SẢN PHẨN CUỐI KHÓA MODULE 9 CÁN BỘ QUẢN LÍ : KẾ HOẠCH Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị tài chính năm học 2022 – 2023
KẾ HOẠCH Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị tài chính năm học 2022 – 2023
- CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Các văn bản pháp luật
– Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước;
– Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
– Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
– Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định về quản lí, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
– Căn cứ Công văn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông;
– Căn cứ Công văn số 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2021-2022;
– Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/7/2017 Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;
– Căn cứ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
– Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về việc Quy định quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
– Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 về việc Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến 2020-2021;
– Căn cứ Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
– Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
– Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;
– Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 hướng dẫn xây dựng kế hoạch tài chính nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025;
– Căn cứ Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
– Căn cứ Quyết định số 25/2016/QĐ –UBND tỉnh Lai Châu ngày 23/8/2016 về việc thực hiện quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2020- 2021;
– Căn cứ Quyết định số 54/2017/QĐ-UBND ngày 28/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Ban hành danh mục, giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
- Căn cứ thực tiễn
2.1. Căn cứ các nguồn thu
- Nguồn kinh phí do Nhà nước cấp đối với các trường công lập gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác);
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Kinh phí khác (nếu có).
- Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước. Các khoản thu trong trường trung học phổ thông được nêu cụ thể ở dưới.
- Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
- Nguồn khác, gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị.
2.2. Căn cứ nội dung chi
- Chi thường xuyên: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định; v.v…
- Chi không thường xuyên.
2.3. Quy mô nhà trường
– Tổng số HS: 640 học sinh/19 lớp (Khối 10: 7 lớp; Khối 11: 6 lớp; khối 12: 6 lớp).
– Tổng số CBGVNV: 62 trong đó CBQL: 03, giáo viên: 49, NV: 10.
– Cơ sở vật chất: Phòng BGH: 03, tổng số phòng học: 36 phòng học, 10 phòng học bộ môn).
2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản trị tài chính nhà trường
– Đánh giá việc sử dụng các ứng dụng trong quản trị tài chính:
Tên ứng dụng | Triển khai | Chưa triển khai |
Phần mềm kế toán | x | |
Phần mềm quản lí thu, nộp học phí và các loại phí | x | |
Phần mềm quản lí hồ sơ BHXH cá nhân | x | |
Phần mềm kê khai thuế thu nhập cá nhân | x | |
Website nhà trường | x |
– Đánh giá hạ tầng CNTT và truyền thông trong nhà trường:
Trang thiết bị CNTT và hạ tầng mạng | Triển khai | Chưa triển khai |
Hệ thống mạng không dây (wifi) | x | |
Kết nối mạng Internet | x | |
Hệ thống lưu trữ, máy chủ phục vụ nội bộ | x | |
Phòng máy tính | x | |
Các thiết bị CNTT phục vụ quản lí, điều hành | x | |
Hệ thống họp, hội nghị trực tuyến | x | |
Hệ thống giám sát. | x |
– Đánh giá an toàn, an ninh hệ thống CNTT và truyền thông trong nhà trường: Nhà trường đã ban hành quy định CBQL, giáo viên, nhân viên quản lí chặt mật khẩu truy cập Email, hệ thống mạng nội bộ, không mở Email không rõ nguồn, thường xuyên sao lưu dữ liệu. Đã triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành về thực hiện nhiệm vụ CNTT theo Công văn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông.
- THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NHÀ TRƯỜNG
- Điểm mạnh
– Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường đạt chuẩn về trình độ đào tạo, cơ bản đáp ứng yêu cầu về năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong quản trị hoạt động nhà trường trong đó có quản trị tài chính..
– Nhà trường có biên chế kế toán có trình độ đại học kế toán, cơ bản đáp ứng việc sử dụng một số ứng dụng CNTT trong quản lí tài chính.
– Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong quản trị hoạt động tài chính nhà trường gồm hệ thống máy tính, 03 đường truyền internet, các phần mềm trong quản trị như: MISA SME, ETAX, I-VAN….
– Nhà trường có Website riêng, hoạt động trang Web được duy trì ổn định giúp đảm bảo công tác truyền thông về quản trị tài chính đến cha mẹ học sinh kịp thời.
– Ban lãnh đạo nhà trường coi trọng và xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT&TT trong các hoạt động của năm học, trong đó có nội dung quản trị tài chính.
- Điểm yếu
– Trong đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường hiện nay còn 6/58 người chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực ứng dụng CNTT trong quản trị hoạt động giáo dục.
– Năng lực trong công tác truyền thông của đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên còn hạn chế.
