Sản phẩm cuối khóa mô đun 9 toán THCS
Sản phẩm cuối khóa mô đun 9 toán THCS
ĐÁNH GIÁ CUỐI KHOÁ HỌC MÔ ĐUN 9
Bài tập 1.
1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn … có ứng dụng CNTT ở cấp … đã có.
2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.
Sản phẩm cần nộp
1. Học liệu số
Lưu ý đối với một số học liệu số:
TT Học liệu Định dạng Yêu cầu kĩ thuật
1 Văn bản PPT, PPTX, DOC, DOCX, PDF… Yêu cầu 1: Đặt tên tập tin
Đặt tên tập tin theo đúng yêu cầu (Ví dụ: .BTCK.docx,…).
Yêu cầu 2: Kích thước tập tin
– Đối với tập văn bản, kích thước file không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 10MB, không quá 1000 từ,…).
– Đối với tập tin trình chiếu, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 50MB, từ 5 – 7 slides, có hình ảnh đẹp, phù hợp,…).
– Đối với tập tin hình ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 5MB, kích thước 800×1000 pixel,…).
– Đối với tập tin phim ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 100MB, từ 3 – 5 phút, độ phân giải từ 640×360,…).
– Đối với tập tin mô phỏng… hay các sản phẩm khác, cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu có liên quan với sản phẩm đã chọn.
Lưu ý:
– Đối với sản phẩm có chứa nhiều tập tin, cần nén lại thành một tập tin với định dạng nén (.zip hoặc .rar,…) và đặt tên BTCK.rar).
– Không được phép nộp sản phẩm dạng liên kết (link) bởi sản phẩm có thể bị mất.
2 Hình ảnh PNG, JPG
3 Video MP4
4 Mô phỏng YKA
2. Bản mô tả
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: BÀI 1: TAM GIÁC ĐỀU. HÌNH VUÔNG. LỤC GIÁC ĐỀU
Môn học: Toán ; Lớp: 6
Thời lượng thực hiện: (3 tiết)
I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS.
– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).
– Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.
– Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.
2. Năng lực:
– Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực chung như: NL tự học thông qua hoạt động cá nhân; NL hợp tác thông qua trao đổi với bạn bè và hoạt động nhóm.
– Góp phần phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL mô hình hoá toán học; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán; NL giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:
– Góp phần phát triển phẩm chất : Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số
– Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, loa, thước kẻ, Compa, ba chiếc que có độ dài bằng nhau, 1 mảnh bìa hình tam giác đều.
– Học liệu số:
+ Bải giảng Powerpoint, video mô phỏng vẽ hình, hình ảnh về tam giác đều trong thực tế.
+ SGK điện tử đường link https://www.hoc10.vn/bo-sach-canh-dieu.html.
+ Giao bài cho học sinh theo đường link: https://docs.google.com/forms/
III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số
Tiết 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV chiếu hình ảnh về gạch lát nền và yêu cầu HS quan sát các hình gạch lát nền và gọi tên hình đã biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và nhận diện các hình tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, trao đổi và thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đặt vấn đề và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình ảnh các viên gạch lát dùng trang trí nhà thường thấy trong cuộc sống và trong gia đình. Trong toán học thì chúng có điều gì đặc biệt. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của các hình” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. TAM GIÁC ĐỀU
Hoạt động 1:
a) Mục tiêu:
– HS nhận biết được tam giác đều.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và thực hiện ghép hình và nhận diện hình. tam giác đều.
c) Sản phẩm:
– Ba chiếc que được ghép thành hình tam giác đều
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu học sinh thực hiện xếp ba chiếc que có độ dài bằng nhau như yêu cầu ở Hoạt động 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS quan sát hình ảnh trong SGK và trên màn chiếu và xếp ba que gỗ thành hình tam giác đều
– GV: quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS báo cáo sản phẩm các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
( 2 bạn kiểm tra chéo bài của nhau)
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
GV giới thiệu tam giác HS ghép được là một tam giác đều.
Hoạt động 2:
a) Mục tiêu:
– HS mô tả được đỉnh, cạnh, góc của tam giác đều.
– HS nhận biết được sự bằng nhau của các góc, các cạnh của tam giác đều.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm:
– HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần hoạt động gấp giấy và đưa ra nhận xét về đặc điểm của hình tam giác đều.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm đôi, gấp giấy như phần hướng dẫn trong Hoạt động 2:
+ Gấp mảnh giấy ( hay bìa mỏng) hình tam giác đều ABC như hướng dẫn ở Hoạt động 2a. Dựa trên cảm nhận bằng mắt thường để so sánh hai cạnh AB và AC; hai góc ABC và ACB.
+ Gấp mảnh giấy (hay bìa mỏng) hình tam giác đều ABC như hướng dẫn ở Hoạt động 2b. Dựa trên cảm nhận bằng mắt thường để so sánh hai cạnh BC và BA; hai góc BCA và ACB.
GV cho HS xem phần vieo hướng dẫn gấp giấy
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS đọc yêu cầu của HĐ2, quan sát hình vẽ và video hướng dẫn. Tiến hành gập giấy và đưa ra nhận xét theo câu hỏi gợi ý.
