KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”
Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND, ngày 06/02/2024 của UBND huyện Đông Hưng “về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”; Ke hoạch số 2481/KH-BCH, ngày 27/6/2024 của Bộ CHQS tỉnh Thái Bình về phối họp tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quôc phòng toàn dân”; Uỷ ban nhân fa;f & dân huyện Đông Hưng xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tham gia Cuộc thi như sau:
- MỤC ĐÍCH, YÊU CÀU
- Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; cán bộ, hội viên, đoàn viên, thanh, thiếu nhi và Nhân dân trong huyện về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân và những thành tựu to lớn trong xây dựng nên Quốc phòng toàn dân vững mạnh; góp phần củng cố niềm tin, phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể để triển khai Cuộc thi sâu rộng, tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lóp nhân dân tham gia tham gia. Tổ chức Cuộc thi nghiêm túc, chặt chẽ, sáng tạo, hiệu quả.
- NỘI DUNG, ĐÓI TƯỢNG
- Tên gọi: Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.
- Nội dung
- Quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
- Lịch sử, truyền thống, văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân; các phong trào hành động cách mạng xung kích bảo vệ Tổ quốc của Đoàn, Hội, Đội.
- Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Cảm nhận của cá nhân về lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, phẩm chất, hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; thể hiện tình cảm tri ân sâu sắc đối với sự cống hiến, hi sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước; trách nhiệm tiếp nổi, phát huy truyền thống trong học tập, lao động, công tác, xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tố quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đối tượng dự thi:
- 100% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Ban CHQS huyện.
- Cán bộ, chiến sĩ lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.
- Các ban ngành, đoàn thể; LLVT, cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên thanh niên; giáo viên, học sinh và nhân dân đang học tập, công tác, sinh sống trên địa bàn huyện Đông Hưng.
III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
- Hình thức, thòi gian, địa điểm
- Thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến
- Ban Tố chức Cuộc thi phát sóng trực tiếp (livestream) trên trang mạng cộng đồng Facebook (fanpage) tại các địa chỉ “Cổng Thông tin điện tử Trung ưcmg Đoàn”, “Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn”; thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2024, trong khung giờ 20h30 – 211130 các ngày: 20/9, 27/9, 04/10, 11/10, 18/10, 25/10,01/11, 08/11, 15/11,22/11. (có Phụ lục 1 kèm theo).
- Thứ Hai hàng tuần (từ ngày 23/9/2024 đến ngày 25/11/2024) Ban CHQS huyện tổng họp, báo cáo số lượng, kết quả thi trực tuyến về Ban Tổ chức Cuộc thi qua Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh.
- Thi viết: gồm 10 câu hỏi (có thể viết tay hoặc đảnh máy).
- Bảng A: Tất cả các đối tượng dự thi đều có thể tham gia. Bài thi trả lời 10 câu hỏi do Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra. (có Phụ lục 2 kèm theo).
- Bảng B: Dành cho thiếu nhi (dưới 16 tuổi). Thí sinh viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, phẩm chất, hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hô”, ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân. (có Phụ lục 1 kèm theo).
+ Giao Ban CHQS huyện phối họp chặt chẽ với huyện đoàn; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai, động viên các cháu thanh, thiến niên, học sinh trên địa bàn huyện tham gia Cuộc thi với quân số, chất lượng cao nhất.
- Thời gian tiếp nhận bài dự thi của các cơ quan, đơn vị, trường học từ ngày 01/8 – 10/8/2024, tại Ban CHQS huyện Đông Hưng.
- Thời gian báo cáo Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh trước ngày 15/8/2024.
- Phương pháp
Ban CHQS huyện là cơ quan trủ trì phối họp với Huyện đoàn tham mưu cho UBND huyện xây dựng và triển khai kế hoạch; chủ động phối hợp với ban, ngành, đoàn thể địa phưong tổ chức triển khai cuộc thi chặt chẽ; tiếp nhận, đánh giá kết quả và tổng họp nộp về Bộ CHQS tỉnh theo đúng kế hoạch.
* Thể lệ Cuộc thi: Có Phụ lục 1 kèm theo.
- GIẢI THƯỞNG CUỘC THI
- .Đốivói hình thức thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến hàng tuần:
Do Ban Tổ chức Cuộc thi toàn quốc bảo đảm, cụ thể:
- Giải thưởng cho người chiến thắng mỗi câu hỏi: 300.000đ/câu.
