Tìm hiểu yêu cầu, nhiệm vụ của HT trường TH trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018
Yêu cầu cần đạt:
Xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của HT trường tiểu học trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.
Nhiệm vụ của người học:
Nghiên cứu tài liệu: Yêu cầu, nhiệm vụ của HT trường tiểu học trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018;
Xem video: Vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường phổ thông trong việc thực hiện cơ chế tự chủ và trách nhiệm giải trình.
Nghiên cứu Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT;
Trả lời các câu hỏi, làm các bài tập liên quan đến nội dung bài học của hoạt động 1.2.
Nội dung: Yêu cầu, nhiệm vụ của HT trường TH trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018
YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Về nhiệm vụ chung của HT trường TH, ngoài các nhiệm vụ được quy định tại Khoản 5, Điều 11, khoản 1d của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT; tại Điều 23 Nghị định 16/2015/NĐ-CP, ngoài việc nêu rõ trách nhiệm của Thủ trưởng (hoặc HT) các trường công lập phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự; bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; về QTTC thủ trưởng đơn vị có vai trò và nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị.
Trong trường học, HT là người có trách nhiệm trực tiếp với tất cả các hoạt động của nhà trường, đối với các nội dung tự chủ quy định theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP HT trường tiểu học có những trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch nhà trường và chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong từng năm học.
- Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy: HT là người chịu trách nhiệm về xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Chịu trách nhiệm về việc xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.
- HT chịu trách nhiệm đối với các nguồn tài chính được giao; việc sử dụng các nguồn tài chính; phân phối kết quả tài chính trong năm; mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc huy động các ngồn tài trợ cho nhà trường
- Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Vai trò của HT là việc tập trung vào lãnh đạo để phát triển nhà trường, quan tâm đến tầm nhìn, sứ mạng, tạo giá trị, xây dựng và thực hiện các chương trình hành động phát triển nhà trường, phải tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình về các vấn đề cơ bản: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức và nhân sự, dạy học và giáo dục, tài chính và tài sản, huy động cộng đồng với luồng thông tin đa chiều.
HT trường TH có trách nhiệm bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, tổ chức thực hiện tốt công tác tự đánh giá và phối hợp với các tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục ban hành theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, ngoài việc thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường, từng năm học HT trường TH cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ và các công tác khác.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện QCCTNB, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định.
Đối với trường TH, việc tổ chức thực hiện xây dựng và ban hành QCCTNB, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính là những nội dung quan trọng. Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai CTGDPT 2018, HT cần chỉ đạo và tổ chức rà soát lại các quy chế, quy định đã được ban hành năm học 2019 – 2020, đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh, bổ sung QCCTNB dựa trên kế hoạch giáo dục; kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV và kế hoạch phát triển CSVC, thiết bị – công nghệ của từng năm học để điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
- Tổ chức, thực hiện quản lý, sử dụng viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức.
Đối với nhiệm vụ tổ chức, thực hiện quản lý, sử dụng viên chức của HT trường phổ thông công lập tại Điều 49, văn bản hợp nhất số 03/NĐHN-BNV ngày 21/5/2019 Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã nêu rõ:
- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với viên chức theo phân cấp;
- Thực hiện tuyển dụng, ký và chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái viên chức theo phân cấp;
- Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo phân cấp;
- Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
- Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
- Giải quyết thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức theo phân cấp;
- Ký kết hợp đồng vụ, việc đối với viên chức đã nghỉ hưu;
- Thống kê và báo cáo cơ quan, tổ chức cấp trên về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định nói trên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo quy định của Đảng và của pháp luật;
- Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Quyết định cử viên chức tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo phân cấp.
- Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước giao, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động, kiểm toán theo quy định.
Việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao tránh hiện tượng để thất thoát là một trong những nhiệm vụ của HT nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người HT cần tuân thủ đúng các quy định hiện hành về quản lý tài chính, tài sản, phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, làm tốt công tác kiểm kê tài sản định kỳ và xử lý kịp thời các tập thể, cá nhân vi phạm trong công việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của nhà trường.
Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động, kiểm toán theo quy định của Nhà nước.
- Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý theo quy định.
Hoạt động của Hội đồng quản lý nhà trường có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường. Ngoài việc quyết nghị về mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường, Hội đồng trường có nhiệm vụ quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường và giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường.
Nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức xây dựng các quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý nhà trường để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện quy định công khai, trách nhiệm giải trình hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện các quy định về công khai, trách nhiệm giải trình các hoạt động của nhà trường phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, HT trường phổ thông công lập cần chú ý:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của HT theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, CBQL, người lao động và người học theo quy định của pháp luật và Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 về Hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.
- Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ sở giáo dục.
- Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của nhà giáo, CBQL giáo dục, người lao động và người học. Khi nhà giáo, CBQL, người lao động, người học đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
- Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhà giáo, CBQL, người lao động, người học và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ sở giáo dục; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền.
- Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục và người có hành vi trả thù, trù dập nhà giáo, CBQL, người lao động và người học khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
- Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị nhà giáo, CBQL giáo dục, người lao động của cơ sở giáo dục mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 9/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan.
Ngoài ra, hiệu trưởng với tư cách là chủ tài khoản nhà trường cần chú ý đến hai nội dung chủ yếu sau:
- Hiệu trưởng cần chủ động cung cấp các thông tin về quản lý tài chính, chủ động công khai nội dung hoạt động tài chính của nhà trường cho các đối tượng, chủ thể có liên quan.
- Hiệu trưởng phải luôn sẵn sàng đối thoại và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của các chủ thể có liên quan. Nghiêm túc thực hiện Điều 32a, Luật Phòng chống tham nhũng.Để đáp ứng những yêu cầu trên, hiệu trưởng trường tiểu học cần có:
- Năng lực thích ứng với môi trường và hoàn cảnh thay đổi mới về giáo dục;
- Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;
- Chuyển phát triển GDĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả;
- Đổi mới căn bản công tác quản lý, chuyển từ quản lý trường học sang quản trị trường học;
- Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các nhà trường;
- Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên (GV), CBQL GDPT.
Câu hỏi:
- Trả lời câu hỏi
Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, trường thầy/cô có những khó khăn, vướng mắc gì trong tự chủ về tự chủ tài chính? để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc đó cần có các giải pháp nào?
- Chọn đáp án đúng nhất
Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định: thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về:
- Thực hiện nhiệm vụ
- Tổ chức bộ máy và nhân sự
- Hoạt động tài chính
- Cả a, b và c
- Chọn đáp án đúng nhất
Ngoài các nhiệm vụ được quy định tại Khoản 1d Điều 11 Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công (hiệu trưởng trường tiểu học) có nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, ……………………….
quy chế dân chủ cơ sở
Xem thêm:
Đáp án trắc nghiệm modul 3 CBQL
Mô đun 2 CBQL Đại trà Tiểu Học
Câu hỏi Đáp án modul 3 CBQL đại trà
Bài tập thực hành CBQL mo dun 2
Liên hệ Hoàng Trần
Để nhận Đáp án module 3 Cán bộ quản lý CBQL full, chi tiết