Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 tất cả các môn, gợi ý đáp án, Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 tất cả các môn.
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Ngân hàng câu hỏi mô đun 9
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – khoa học tự nhiên THCS
Tên chủ đề: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU
Môn Khoa học tự nhiên lớp: 6 (Sách kết nối tri thức)
Thời gian thực hiện: 1tiếtI. MỤC TIÊU ( Yêu cầu cần đạt)Năng lực
Phẩm chất Yêu cầu cần đạt Mã hoá
YCCĐ
(Khuyến khích sử dụng)
Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học
tự nhiên HS kể tên được một số nhiên liệu phổ biến. (1) 1.KHTN.1.1
Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: (than, gas, xăng dầu, …); sơ lược về an ninh năng lượng; (2) 2.KHTN.1.2
Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. (3) 3.KHTN.1.1
Tìm hiểu
tự nhiên Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của nhiên liệu thông dụng. (4) 4.KHTN 2.1
Vận dụng
kiến thức, kĩ
năng đã học HS vận dụng kiến thức đã học để vận dụng vào tìm hiểu tính chất, biện pháp sử dụng hiệu quả một số nhiên liệu ở gia đình. (5) 5.KHTN 3.1
Năng lực chung và phẩm chất chủ yếu
Năng lực
tự chủ
và tự học Tự lực: Tìm kiếm thông tin trên internet, đọc sách giáo khoa. (6) 6.TCTH.1
Năng lực giao tiếp và hợp tác Thảo luận nhóm để đề xuất phương án tìm hiểu tính chất và cách sử dụng nhiên liệu;
hợp tác nhóm tiến hành tìm hiểu về một số nhiên liệu; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sản phẩm nhóm để trình bày ý tưởng thực hiện nhiệm vụ. (7) 7.GTHT.1
Yêu nước
Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. (8) 8.PC.1
Trách nhiệm Có trách nhiệm với môi trường sống:
Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên. (9) 9.PC.2
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Thiết bị dạy học
Thiết bị công nghệ, phần mềm: máy tính, máy chiếu và màn chiếu/tivi, mạng Internet, thiết bị di động thông minh, phần mềm Zalo.
– Học liệu
+ Học liệu số: các file dữ liệu và hình minh họa trên MS-PowerPoint. Video về hậu quả của việc sử dụng lãng phí các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
+ Học liệu khác: SGK, phiếu thực hành theo số lượng HS của từng lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học Mục tiêu
dạy học Nội dung
hoạt động PPDH, KTDH
Phương án đánh giá Phương án
ứng dụng CNTT
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1
Khai thác hiểu biết của học sinh về nhiên liệu.
Từ xa,
hoặc trực tuyến. 1.KHTN.1.1-Liên hệ thực tế.
-Trả lời câu hỏi.
Gợi mởHỏi – đáp
Câu hỏi – Câu hỏitrên MS-PowerPoint
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet
Hoạt động 2.1:
Tìm hiểu các loại nhiên liệu 2.KHTN.1.2
4.KHTN 2.1
6.TCTH.1
7.GTHT.1 -Quan sát PPT, đọc SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
-Đánh giá theo nhóm. Hoạt động nhóm
Hỏi – đáp
Quan sát
Câu hỏi – Câu hỏitrên MS-PowerPoint
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet
Hoạt động 2.2:
Tìm hiểu nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu 3.KHTN.1.1
4.KHTN 2.1
6.TCTH.1
7.GTHT.1
6.PC.1
7.TN.1 -Quan sát PPT, đọc SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
-Đánh giá theo nhóm. Hoạt động nhóm
Hỏi – đáp
Quan sát
Câu hỏi – Câu hỏitrên MS-PowerPoint
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet
Hoạt động 2.3:
Tìm hiểu về an ninh năng lượng 2.KHTN.1.2
6.PC.1
7.TN.1 -Đọc SGK, trả lời câu hỏi. Gợi mở
Hỏi- đáp
Quan sát Câu hỏi – Câu hỏitrên MS-PowerPoint
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet
Hoạt động 3: Luyện tập 2.KHTN.1.2
3.KHTN.1.1
6.PC.1
7.TN.1 Trực tuyến ôn tập và trả lời câu hỏi.