- Giải thưởng cho người chiến thắng buổi thi: 3.000.000đ/buổi
- . Đối vói hình thức thi viết: –
Bộ CHQS tỉnh trao giải thưởng cho tác giả (nhóm tác giả): Gồm Giấy L- chứng nhận của Bộ CHQS tỉnh, kèm theo tiền thưởng:
+ 01 giải đặc biệt xuất sắc: 5.000.000đ (Năm triệu đồng)
+ 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000đ (Ba triệu đồng)
+ 03 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2.000.000đ (Hai triệu đồng)
+ 05 giải Ba, mỗi giải trị giá 1 .OOO.OOOđ (Một triệu đồng)
+ 10 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá : 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng)
+ Căn cứ kết quả tham gia thi trực tuyến hàng tuần và chất lượng các bài thi viết của các cơ quan, đơn vị; Bộ CHQS tỉnh trao giải 05 tập thể có thành tích trong tổ chức, tham gia Cuộc thi tìm hiểu, mỗi giải l.OOO.OOOđ
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban CHQS huyện
- Là cơ quan thường trực Cuộc thi, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân huyện ký, ban hành. Chủ trì, phối họp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện theo kế hoạch.
- Đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên, dân quân tự vệ, dự bị động viên, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn huyện tích cực tham gia.
- Chỉ đạo lực lượng thường trực, Ban CHQS xã, thị trấn, các đơn vị tự vệ triển khai cho 100% cán bộ, nhân viên, lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên trong biên chế tham gia dự thi, (trong đó có 03 bài dự thi chất lượng cao gồm 01 bài viết tay, 02 bài có ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật so, mô hình, hình ảnh minh hoạ kèm theo bài viết).
- Tổng hợp đánh giá kết quả cuộc thi báo cáo Ban Tổ chức cuộc thi cấp Bộ CHQS tỉnh đúng thời gian quy định.
- Ban Chấp hành Đoàn TNCSHCM huyện
- Phối họp với Ban CHQS huyện thâm mưu cho ƯBND huyện triển khai tố chức tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân” theo đúng kế hoạch, đạt chất lượng cao.
- Triển khai kế hoạch cuộc thi tìm hiểu đến các tổ chức đoàn; chỉ đạo 100% cán bộ đoàn, đoàn viên tham gia dự thi, (trong đó có 03 bài dự thi chất lượng cao gồm 01 bài viết tay, 02 bài có ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật so, mô hình, hình ảnh minh hoạ kèm theo bài viết).
- Tổng họp số lượng, đánh giá chất lượng bài dự thi của cán bộ đoàn, đoàn viên nộp về Ban CHQS huyện đúng thời gian quy định.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
- Triển khai kế hoạch cuộc thi tìm hiểu đến các trường Trung học cơ sở, tiếu học trong toàn huyện; chỉ đạo 100% giáo viên, học sinh tham gia dự thi, (trong đó có 03 bài dự thi chất lượng cao gồm 01 bài viết tay, 02 bài có ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật so, mô hình, hình ảnh minh hoạ kèm theo bài viết).
- Tổng họp số lượng, đánh giá chất lượng bài dự thi của giáo viên, học sinh nộp về Ban CHQS huyện đúng thời gian quy định.
- Đài Truyền thanh và truyền hình huyện
Tích cực viết tin, bài, tăng thời lượng tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của huyện. Phối họp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện làm phóng sự tuyên truyền truyền thống 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam; kết quả thành tích nổi bật trong 35 năm xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Tham mưu cho Huyện ủy và phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; thành tựu đạt được trong xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
- Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn
- Triển khai kế hoạch cuộc thi tìm hiểu đến các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia dự thi (trong đó có 03 bài dự thi chất lượng cao gồm 01 bài viết tay, 02 bài có ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật so, mô hình, hình ảnh minh hoạ kèm theo bài viết).
- Giao Ban CHQS xã, thị trấn tống họp số lượng, đánh giá chất lượng bài dự thi nộp về Ban CHQS huyện đúng thời gian quy định.
Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân” là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là chuỗi các hoạt động trọng tâm chào mừng các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và địa phương trong năm 2024. Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, ban, ngành đoàn thể quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả thiết thực./.
