Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên hoạt động này được thiết kế theo chức năng, nhiệm vụ của chính mình, đáp ứng mục tiêu của hoạt động đề ra và cùng với các môn học, góp phần đạt mục tiêu chung của chương trình tổng thể. Do đó, kiểm tra đánh giá trong Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cũng có những đặc điểm đặc thù riêng:
– Thứ nhất, kiểm tra đánh giá trong Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tập trung chủ yếu đến đánh giá thái độ, hành vi, mức độ sáng tạo của học sinh trước, trong và sau quá trình trải nghiệm. Khác với kiểm tra đánh giá trong dạy học các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, kiểm tra đánh giá Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp không chú trọng đến đánh giá kiến thức. Điều này không có nghĩa học sinh không cần vận dụng kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ trong quá trình trải nghiệm. Để hoàn thành các nhiệm vụ của Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, học sinh cần vận dụng tổng hợp các kiến thức đã có ở các môn học và các hiểu biết xã hội. Do đó, kiểm tra đánh giá trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp còn góp phần kiểm tra mức độ vận dụng và sáng tạo những kiến thức, hiểu biết đã có của học sinh trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong các chủ đề trải nghiệm.
– Thứ hai, tự đánh giá được coi là hình thức quan trọng nhất trong đánh giá đối với hoạt động trải nghiệm.
– Thứ ba, theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sử dụng nhận xét, không sử dụng điểm để đánh giá Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Mức độ đánh giá bằng nhận xét được ghi vào học bạ. Theo hướng dẫn của Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT và dự thảo Thông tư số 58 sửa đổi về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, đối với các môn học được đánh giá dựa trên nhận xét có hai mức Đạt và Chưa đạt (Khoản 2, Điều 10). Ngoài ra, những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giáo viên có thể sử dụng điểm số để đánh giá trong quá trình để làm cơ sở để đưa ra nhận xét thành các mức đạt, chưa đạt hoặc chưa hoàn thành, hoàn thành, hoàn thành tốt.
– Thứ tư, đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cần quan tâm đến đặc thù của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng như đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức dựa trên phân tích, kết nối giữa kinh nghiêm đã có với kinh nghiệm thực tại nhằm giúp học sinh hình thành những kinh nghiệm mới và vận dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm mới vào cuộc sống đồng thời hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chú ý khai thác đến những cảm xúc của học sinh vì vậy trong đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm giáo viên quan tâm hơn đến những đặc trưng này.
Thứ tư, đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cần quan tâm đến đặc thù của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng như đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức dựa trên phân tích, kết nối giữa kinh nghiêm đã có với kinh nghiệm thực tại nhằm giúp học sinh hình thành những kinh nghiệm mới và vận dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm mới vào cuộc sống đồng thời hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chú ý khai thác đến những cảm xúc của học sinh vì vậy trong đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm giáo viên quan tâm hơn đến những đặc trưng này.
Đối với học sinh trung học phổ thông – giai đoạn của lứa tuổi đầu thanh niên, học sinh có sự chuyển đổi vai trò xã hội của họ so với lứa tuổi trước đó điều này là yếu tố xúc tác tạo nên tính tích cực xã hội của học sinh THPT. Học sinh quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề chính trị, xã hội, hứng thú tham gia các hoạt động xã hội đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến học sinh, phạm vi hoạt động xã hội của học sinh rất rộng và đầy nhiệt huyết. Ý thức và tự ý thức của lứa tuổi này phát triển ở mức độ cao và nhiều khác biệt. Học sinh tự đánh giá các phẩm chất tâm lí của cá nhân và phát triển tính tự trọng. Bên cạnh đó, học sinh THPT đã có ý thức xây dựng kế hoạch đường đời đặc biết là vấn đề hướng nghiệp. Căn cứ vào những đặc điểm tâm lý đặc thù đó, việc đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT cần chú ý đến việc đánh giá cảm xúc, tính tích cực tham gia hoạt động, tính trách nhiệm.