– Kế toán của nhà trường còn hạn chế về năng lực tiếp cận và sử dụng một số phần mềm trong quản trị tài chính.
– Hệ thống đường truyền internet hoạt động chưa ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản trị tài chính.
– Nhà trường chưa có máy chủ lưu trữ thông tin riêng.
– Hệ thống các văn bản pháp lí liên quan đến chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, giám sát theo dõi hoạt động ứng dụng CNTT&TT tại trường chưa được đầy đủ.
- 3. Thuận lợi
– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của sở GD&ĐT, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể xã hội, ban đại diện cha mẹ học sinh.
-Nhà trường có điều kiện tiếp cận và sử dụng nhiều phần mềm miễn phí trong quản trị tài chính.
– Nhà trường nhận được sự quan tâm, phối hợp của nhiều cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh, xã hội hóa, vận động tài trợ…
– Chất lượng hai mặt giáo dục năm học trước đạt và vượt so với kế hoạch được giao.
- Khó khăn
– Hiện nay trong công tác quản trị tài chính nhà trường có nhiều thay đổi về văn bản quy định chế độ chính sách cho CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh gây ra một số khó khăn trong lập kế hoạch tính toán và chi chế độ chính sách.
– Hàng năm nguồn ngân sách có những thay đổi trong nguồn cấp, nguồn thu, nguồn chi đòi hỏi công tác quản trị tài chính phải cập nhật nhanh chóng, điều chỉnh linh hoạt.
– Do hơn 80% phụ huynh học sinh là người dân tộc thiểu só, sống ở vùng ĐBKK nên còn gặp khó khăn trong ứng dụng CNTT và tiếp cận truyền thông trong quản trị tài chính.
– Nguồn kinh phí chi cho bổ sung cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT và truyền thông đòi hỏi và lập kế hoạch và duyệt qua Sở Tài chính trước ít nhất 1 năm nên gây khó khăn cho việc điều chỉnh linh hoạt quản trị tài chính nhà trường.
III. MỤC TIÊU
- Đảm bảo chế độ chính sách đối với CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đúng quy định nhà trường
- Thực hiện đúng luật kế toán thống kê trong quá trình chi tiêu, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo đúng quy định của nhà nước. Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản trị tài chính nhà trường.
- Thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong quản trị tài chính đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường ứng dụng các phần mềm trong quản trị tài chính: quản lí ngân sách (nguồn được cấp, nguồn thu, nguồn chi), quản lí các loại giá dịch vụ.
- Quản lý tốt tài sản nhà trường.
- 6. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong quản lí và điều hành nhà trường, tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu của nhà trường; Rà soát, đánh giá cập nhật cổng thông tin điện tử, phần mềm liên quan đến quản trị tài chính. Tăng cường công tác truyền thông về học phí, giá dịch vụ, chế độ chính sách tới các đối tượng liên quan.
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT&TT của cán bộ quản lí, giáo viên đáp ứng yêu cầu quản trị tài chính nhà trường.
- NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
STT | Nội dung công việc thực hiện
(Quản trị) |
Kết quả cần đạt | Người chỉ đạo | Người thực hiện | Thời gian
(từ … đến …) |
Nguồn lực
(nếu có) |
1 | – Khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm MISA SME | Sử dụng đầy đủ chức năng phần mềm | Hiệu trưởng | Kế toán | Tháng 9/2022 | 3.300.000đ/năm |
2 | – Khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm ETAX trong khai báo thuế | Sử dụng đầy đủ chức năng phần mềm | Hiệu trưởng | Kế toán | Tháng 9/2022 | (phần mềm miễn phí) |
3 | – Khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm I-VAN trong quản lí BHXH | Sử dụng đầy đủ chức năng phần mềm | Hiệu trưởng | Kế toán | Tháng 9/2022 | (phần mềm miễn phí) |
4 | – Khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm quản lí thu nộp học phí và các loại phí (phần mềm của Viettel hoặc Halozend HTFM) | Sử dụng đầy đủ chức năng phần mềm: quản lí thi chi, báo cáo, xuất biên lai thu tiền… | Hiệu trưởng | Kế toán, GVCN | Tháng 9/2022 | 5.000.000đ/năm |
5 | – Mua và đưa vào sử dụng 01 máy tính chủ lưu trữ dữ liệu trung tâm của nhà trường. | Sử dụng máy chủ để cài đặt một số phần mềm như hệ thống ngân hàng đề thi, lưu trữ thông tin hoạt động trong nhà trường | Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn | Kế toán, cán bộ phụ trách CNTT, giáo viên | Tháng 6/2022 | 15.000.000đ/năm |
6 | – Tập huấn về ứng dụng CNTT trong quản trị tài chính. | 100% CBQL, giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn và có thể khai thác sử dụng các ứng dụng, cơ sở vật chất liên quan trong thực hiện nhiệm vụ | Hiệu trưởng | CBQL, GV, NV | Tháng 8/2022 | |
7 | – Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông trong quản trị tài chính | 100% CBQL, giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn và có kỹ năng truyền thông trong quản trị tài chính. | Hiệu trưởng | CBQL, GV, NV | Tháng 8/2022 | |
8 | – Đảm bảo an toàn thông tin, an toàn dữ liệu tài chính. | 16/16 máy tính phục vụ công tác quản trị nhà trường được cài đặt phần mềm đảm bảo an toàn | Hiệu trưởng | CBQL, GV, NV | Tháng 5/2022 | 4.800.000đ |
- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
5.1. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện
– Tăng cường phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp lí của Bộ GD&ĐT, Sở Giáo dục về ứng dụng CNTT&TT trong nhà trường. Rà soát và hoàn thiện quy chế quản lí, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT &TTcủa trường.
– Xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể trong việc ứng dụng CNTT&TT của nhà trường.
– Thiết lập Ban chỉ đạo về ứng dụng CNTT&TT cấp trường gồm: Ban giám hiệu, đại diện giáo viên (ưu tiên giáo viên tin học), chuyên viên phụ trách CNTT&TT của trường…
– Thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị và các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong việc ứng dụng CNTT&TT.
– Thường xuyên rà soát, đánh giá việc sử dụng CNTT&TT, định hướng đánh giá thi đua ứng dụng CNTT&TT theo học kỳ, năm học, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT&TT.
– Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chia sẻ về việc ứng dụng CNTT &TT trong quản lí, dạy học và giáo dục giữa các đơn vị, tổ chuyên trong nhà trường.
– Bổ sung vào quy chế chế độ khen thưởng, động viên đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc ứng dụng CNTT&TT.
5.2. Giải pháp về nhân lực, đội ngũ
– Phân công cụ thể trách nhiệm quản lí, sử dụng hệ thống (phòng/bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm rà soát, đối chiếu và chuẩn hóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu ngành).
– Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng nhằm cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vai trò ứng dụng CNTT&TT trong hoạt động của trường và các kết quả ứng dụng CNTT&TT đạt được thông qua họp giao ban, hội đồng sư phạm, chuyên môn.
– Rà soát, liên tục bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT &TT cho giáo viên, cán bộ quản lí. Nội dung bồi dưỡng gắn liền thực tiễn triển khai ứng dụng CNTT trong trường.
5.3. Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng CNTT&TT, thiết bị công nghệ
– Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất nhà trường phối hợp với tổ trưởng chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, cán bộ thư viện, kế toán, tổ trưởng chuyên môn… của trường lập kế hoạch ứng dụng CNTT&TT đầu năm học.
– Nghiên cứu, đánh giá các thiết bị, công cụ phần mềm đáp ứng mục tiêu của Trường, tình hình thực tiễn để đề xuất danh mục mua sắm, duy tu, bảo dưỡng.
– Bổ sung các điều kiện về CSVC: phòng họp, máy tính, phần mềm quản lý (mua hoặc thuê phần mềm…)
5.4. Giải pháp tài chính
– Kinh phí thực hiện kế hoạch được sử dụng từ các nguồn: Chi thường xuyên của trường; Các chương trình, dự án khác của Sở GD&ĐT, UBND các cấp.
– Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa; phối hợp có hiệu quả việc đầu tư với thuê dịch vụ CNTT&TT.
5.5. Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin
– Hướng dẫn, định hướng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khai thác thông tin trên trang mạng chính thống, đảm bảo tính tin cậy. Sử dụng mạng xã hội hợp lí, lành mạnh, đúng pháp luật.
– Triển khai các phần mềm chống virus cho hệ thống máy tính; tăng cường các lớp bảo mật cho hệ thống mạng internet.
– Đồng bộ hoá các dữ liệu, thông tin của nhà trường, liên thông với các đơn vị khác.
Trên đây là kế hoạch ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản trị tài chính nhà trường của trường THPT chuyen “BLOGTAILIEU” năm học 2022-2023, đề nghị các bộ phận, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo hiệu trưởng nhà trường để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
– Sở GD&ĐT, UBND Thành phố (để báo cáo); – Lãnh đạo trường (để báo cáo); – BCH CĐ, ĐTN (để phối hợp); – TTCM, GV, NV (để thực hiện); – Website trường; – Lưu: VP. |
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
|