Nơi nhận:
- Bộ CHQS tỉnh Thái Bình;
- Tỉnh đoàn Thái Bình;
- Ban CHQS huyện;
- Huyện đoàn Đông Hưng;
- Phòng GD&ĐT huyện; ,
- Các ban, ngành đoàn thể huyện;
- UBND các xã, thị trấn.
ĐỀ CƯƠNG THI TÌM HIÊƯ TRUYỀN THỐNG “80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1944-22/12/2024)
Câu 1: Đôi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? Do ai làm đội trưỏTig và Chính trị viên đầu tiên? Tir tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12- 1944 tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, có 34 khẩu sung các loại, biên chế thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Đội trưởng là Hoàng Xâm, Chính trị viên là Xích Thắng.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tố chức, lãnh đạo,chỉ huy tuyên bố thành lập Đội” Nhiệm vụ mà Đoàn the ủy thác cho chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời.Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy,chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này… Theo chỉ thị của Đoàn thế, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyên bố: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành lập và hạ lệnh cho các đồng chí tiến lên con đường vũ trang tranh đấu…”
Câu 2: Khái Quát quá trình xây dựng, chiến đấu, trường thành và những chiến công nối bật của Quân đội nhân dân Việt Nam tù’ khi thành lập đến nay?
Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập. Dưới sự lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Mình, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH; đã cùng với toàn dân làm nên những chiến thắng vang dội, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tố quốc.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, với 34 chiến sỹ, trang bị vũ khí còn rất thô sơ nhưng đã làm nên chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần, mở ra truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội ta. Tháng 5/1945, Hội nghị Quân sự Bắc kỳ của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trên cả nước thành Việt Nam Giải phóng quáân, và đã cùng toàn dân làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại, giành độc lập dân tộc, tạo tiền đề cho
sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Nam Giải phóng quân đôi tên thành Vệ quốc quân. Năm 1946 thành Quân đội quốc gia Việt Nam và đến năm 1950 được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta đã trưởng thành nhanh chóng, phát triển cả về lực lượng, vũ khí, phưong tiện kỹ thuật và đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến. Nhờ đó trong thế trận chiến tranh nhân dân. quân đội ta đã tố chức nhiều chiến dịch với quy mô ngày càng lớn. Với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp tại Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã đã làm tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch tạo điều kiện cho cả nước chuyến vào kháng chiến lâu dài, đến phản công tiêu diệt địch làm nên thắng lợi tron chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947; mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa bằng chiến dịch Biên giới năm 1950. Trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, với 5 đòn tiến công chiến lược, ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân đội ta đã xây dựng được các binh chủng, quân chủng với vũ khí trang bị, phương tiên kỹ thuật tương đối hiện đại. Đặc biệt, đến giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến đã thành lập các quân đoàn chủ lực cơ động. Nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đã phát triển đến đỉnh cao, nhất là nghệ thuật tác chiến chiến dịch, chiến lược và sự chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các chiến trường. Ở miền Bắc, quân đội đã tham gia cùng toàn dân xây dựng CNXH; đồng thời đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc “hậu phương lớn” miền Bắc, chi viện cho ‘tiền tuyến lớn” miền Nam, Ớ miền Nam quân đội đã phát huy vai trò nòng cốt trong đấu tranh quân sự, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh trên mặt trận ngoại giao; thực hiện phương thức tác chiến của các binh đoàn chủ lực kết hợp với chiến tranh nhân dân địa phương; đánh bằng ba mũi giáp công: Chính trị, quân sự, binh vận; trên cả ba vùng chiến lược: Thành thị, nông thôn và miền núi, tạo thành sức mạnh tổng hợp làm phá sản các chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh”, kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu nước bằng cuộc Tống tiến công mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Hổ Chí Minh toàn thắng.
Đất nước thống nhất, cả nước tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, QĐND Việt Nam thực sự là lực lượng nòng cốt cho toàn dân
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bĩnh “ của các thế lực thù địch. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, quân đội ta tích cực tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh, phòng tránh thiên tai, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới…Qua đó góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Với chức năng “đội quân lao động sản xuất” quân đội ta mà nòng cốt là các đơn vị quốc phòng – kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng đã tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần đấy mạnh CNH-HĐH đất nước, nâng cao đời sông nhân dân và củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh trên các địa bàn chiến lược, biên giới, hải đảo. Quân đội ta không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của dân tộc, mà góp phần cùng nhân dân Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, đ ặc biệt là với nhân dân Lào và Campuchia.