Trực tiếp
– Trả lời câu hỏi
-Đánh giá đồng đẳng. Dạy học trực quan
Hỏi- đáp
Quan sát
Câu hỏi – Câu hỏitrên MS-PowerPoint
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet
Hoạt động 4: Vận dụng 2.KHTN.1.2
3.KHTN.1.1
6.PC.1
7.TN.1 – Tự nghiên cứu trả lời câu hỏi
-Đánh giá đồng đẳng Giao nhiệm vụ cá nhân tự thực hiện ở nhà Quan sát Câu hỏi – Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động 1: Khai thác hiểu biết của học sinh về nhiên liệu
a) Mục tiêu
HS kể tên được một số nhiên liệu phổ biến. (1.1)
b) Nội dung
HS trả lời câu hỏi:
– Em biết gì về nhiên liệu? (Liệt kê, nêu trạng thái, tính chất, khai thác, ….)
– Các nhiên liệu này luôn có sẵn cho con người sử dụng hay sẽ cạn kiệt theo thời gian?
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện(Thời gian 5 phút)
– HS quan sát câu hỏitrên MS-PowerPoint.
(Trực tuyến:
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet.)
– GV Khuyến khích HS phát biểu những hiểu biết mới của các em về các nguồn năng lượng mới và cách sử dụng năng lượng hiệu quả.
– GV dẫn dắt: Con người đã biết sử dụng các nhiên liệu như: củi, than đá, khí gas để đun nấu từ rất sớm. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu này đang có xu hướng cạn kiệt dần. Vậy chúng ta cần nhiên liệu nào để thay thế trong tương lai?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các loại nhiên liệu
a) Mục tiêu
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: (than, gas, xăng dầu, …); sơ lược về an ninh năng lượng; (1.2)
b) Nội dung
– GV dẫn dắt HS trả lời CH: Nhiên liệu là gì?
– HS trả lời CH TR50
1. Nhiên liệu tồn tại ở những thể nào?
2. Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hoả, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên.
c) Sản phẩm
– Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy toả nhiều nhiệt. Đó là gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng,… Nhiệt toả ra khi đốt cháy nhiên liệu được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện.
CH1. Nhiên liệu tồn tại ở các thể: rắn (than đá), lỏng (xăng, dầu), khí (khí đốt để đun nấu).
CH2. ứng dụng của các nhiên liệu được liệt kê trong bảng sau:
Nhiên liệu Ứng dụng
Dầu hỏa Đèn dầu, bếp dầu, động cơ xe, máy phát điện,…
Gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, cành cây khô) Làm củi đun nấu, sưởi ấm,…
Xăng Chạy xe ô tô, máy phát điện,…
Than đá Lò cao nung vôi, sản xuất xi măng, luyên gang, thép,…
Khí thiên nhiên Gas để nấu ăn, chạy máy phát điện, lò nung gạch, gốm, lò cao sản xuất xi măng, luyện kim loại,….
d) Tổ chức thực hiện
– HS quan sát câu hỏitrên MS-PowerPoint.
(Trực tuyến:
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet.)
* Giao nhiệm vụ học tập
– Chia HS hoạt động nhóm 4 HS.
– Thảo luận về đặc điểm, TC, ứng dụng của nhiên liệu.
* Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ nhóm yếu.
* Báo cáo, thảo luận
GV lựa chọn 1- 2 nhómtrả lời. Nhóm khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, nhận định
– Gv đánh giá, nhận xét các nhóm. Lấy điểm TX (Cho gói điểm, nhóm tự phân)
2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu
a) Mục tiêu
– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của nhiên liệu thông dụng. (2.1)
– Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. (1.1)
b) Nội dung
– GV dẫn dắt HS trả lời CH TR51
1. Hăy kể tên các nhiên liệu thường dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó an toàn, tiết kiệm.
2. Hãy cho biết một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
– HS thảo luận thực hiện hoạt động TR51 “Tìm hiểu tính chất của nhiên liệu”
1. Quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hằng ngày như bật bếp gas, bật chiếc bật lửa gas, châm lừa đèn dầu, đốt cháy than củi,… Em hãy nhận xét về tinh bắt lửa của nhiên liệu gas, dầu, than. Để dập tắt bếp than củi, em làm thế nào?
2. Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng. Tại sao?
3. Nêu các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy.
c) Sản phẩm
CH1. Các nhiên liệu có thể sử dụng để đun nấu trong gia đình: gas, dầu hoả, củi.
Cách dùng các nhiên liệu an toàn và tiết kiệm: Gas rất dễ bắt lửa nên cần ldểm tra sự rò rỉ của khí gas qua mùi đặc trưng của khí gas.
Khi phát hiện ra mùi khí gas cần mở các cửa để thông thoáng cho khí gas thoát ra rồi dò tìm điểm rò rỉ khí gas (tuyệt đối tránh dùng lửa soi chiếu).
CH2. Những tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hoá thạch: Khi dùng nhiên liệu hoá thạch dễ gây ra ô nhiễm không khí do đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu và khí carbon dioxide sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
HĐ1.
Tính bắt lửa của gas, dầu, than: dễ bắt lửa.
Tắt bếp than củi: Dùng nước dội làm giảm nhiệt độ sự cháy hoặc phủ cát lên,…
HĐ2. Xăng, dầu bay hơi ở nhiệt độ phòng nên ta có thể ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng khi mở nắp bình chứa.
HĐ3. Tính chất của một sổ nhiên liệu:
Than đá: rắn, không tan trong nước.
Cồn: lỏng, tan trong nước.
Xăng, dầu: lỏng, không tan trong nước.
d) Tổ chức thực hiện
– HS quan sát câu hỏitrên MS-PowerPoint.
(Trực tuyến:
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet.)
* Giao nhiệm vụ học tập
– GV giới thiệu các nguồn nhiên liệu (than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên) ở nước ta, yêu cầu HS trả lời tại sao cần sử dụng chúng tiết kiệm, hợp lí và an toàn.
– GV dẫn dắt HS trả lời CH TR51
– Chia HS hoạt động nhóm 4 HS thảo luận thực hiện hoạt động TR51 “Tìm hiểu tính chất của nhiên liệu”
* Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ nhóm yếu.
* Báo cáo, thảo luận
GV lựa chọn 1- 2 nhómtrả lời. Nhóm khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, nhận định
– GV đánh giá, nhận xét các nhóm. Lấy điểm TX
B: Biết cách sửdụng nhiên liệu trong đời sống hằng ngày an toàn, hiệu quả. Tìm hiểu được tính chất của một số nhiên liệu.
H: Trả lời được câu hỏi theo gợi ý của GV.
2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về an ninh năng lượng
a) Mục tiêu
– Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. (1.1)
b) Nội dung
– GV dẫn dắt và giới thiệu sơ lược về an ninh năng lượng.
– Yêu cầu HS tìm hiểu về một số loại năng lượng tái tạo và đưa ra các ví dụ.
– HS trả lời CHTR51
Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng đề thay thế năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch.
c) Sản phẩm
– HS biết được:
+ Các nguồn năng lượng không tái tạo (nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên) ngày càng cạn kiệt, cần hạn chế sử dụng.
+ Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng từ thuỷ điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,…) cần tăng cường sử dụng và thay thế cho nguồn năng lượng không tái tạo.
– Lấy được VD về năng lượng tái tạo.
– Nêu được một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế.
d) Tổ chức thực hiện
– HS quan sát câu hỏitrên MS-PowerPoint.
(Trực tuyến:
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet.)
Video (chèn vào PPT)
Video (chèn vào PPT)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giới thiệu về an ninh năng lượngyêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi.
+ Lấy VD về năng lượng tái tạo.
+ Nêu được một số nguồn năng lượng khác có thể dùng đề thay thế.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe giới thiệu về an ninh năng lượng và trả lời câu hỏi
– GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu HS sau không nêu lại ý trả lời của HS trả lời trước.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
* Kết luận, nhận địnhcho từng phần của bài học.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu
– Làm một số bài tập luyện tập, củng cố kiến thức vừa học. về một số nhiên liệu
b) Nội dung
14.1. Nhiên liệu hoá thạch A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật. c. chỉ bao gổm dầu mỏ, than đá.
D. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.
