Xác định chủ đề và yêu cầu cần đạt của chủ đề môn Giáo dục thể chất
Trong Chương trình GDPT 2018 – Chương trình môn Giáo dục thể chất, ở mỗi lớp có hai nội dung chính là nội dung và yêu cầu cần đạt của nội dung đó. Khi xác định chủ đề, ta có thể coi mỗi nội dung là một chủ đề hoặc một nội dung có thể tách ra thành một số chủ đề/bài học.
*Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt.
Một trong những điểm mới của việc xây dựng chương trình các môn học lần này là thiết kế theo sơ đồ ngược (back-maping); cụ thể là các môn học cần bắt đầu từ mục tiêu để xác định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực (kết quả đầu ra). Sau đó từ kết quả đầu ra này mà lựa chọn, đề xuất các nội dung dạy học.
+ Từ mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông.
+ Từ mục tiêu Chương trình môn Giáo dục thể chất.
+ Kế thừa từ chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Thể dục hiện hành.
* Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh.
Môn học Giáo dục thể chất là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát triển cả năm phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) cho học sinh ở tất cả các cấp học. Đây là các phẩm chất mà môn học Giáo dục thể chất góp phần hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh:
* Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh.
1. Năng lực tự chủ và tự học: thông qua vận động cơ bản và các hình thức hoạt động Thể dục thể thao. Học sinh biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tư liệu, thông tin phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập của mình; biết lưu trữ và xử lí thông tin một cách hợp lí.
2. Năng lực giao tiếp và hợp tác: môn Giáo dục thể chất tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội. Từ đó, học sinh được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác,…
3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giáo dục thể chất luôn đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người học tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận kiến thức mà còn trong việc tiến hành tập luyện sao cho hình thành kĩ năng vận động một cách hiệu quả nhất.
* Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh.
Môn Giáo dục thể chất có ưu thế hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe; năng lực vận động cơ bản và năng lực hoạt động thể dục thể thao cho học sinh.
- Năng lực chăm sóc sức khỏe chủ yếu thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động rèn luyện thể chất ở nhà trường, việc hình thành năng lực này dần dần qua từng lớp học, cấp học.
- Năng lực vận động cơ bản là năng lực được học sinh thể hiện qua việc xác nhận được nội dung các vận động cơ bản trong chương trình môn học. Thực hiện được các kĩ năng trong vận động cơ bảnđể phát triển các tố chất thể lực thông qua quan sát tranh ảnh, video kĩ thuật; động tác mẫu của giáo viên để thực hiện được các nội dung trong chương trình môn học Giáo dục thể chất.
- Năng lực hoạt động thể thao được thể hiện ở khả năng nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục thể thao đối với cơ thể. Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao phù hợp với bản thân và tự giác, tích cực trong tập luyện thể dục thể thao.
Mặc dù nhà trường THPT không đặt ra mục tiêu đào tạo vận động viên. Tuy nhiên thông qua môn học này góp phần phát hiện, bồi dưỡng các học sinh có tố chất đặc biệt, những học sinh có năng khiếu thể thao, nhằm cung cấp nguồn tài năng thể thao cho nước nhà và Quốc gia.