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ quân đội ta đã xây dựng nên bản chất truyền thống tốt đẹp “ Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, như lời tuyên dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm sáng danh hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, xứng danh là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được Đảng và Nhà nước quyết định lấy làm ngày thành lập QĐND Việt Nam. Thế theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, ngày 17/10/1989 Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12 hàng năm, đồng thời là ngày Hội quốc phòng toàn dân.
Câu 3. Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Trung thành vô hạn vó’i sự nghiệp cách mạng của Đảng
Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tố chức, xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, vì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quân đội ấy không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu chiến đấu giành và giữ độc lập dân tộc, đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động. Đó cũng chính là mục tiêu cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì lý do
ấy, ngay sau khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta đã hòa mình vào cuộc chiến chung, cùng toàn dân tộc chiến đấu giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh cách mạng.
Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng là trung thành tuyệt đối với nhân dân, với Tổ quốc. Đây là truyền thống vẻ vang, ăn vào máu thịt của mỗi quân nhân, nuôi dưỡng ở họ phẩm chất cách mạng, truyền qua bao thế hệ trong suốt hơn 70 lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến đấu hy sinh quên mình dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc, bảo vệ trọn vẹn non sông gấm vóc Việt Nam, thề “hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, dù sa vào cạm bẫy của địch cũng “cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai” đã trở thành lẽ sống cao cả, phấm chất tuyệt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.
Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược của Đông Nam Á và châu Á, do đó trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, ta luôn phải đối phó với những thế lực ngoại xâm có tiềm lực kinh tế – quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần. Bởi vậy, phương châm tác chiến mang tính đặc trưng của dân tộc ta là lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, từng bước chuyển hóa thế và lực tạo nên sức mạnh, chờ đợi thời cơ chiến thắng.
Trên nền tảng tư duy chiến lược, chiến thuật linh hoạt và mền dẻo, mưu lược và táo bạo trong chỉ đạo, nhanh nhạy trong thực hành tác chiến từng trận đánh, đã tội luyện nên truyền thống biết đánh, biết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam ta. Bên cạnh đó, từ lịch sử hơn 4000 ngàn năm với biết bao cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước, đã hình thành nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng mà Quân đội nhân dân Việt nam là lực lượng kế thừa rõ nét nhất. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội Cụ Hồ được thể hiện sâu sắc trong mọi cuộc chiến, mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam, kết hợp cùng tinh thần biết đánh, biết thắng đã làm nên biết bao chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Gắn bó máu thịt với nhân dân
Đây là nét đẹp truyền thống, là cội nguồn sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, được hình thành ngay từ khi thành lập và ngày càng phát triển theo bề dày thời gian. Quân đội ta từ khi thành lập tới nay luôn được nhân dân thương yêu, đùm bọc, che chở để lớn mạnh không ngừng. Chính nhân dân là cội nguồn sức mạnh của quân đội, giúp quân đội chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Đồng thời, quân đội luôn thể hiện rõ tình thần “hiếu với dân”, sẵn sàng xả thân chiến đấu, hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân bất kể hiểm nguy, gian khổ.
Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh
Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và dân tộc ta, là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tống hợp của quân đội ta. Đoàn kết nội bộ quân đội dựa trên cơ sở sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, đường lối, nguyên tắc, nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Kỷ luật tự giác, nghiêm minh là truyền thống tốt đẹp, một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân của Đảng, từ sự nhất trí về đường lối, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng, phấn đấu của quân đội. Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân, trong chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trong chấp hành chỉ thị của cấp trên ở bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào.
Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nưó’c, tôn trọng và bảo vệ của công
Quân đội ta vững mạnh như ngày ngày hôm nay, ngoài yếu tố được nhân dân tin yêu, giúp đỡ, còn nhờ chính tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường. Truyền thống ấy làm cho quân đội ta vững mạnh từ sâu bên trong, không phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào, luôn hiên ngang trước mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn của cách mạng và đất nước. Truyền thống ấy tôi luyện mỗi quân nhân luôn phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động, sản xuất và công tác. Từ đó, làm nên vẻ đẹp trung thực, cần kiệm, liêm chính, độc lập của mỗi quân nhân, góp phần xây dựng quân đội và đất nước vững bền.
Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung vó’i bè bạn quốc tế
Là lực lượng vũ trang nòng cốt, nguyện trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thể hiện tinh thần đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế. Chính truyền thống ấy đã giúp Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc tế cao cả với cách mạng Campuchia, sẻ chia, giúp đỡ anh em dân tộc Lào, thắt chặt tình đoàn kết với Cuba,… nối rộng vòng tay anh em cách mạng trên toàn thế giới.
Câu 4: Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ của QĐNDVN được biếu hiện như thế nào?
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng, Bác Hồ sáng lập, dìu dắt, rèn luyện. Trải qua ba phần tư thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam bách chiến bách thắng, luôn giữ vững vai trò là công cụ tin cậy, trung thành, sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân, được nhân dân Việt Nam và cả thế giới khâm phục, ngưỡng mộ.
Mục tiêu, lý tưởng “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” của Đảng ta chính là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội. Chính vì lẽ đó, âm mưu của các thế lực thù địch là tập trung xuyên tạc phẩm chất “trung thành” của Quân đội ta. Luận điệu của chúng là: Quân đội Việt Nam chỉ là quân đội của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào. Hoặc ngược lại, chúng cho rằng, Quân đội thực hiện vai trò bảo vệ Đảng, chế độ, chứ không bảo vệ nhân dân, không có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc!
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, “đội quân chiến đấu, đội quân công tác và sản xuất” . Chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam được khẳng định và phát huy trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.
Thực hiện chức năng là đội quân chiến đấu, Quân đội nhân dân được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưỏng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, hiệu quả cao; trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; thường xuyên huấn luyện, diễn tập, nâng cao chạt lượng tổng họp, sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu; làm nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xử lý thắng lợi các tình huống quốc phòng, sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện chức năng là đội quân công tác, Quân đội nhân dân luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân, là lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, các đơn vị quân đội tích cực thực hiện công tác dân vận, đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tích cực tham gia phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và bảo vệ tài nguyên, môi trường,… Phối họp chặt chẽ với các địa phương trên địa bàn đóng quân, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Công tác đối ngoại quốc phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế, như tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; huấn
luyện, diễn tập chung về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả chiến tranh,…
Thực hiện chức năng là đội quân lao động sản xuất, các đơn vị kinh tế – quốc phòng luôn duy trì được nhịp độ phát triến on định, bảo đảm việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước, tạo ra nhiều sản phẩm lưỡng dụng, sản phẩm công nghệ có giá trị cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 5: Phuong hướng xây dựng QĐNDVN trong thời kỳ mới?
Việt Nam chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; từng bước hình thành Quân chủng Lục quân; đáp úng nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, đối phó với chiến tranh công nghệ cao. Trên cơ sở tiềm lực, điều kiện của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại cả về tổ chức, biên chế; không ngừng nâng cao trình độ quân sự, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; nghệ thuật quân sự, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị kỹ thuật và công tác bảo đảm. Tập trung xây dựng Quân đội vũng mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu; hoàn thiện phương thức, cơ chế, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội.
Điều chỉnh tổ chức biên chế Quân đội phù hợp với nghệ thuật quân sự và vũ khí, trang bị, đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong mọi tình huống; ưu tiên bảo đảm đủ quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở địa bàn trọng điểm, tuyến biên giới, biển, đảo. Tổ chức quy hoạch, sắp xếp hệ thống các học viện, nhà trường theo hướng rút gọn đầu mối; đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, kết hợp chặt chẽ với hoạt động thực tiễn, sẵn sàng chiến đấu.
- Xây dựng về chính trị – tinh thần
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị – tinh thần là nguyên tắc trong tố chức và hoạt động của Quân đội; thể hiện quan điểm coi con người là yếu tố quyết định thắng, bại trên chiến trường; nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của quân đội.
Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; vững tin vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; nâng cao cảnh giác, làm thất bại
chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội; gắn bó mật thiết với nhân dân; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Xây dựng, phát huy vai trò hệ thống cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược, chiến dịch; thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát, không đế thế lực thù địch xâm nhập, cài cắm, móc nối, phá hoại, làm lộ bí mật quân sự.
- Tổ chức, biên chế và xây dựng nguồn nhân lực
Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức và xây dựng phù hợp với quan diem, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng; đồng bộ, cân đối giữa Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên; lực lượng chiến đấu với bảo đảm chiến đấu; lục quân với các quân chủng, binh chủng; tổng quân số với khả năng bảo đảm vũ khí, trang bị.
Đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội, các chương trình, dự án trọng điểm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến; làm chủ công nghệ chế tạo một số loại vũ khí, trang bị hiện đại cho Lục quân, các quân, binh chủng; tiến tới thiết kế, sản xuất một số vũ khí, trang bị quốc phòng có ý nghĩa chiến lược.
- Đào tạo, huấn luyện, diễn tập
Đi đôi với xây dựng về chính trị – tinh thần, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập; thường xuyên đổi mới toàn diện công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập phù họp với tổ chức biên chế, trang bị và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Tập trung đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; nắm chắc nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tác chiến quân, binh chủng, ngành, tác chiến của các binh đoàn chủ lực và của chiến tranh nhân dân địa phương (tác chiến của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố), trong các loại hình tác chiến của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; có năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện, tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị; hiếu biết cơ bản về khoa học – công nghệ quân sự; có trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ và kiến thức về pháp luật, xã hội đáp ứng yêu cầu của từng cấp.
Chú trọng huấn luyện kỹ năng chiến đấu cá nhân, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, ngành; khai thác, làm chủ, phát huy tính năng, hiệu quả của
các loại vũ khí, trang bị hiện có bằng nghệ thuật quân sự Việt Nam theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp huấn luyện phù hợp với tổ chức, trang bị và điều kiện thực tế của từng đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thường xuyên tố chức diễn tập nhằm rèn luyện năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của người chỉ huy cơ quan đối với các lực lượng; nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng bảo đảm tác chiến, xử trí tình huống chiến lược; bổ sung hoàn thiện phương án tác chiến đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Việt Nam chủ trương tham gia huấn luyện, diễn tập đối phó các tình huống an ninh phi truyền thống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỗ trợ nhân đạo,… với một số nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thố của các nước, bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc; phù hợp luật pháp quốc tế, pháp luật và điều kiện, khả năng của Việt Nam; tăng cường hợp tác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.
- Nghiên cứu khoa học
Nghiên cúu khoa học bao gồm khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự, khoa học hậu cần, kỹ thuật quân sự,… Cụ thể là:
Củng cố nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; giáo dục, bồi dưỡng lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Đấy mạnh nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, lý luận chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, sẵn sàng đánh thắng các hình thái chiến tranh mới. Coi trọng nghiên cứu việc tô chức chuẩn bị, tiến hành chiến tranh; tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương thức, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và tác chiến chiến lược, xây dựng lực lượng vũ trang; huy động, khai thác các tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh…; lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành các chiến dịch (trận đánh) trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên ngành, huy động tiềm lực, nâng cao khả năng cơ động, vận tải, bảo đảm đời sống, quận y, xăng dầu,… Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ công nghệ cao, vũ khí, trang bị hiện đại; cải tiến, nâng cấp, chế tạo các loại vũ khí, phương tiện, trang thiết bị quân sự đáp ứng chiến tranh công nghệ cao; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo đảm giành thắng lợi trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu bảo vệ To quốc trong tình hình mới.
- Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần
Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Là quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học – công nghệ còn có mặt hạn chế, song Nhà nước Việt Nam rất chú trọng bảo đảm cho Quân đội những loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
Coi trọng giữ gìn, bảo quản tốt, cải tiến có chọn lọc những vũ khí, trang bị hiện có; đầu tư thích đáng để tự sản xuất một số phương tiện, vũ khí phù hợp với khả năng công nghệ; đồng thời mua sắm một số vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh chiến đấu cho quân đội. Tiếp tục đổi mới tố chức, phương thức bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; hình thành các cơ sở bảo đảm nòng cốt theo vùng, miền; kết hợp với xã hội hóa; sử dụng có hiệu quả, tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển tiềm lực quốc phòng; tích cực tham gia đóng góp vào sự phát triến kinh tế của đất nước.
- Công nghiệp quốc phòng
Công nghiệp quốc phòng là bộ phận cấu thành của nền công nghiệp quốc gia, được xây dựng, phát triển theo hướng từng bước hòa nhập với công nghiệp quốc gia, thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển. Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần từng bước hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia. Đấy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ thuật, chiến thuật cao.
Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng có quy mô, tổ chức, cơ cấu quản lý phù họp, bảọ đảm tập trung, thống nhất về quản lý nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm tự chủ của các cơ sở công nghiệp quốc phòng và sự tham gia tích cực, hiệu quả của các bộ phận, thành phần kinh tế quốc dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng và thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp quốc phòng sẽ có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hoàn thành quy hoạch các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng; sắp xếp các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược của đất nước. Đẩy mạnh họp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, chế tạo, tiêu thụ các sản phẩm quốc phòng; đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác, mua sắm vũ khí, phương tiện, trang bị quân sự bảo đảm các tiêu chí về chất lượng, giá thành, làm chủ công nghệ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phương thức tác chiến trong các hình thái chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Xây dựng, phát triển kỹ thuật quân sự
Cùng với sự phát triển khoa học quân sự, ngành Kỹ thuật quân sự đang phát huy truyền thống “chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường” trong nghiên cứu, phát trien và ứng dụng công nghệ mới; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ công nghệ cao, vũ khí, trang bị hiện đại; bảo đảm phòng, chống hiệu quả và giành thắng lợi, đáp ứng yêu cầu tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tố quốc trong điều kiện đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao. Tập trung đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Câu 6: Co’ cấu to chức của QĐNDVN hiện nay như thế nào?
về cơ cấu tổ chức, Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và các đơn vị kinh tế – quốc phòng.
Câu 7: ngày hội quốc phòng toàn dân được ban bí thư trung ương đảng quyết định vào ngày, tháng, nãm nào? Ý nghĩa của ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân. Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22 tháng 12 không chỉ là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân trong tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tố quốc. Đồng thời, cổ vũ, động viên toàn dân chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên từng địa phương, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh trong tình hình mới.
Câu 8: Đ/c, Anh/chị hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng; các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng đưọc quy định trong luật quốc phòng năm 2018?
Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng được quy định tại Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 bao gồm:
- Bảo vệ Tô quôc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn
dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng
- Chổng lại độc lập, chủ quyền, thong nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quôc, Nhãn dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc.
- Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
- Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khỉ chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
- Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tố chức, cả nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phản biệt đổi xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Câu 9: Anh/chị hãy khái quát những điểm CO’ bản trong luật nghĩa vụ quân sự 2015?
Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, gồm 9 chương, 62 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 với những nội dung cơ bản sau: .
- về NVQS: Luật NVQS năm 2015 quy định: Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, trong độ tuổi thực hiện NVQS phải thực hiện NVQS theo quy định của Luật này.
– Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: Công dân nam trong độ tuổi thực hiện NVQS có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong QĐND; công dân nữ trong độ tuổi thực hiện
NVQS trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
- về chức vụ, cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ: Điều 8, Luật NVQS năm 2015 quy định đầy đủ chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ để thực hiện thống nhất và đảm bảo chế độ phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- về quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ: Luật NVQS quy định quyền, nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ phải thực hiện đối với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đây là nội dung cơ bản, thế hiện bản chất và yêu cầu của người quân nhân cách mạng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đe giữ vững bản chất cách mạng của quân nhân.
- về đăng ký NVQS và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS: Luật quy định cụ thể về nguyên tắc đăng ký NVQS và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS; đối tượng đăng ký NVQS; đối tượng không được đăng ký NVQS; đối tượng miễn đăng ký NVQS; cơ quan đăng ký NVQS; đăng ký NVQS lần đầu; đăng ký NVQS bổ sung, khi thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc, học tập, tạm vắng; đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị và đưa ra khỏi danh sách đăng ký NVQS.
Việc đăng ký NVQS phải được thực hiện chặt chẽ và tiến hành tại cấp xã nơi công dân cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi công dân làm việc.
- về nhập ngũ:
- Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đắng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Thời điểm gọi công dân nhập ngũ: Luật quy định thời điểm gọi công dân nhập ngũ được thực hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm.
- Tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: Đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian 1 khóa đào tạo của 1 trình độ đào tạo. Đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ. Đối với công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành NVQS tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học
tập. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 61 – 80%.
- về chế độ, chính sách và ngân sách bảo đảm trong việc thực hiện NVQS: Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, mỗi năm được nghỉ phép 1 lần; từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng; được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng CSXH mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật; được Nhà nước bảo đảm chế độ BHXH, BHYT; trong thời gian phục vụ tại ngũ lập được thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng; nếu bị thương, bị bệnh hoặc hy sinh, từ trần thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Khi xuất ngũ, được trợ cấp xuất ngũ, tiền tàu xe, phụ cấp đi đường; được trợ cấp tạo việc làm; trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các nhà trường được bảo lưu kết quả và tiếp nhận vào học tại các trường; được ưu tiên trong tuyển sinh, cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức và sắp xếp việc làm; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo…
Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ BHYT, hưởng trợ cấp khó khăn; con được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phố thông công lập và ngoài công lập; Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Câu 10: Đồng chí, anh chị hãy trình bày vinh dự, trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ tổ quốc hiện nay hoặc viết về gương người tốt việc tốt ở cơ quan đơn vị mình trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ tố quốc hiện nay?
Nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, luôn hòa đồng với mọi người, đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với Trung ủy Nguyễn Văn Anh, Phó đại đội trưởng, Đại đội bộ bỉnh 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 28, Sư đoàn 10.
Sinh ra và lớn lên lại miền đất cao nguyên đầy nắng và gió Đắk Lắk, ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Văn Anh đã ước mơ được khoắc trên mình màu xanh áo lính. Với quyết tâm, nỗ lực của bản thân và sự động viên, giúp đỡ của gia đình, ước mơ ấy đã thành hiện thực vào 2014, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Nguyễn Văn Anh đăng ký dự thi và trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Năm 2018 sau khi tốt nghiệp ra trường, anh được điều động về công tác
tại Đại đội bộ binh 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 28, Sư đoàn 10, trên cưong vị Trung đội trưởng. Với vốn kiến thức được trang bị trong nhà trường, ở vị trí mới, nhiệm vụ mới, anh luôn cố gắng hết mình, tích cực học hỏi, để hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn với tinh thần trách nhiệm, năng nổ, nhiệt tình, nhanh chóng nắm bắt được công việc, luôn gần gũi, hòa đồng với đồng chí đồng đội. Trên cưong vị Trung đội trưởng, Nguyễn Văn Anh luôn tích cực, chủ động tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như phương pháp giáo dục, quản lý, chỉ huy bộ đội phù họp với các đối tượng. Anh đã thể hiện được tác phong chững chạc không dao động trước những khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn giữ vững được phấm chấm của người cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ “Nói đi đôi với làm”.
Trong huấn luyện, anh luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm của đồng chí, đồng đội đi trước, cùng với đó là linh hoạt vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hiệu quả, chú trọng kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành. Năm 2022 được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia hội thi Quân khu số 1 và cùng đội tuyển Quân đoàn 3 đạt kết quả tốt trong hội thi.
Không chỉ là cán bộ Trung đội trưởng huấn luyện giỏi, rèn nghiêm trong cuộc sống đời thường, anh luôn dành tình cảm, sự quan tâm chăm lo gần gũi bộ đội, bắt đầu nắm tư tưởng, động viên chiến sĩ, từ đó tạo sự đoàn kết thống nhất trong Trung đội. Với sự phần đấu không ngừng, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, đồng chí, đồng đội. Tháng 6 năm 2023, Nguyễn Văn Anh được bổ nhiệm chức vụ Phó Đại đội trưởng Đại đội 6. Với những thành tích đạt được, năm 2022, anh là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
Anh tâm sự, trên cương vị mới, ý thức được đây là vinh dự song cũng là trách nhiệm mà tổ chức tin tưởng giao cho, phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao cho, phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao đáp lại sự tin tưởng, kỳ vọng của cấp trên và sự tin yêu của đồng chí, đồng đội. Thời gian tới, bản thân phải tiếp tục phấn đấu luôn gương mẫu, nhiệt tình trong thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; chủ động tham mưu cho cấp ủy, người chỉ huy những chủ trương, biện pháp thiết thực trong lãnh đạo, tố chức đơn vị thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị vững mạnh toàn diện “Mầu mực, tiêu biểu”.
Khi được hỏi về kinh nghiệm để có được những kết quản trên, anh khiêm tốn trả lời “Tất cả những gì tôi có hôm nay, chính là nhờ sự tạo điều kiện, giúp đỡ về mọi mặt của cấp trên; sự động viên khích lệ, ủng hộ của đồng chí, đồng đội trong toàn đơn vị và hơn hết đó là sự cố gắng, nỗ lực rèn
luyện, phấn đấu của bản thân”.
Câu 10. Đồng chí (anh, chị) trình bày vinh dự, trách nhiệm của bản thân đối vó’i sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay hoặc viết về gưong người tốt, việc tốt ờ CO’ quan, đon vị mình trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay?(bài viết không quá 3.000 từ).