14.2. Em hãy kể tên các nhiên liệu được dùng trong Hình 14.
14.3. Em hãy cho biết nhiên liệu có thể tồn tại ở những thể nào, lấy ví dụ minh hoạ.
14.4. Em hãy tìm hiểu và thảo luận vể các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam.
14.5. Em hãy tìm hiểu và nêu cách sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô ,…) an toàn, tiết kiệm.
14.1. D.
14.2. Nhiên liệu: xăng (dầu diesel), khí gas, dầu hoả và gỗ.
14.3. Nhiên liệu có thể tổn tại ở ba thể: rắn (than đá, gỗ), lỏng (xăng, dầu), khí (khí gas).
14.4.
a) Thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam: Nhiên liệu hoá thạch được tạo thành bởi quá trình phân huỷ của các xác động thực vật bị chôn vùi hàng triệu năm.Tuỳ thuộc môi trường và điều kiện phân huỷ mà nhiên liệu hoá thạch hình thành dưới dạng than (dạng rắn), dẩu (dạng lỏng) và khí thiên nhiên (dạng khí). ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam như: mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Lan Tây. Mỏ khí thiên nhiên được khai thác ở mỏ Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỏ than ở Quảng Ninh.
Tốc độ khai thác, tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch nhanh hơn rất nhiều so với thời gian hình thành nên cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nhiên liệu này.
14.5. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu.
Ví dụ: khi dùng than, củi hoặc gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cẩn thiết. Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động, tốt cho sức khoẻ. Hạn chế dùng các phưong tiện cá nhân, tăng sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Đề bài
Câu 1. Em hãy cho biết các biểu tượng trong hình dưới đây chỉ loại nhiên liệu nào?
Câu 2. Hãy nêu những ưu, nhược điểm của các nguồn năng lượng theo bảng sau.
Nguồn năng lượng Ưu điểm Nhược điểm
Nhiên liệu hoá thạch (Than, dầu thô, khí đốt)
Nhiên liệu hạt nhân
Địa nhiệt
Mặt trời
Thuỷ triều
Gió
Thuỷ điện
Sóng
Sinh học
Câu 3. Nêu một số ví dụ về việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hợp lí, tiết kiệm ở gia đình em.
Đáp án
Câu 1. Em hãy cho biết các biểu tượng trong hình dưới đây chỉ loại nhiên liệu nào?
Than đá Dầu mỏ Khí đốt Gió Mặt trời Địa nhiệt
Câu 2.
– Điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với kích thước nồi nấu, món nấu.
– Sử dụng gas, biogas thay thế củi đốt.
c) Sản phẩm
– HS đưa ra đáp án các câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện
– HS quan sát câu hỏitrên MS-PowerPoint.
(Trực tuyến:
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet.)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm luyện tập kiến thức đã học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS sử dụng những kiến thức đã được học, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
– GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ/ hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– HS các nhóm trả lời câu hỏi.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
– GV giới thiệu ưu, nhược điểm của các nguồn năng lượng
Nguồn năng lượng Ưu điểm Nhược điểm
Nhiên liệu hoá thạch (Than, dầu thô, khí đốt) Nhiên liệu hóa thạch là một nguồn năng lượng rẻ tiền và sẵn có.
Năng lượng phát ra từ nhiên liệu hóa thạch khá lớn.
Thời gian khai thác nhanh, dễ sử dụng.
Có vai trò quqan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp toàn thế giới. Không có sự tái tạo.
Nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kệt dần.
Tăng lượng khí thải carbon dioxit trong môi trường từ đó tạo nên những cơn mưa axit, khói bụi, ảnh hưởng tới đồng ruộng, ô nhiễm nguồn nước ngầm, suối…
Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Nhiên liệu hạt nhân Tạo ra một số lượng lớn năng lượng.
Nguồn năng lượng xanh.
Không làm ô nhiễm không khí.
