sống

    06/03/2021

    Mới cập nhật

    SGV Môn Giáo dục thể chất 6

    Sách giáo viên Giáo dục thể chất 6 | Chân trời sáng tạo

    07/03/2021
    38
    SGV Môn Giáo dục thể chất 6

    SGK, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 | Chân trời sáng tạo

    07/03/2021
    7
    SGK, SBT, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 kết nối tri thức và cuộc sống

    SGK, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 kết nối tri thức và cuộc sống

    06/03/2021
    22
    SGK, SBT, SGV Môn Giáo dục thể chất 6 kết nối tri thức và cuộc sống

    Sách giáo viên Giáo dục thể chất 6 | Kết nối tri thức và cuộc sống

    06/03/2021
    6
    SGK, SGV Môn Lịch sử và Địa lí 6

    SGK, SGV Môn Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    06/03/2021
    27
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ
    • Giới thiệu

    © 2020 All rights reserved

    Không có kết quả
    View All Result
    • Trang chủ
    • Tiểu học
      • Tiếng việt
      • Toán học
    • Chuyên đề
      • Chuyên đề Toán học
      • Chuyên đề vật lý
      • Chuyên đề hóa học
      • Chuyên đề Sinh học
      • Chuyên đề Ngữ văn
      • Chuyên đề Ngoại ngữ
      • Chuyên đề Lịch sử
      • Chuyên đề Địa lý
      • Chuyên đề Âm nhạc – Mĩ thuật
      • Chuyên đề Tin học
      • Chuyên đề Âm nhạc
    • Giáo án
      • Giáo án Toán học
      • Giáo án Vật lý
      • Giáo án hóa học
      • Giáo án sinh học
      • Giáo án Ngữ văn
      • Giáo án tiếng anh
      • Giáo án Lịch sử
      • Giáo án Địa lý
      • Giáo án Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
      • Giáo án giáo dục công dân
    • Giải trí
      • VideoÂm nhạc
      • Video game
      • Truyện cười
      • Kỹ sư nạc nối
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Tài liệu sưu tầm
      • Phần mềm hỗ trợ
    • GDPT 2018
    • Kế hoach giáo dục
      • Sách giáo khoa lớp 1
      • Sách giáo khoa lớp 2
      • Sách giáo khoa lớp 6

    © 2020 All rights reserved