– GV quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– Các cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động của mình
– Các nhóm khác nhận xét về thao tác gập giấy và câu trả lời của các bạn và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS, tổng quát lại các đặc điểm của tam giác đều.
– GV nhấn mạnh: Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau, ba góc ở các đỉnh bằng nhau. Sau đó, GV giúp HS biểu đạt lại nội dung phần nhận xét dưới dạng kí hiệu.
– GV nhắc HS cách kí hiệu các yếu tố bằng nhau trên hình vẽ ( hình 4) và cách đọc các yếu tố được kí hiệu bằng nhau trên hình.
a)
Cạnh AB bằng cạnh AC
Góc ABC bằng góc ACB
b)
Cạnh BC bằng cạnh BA
Góc BCA bằng góc BAC
*Nhận xét: Tam giác đều ABC ở Hình 2 có:
– Ba cạnh bằng nhau AB = BC = CA.
– Ba góc ở các đỉnh A, B, C bằng nhau.
Chú ý: SGK (tr93)
Hoạt động 3: Vẽ tam giác đều
a) Mục tiêu:
– HS biết vẽ tam giác đều với độ dài cạnh cho trước.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, video trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu cách vẽ tam giác đều.
c) Sản phẩm:
– HS vẽ được tam giác đều với độ dài cạnh cho trước.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc VD1 và quan sát hình vẽ trong SGK và nêu các bước vẽ một tam giác đều khi biết độ dài cạnh bằng thước kẻ và compa.
– GV cho HS xem video hướng dẫn vẽ hình
– Sau đó, GV cho HS luyện tập vẽ bằng thước kẻ và compa một tam giác đều khi biết độ dài cạnh (như phần Luyện tập 1).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS đọc Ví dụ và quan sát hình vẽ trong SGK nêu các bước vẽ tam giác đều
HS xem video hướng dẫn vẽ hình và thực hiện vẽ tam giác đều theo yêu cầu của LT1.
– GV: quan sát và trợ giúp HS.
(Nếu thấy HS còn lúng tăng thì GV vừa vẽ vừa gợi ý để HS quan sát vẽ theo)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS báo cáo sản phẩm của mình.
– Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Các cặp đôi kiểm tra chéo bài của nhau
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại cách vẽ tam giác đều.
VD1
B1: Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
B2: Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.
B3: Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.
B4: Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AC và BC.
Luyện tập 1:
B1: Dùng thước vẽ đoạn thẳng EG = 4cm.
B2: Lấy E làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính EG.
B3: Lấy G làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính GE; gọi H là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.
B4: Dùng thước vẽ các đoạn thẳng EH và GH.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm Bài tập trắc nghiêm
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS đọc câu hỏi và lựa chọn đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả của mình và thảo luận, bổ sung ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại đáp án đúng và chuẩn hóa kiến thức
Câu 1: Trong các tam giác sau tam giác nào là tam giác đều
Câu 2: Tam giác MNP đều có cạnh MN = 7cm, NP và MP có độ dài bằng bao nhiêu?
A. NP = 7cm, MP = 6cm
B. NP = 6 cm, MP = 7 cm
C. NP = 6 cm, MP = 6 cm
D. NP = 7 cm, MP = 7 cm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thấy được ứng dụng của tam giác đều trong thực tế
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng thực tế, nhận diện được các đồ vật có hình tam giác đều.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS kể tên được một số vật dụng, họa tiết, công trình kiến trúc có hình ảnh tam giác đều
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS kể tên được một số vật dụng, họa tiết, công trình kiến trúc có hình ảnh tam giác đều
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả của mình và thảo luận, bổ sung ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại đáp án đúng và giới thiệu một số hình ảnh của hình tam giác đều trong thực tế
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Ôn lại kiến thức về tam giác giác đều
– GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:
+ Vẽ một tam giác đều có độ dài cạnh bằng 5cm.
+ Gập và cắt giấy thành hình tam giác đều.
– Đọc trước phần II. Hình vuông và tìm cách vẽ 1 hình vuông có độ dài cạnh bằng 3cm.
Tài liệu tham khảo Module 9 toán thcs
Nội dung đang cập nhật
Tài liệu tham khảo Link google drive
Nội dung được chia sẻ full tại:
Mình cần hỗ trợ!
Cô cần hỗ trợ nội dung nào ag. để Page giúp đỡ.
Mình giải quyết xong rồi, cảm ơn Page rất nhiều ạ!
Chúc mừng Cô đã hoàn thành hết Chương trình tập huấn.
Mình muốn xin bài tập ạ
Mình cần hỗ trợ ạ
Vâng, Page rất hân hạnh được hỗ trợ ag.
xin duoc tai ban mo ta ,chi dum voi a
Đã chia sẻ mail cho cô nhé thanhth****81@gmail.com
em có thể xin bản word dc ko ạ thầy
Tải xuống FILE
Cho em xin file Powwerpiont với ạ
Đã chia sẻ .