Nhiên liệu độc lập. Bức xạ
Không thể tái tạo
Phát triển vũ khí hạt nhân
Chi phí xây dựng khổng lồ
Chất thải hạt nhân
Tai nạn nhà máy điện hạt nhân
Vận chuyển nhiên liệu và chất thải
Địa nhiệt – Trực tiếp sử dụng năng lượng địa nhiệt
– Thấp lượng khí thải nhất
– Tái tạo năng lượng Ô nhiễm MT
Mặt trời Năng Lượng Miễn Phí
Sạch 100%, Không Ảnh Hưởng Môi Trường
Không Bao Giờ Cạn Kiệt
Không Thể Sản Sinh Điện Trong Trời Tối
Phụ Thuộc Thời Tiết
Sử Dụng Nhiều Diện Tích Không Gian
Thuỷ triều Tài nguyên tái tạo vô tận
Sản xuất nhiều năng lượng.
Dễ điều khiển, lượng điện năng sản sinh ra từ nguồn năng lượng thủy triều sẽ đều hơn Năng lượng gió Lắp đặt tua bin rất phức tạp.
Hệ thống có kích thước lớn và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Khó khăn vận hành, bảo trì.
Phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều.
Gió Có thể tái tạo, Tiết kiệm chi phí, Tiếng ồn và tính thẩm mỹ, sức gió không ổn định
Thuỷ điện Nguồn năng lượng sạch,
Góp phần phòng chống lũ cho vùng hạ lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Làm mất rừng, mất diện tích đất canh tác,
Làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưu vực sông,
Mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên sông
Sóng Đây là một dạng năng lượng sạch và tiềm năng rất lớn chi phí hoạt động rất cao, và việc xây dựng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển .
Sinh học Giảm mức độ carbon dioxide và tạo ra lượng oxy đáng kể cho môi trường,
Giúp làm giảm sự nóng lên của trái đất.
Loại bỏ đi các bãi chôn xử lý rác, giúp chúng ta tạo ra được nguồn năng lượng có ích từ những rác thải. Chi phí xây dựng của công trình là rất cao, Một số người không thích sử dụng khí sinh học được sản xuất từ chất thải, nhà máy khí sinh học tạo ra mùi khó chịu cho môi trường chung quanh….
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
HS vận dụng kiến thức đã học để vận dụng vào tìm hiểu tính chất, biện pháp sử dụng hiệu quả một số nhiên liệu ở gia đình. (3.1)
b) Nội dung
1. Hãy Đề xuất phương án kiểm chứng xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
2. Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu? Em hãy đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện(Có thể giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp)
Giao nhiệm vụ trên nhóm:
– Zalo
– Máy tính hoặc thiết bị di động thông minh và Internet.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi
1. Hãy Đề xuất phương án kiểm chứng xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
2. Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu? Em hãy đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ và trả lời.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi 1 – 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS các HS tự đánh giá và HS khác đánh giá đồng đẳng.
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
Báo cáo sử dụng phần mềm Zalo (chức năng Zavi) để tổ chức dạy học
1. Tạo cuộc họp
2. Mời thành viên
3. Quản lý thành viên
4. Chia sẻ học liệu số
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – Lịch sử địa lý THCS
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – Tin học THCS
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – Giáo dục thể chất THCS
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – Hoạt động trải nghiệm THCS
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – Giáo dục công dân THCS
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – Âm Nhạc THCS
Sản phẩm cuối khoá mô đun 9 Gợi ý đáp án câu hỏi mô đun 9 – mĩ thuật THCS
Kết luận:
Link Tải xuống: Link mô đun 9 sản phẩm cuối khóa full
Nội dung chia sẻ bởi thầy Cao Lê Dược tại bài viết: https://blogtailieu.com/ngan-hang-cau-hoi-on-tap-mo-dun-9-tat-ca-cac-mon/
Page xin sản phẩm cuối khóa môn Lịch sử và Địa lý THCS mo-dun 9
Đã add vào link sản phẩm cuối khóa: Sản phẩm cuối khóa mô đun 9 lịch sử địa lí THCS
mail vo*****na@gmail.com
Page xin sản phẩm cuối khóa môn Lịch sử THPT mo-dun 9
Đã chia sẻ: Bài tập cuối khóa mô đun 9 lịch sử thpt bổ sung
Mình đang cần : Bài tập cuối khóa Module 9 THCS môn TIn học, Admin có thể gửi qua email: cangtrungle@gmail.com . cám ớn
Thầy cô tham khảo Đáp án module 9 tin học thcs bổ sung