đáp án video, tự luận modul 3 môn Hoạt động trải nghiệm THCS,
PHẦN MỞ ĐẦU
Tổng quan
Video giới thiệu chung về KTĐG
Cấu trúc tài liệu

Kiểm tra đầu vào
Kiểm tra đầu vào modul 3 Môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
CÁC XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Lí thuyết chung về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
Tại sao nói: Kiểm tra, đánh giá là đầu tàu lôi kéo mọi hoạt động khác trong giáo dục?
Trả lời
các hoạt động kiểm tra đánh giá trong giáo dục đều thực hiện bốn chức năng cơ bản là: Định hướng, Tạo động lực, Phân loại và Cải tiến dự báo ở những mức độ khác nhau.
Mục tiêu giáo dục có thể đúng đắn và rõ ràng ở một giai đoạn nào đó nhưng quá trình giáo dục vẫn không đạt được mục tiêu đề ra, điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Kết quả kiểm tra đánh giá trong giáo dục từ nhiều góc độ và trong nhiều giai đoạn khác nhau có thể cung cấp những dự báo về xu thế phát triển của giáo dục. Và cũng nhờ có đánh giá mới phát hiện được những vấn đề tồn tại trong giáo dục, từ đó lựa chọn và triển khai các biện pháp thích hợp để bù đắp những thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai sót không đáng có. Đó chính là chức năng cải tiến và dự báo của đánh giá.
Đánh giá trong giáo dục giữ một vai trò quan trọng, thiết yếu. Nó diễn ra song hành và nằm trong mọi hoạt động dạy học, giáo dục. Mỗi người GV cần nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá và tự trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết về đo lường và đánh giá nhằm đảm bảo phát huy được những tác động tích cực mà kiểm tra đánh giá mang lại đối với quá trình dạy học và giáo dục của GV cũng như quá trình học tập của HS.
Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng ph
Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong tổ chức hoạt động giáo dục hiện nay là theo những quan điểm đánh giá nào? Vì sao?
1. Đánh giá vì học tập
2. Đánh giá là học tập
3. Đánh giá kết quả tham gia hoạt động giáo dục
Đánh giá kết quả học tập (assessment of learning) có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá này diễn ra sau khi học sinh học/ thực hiện xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học/tổ chức hoạt động giáo dục có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. Giáo viên là trung tâm trong quá trình đánh giá và học sinh không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
Hiện nay, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của đánh giá kết quả học tập/ tham gia hoạt động giáo dục theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phải vận dụng cả 3 triết lí đánh giá nêu trên. Bởi vì năng lực của học sinh được hình thành, rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình dạy học môn học/ tổ chức các hoạt động giáo dục. Do vậy để xác định mức độ năng lực của học sinh không thể chỉ thực hiện qua một bài kiểm tra kết thúc môn học có tính thời điểm mà phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình đó. Việc đánh giá cần được tích hợp chặt chẽ với việc dạy học/ tổ chức các hoạt động giáo dục, coi đánh giá như là công cụ học tập nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Đánh giá phẩm chất, năng lực
Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là gì? Lấy ví dụ minh họa.
* Đánh giá năng lực khác biệt như thế nào so với đánh giá kiến thức, kỹ năng?
Về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh giá
năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, knăng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Ví dụ: Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:
Tiêu chí so sánh
Đánh giá năng lực
Tiêu chí so sánh
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh …
Cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào khi triển khai kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
1. Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt
2. Đảm bảo tính phát triển
3. Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
4. Đảm bảo phù hợp với đặc thù Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học thì cần phải tiến hành qua những bước nào?
Gồm 7 bước xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá:
Bước 1: xác định mục đích đánh giá, phân tích mục tiêu học tập sẽ đánh giá
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
Bước 3: lựa chọn, thiết kế công cụ đánh giá
Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá
Bước 5: Phân tích, xử lí kết quả đánh giá
Bước 6: Giải thích và phản hồi kết quả đánh giá
Bước 7: Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
Câu hỏi TNKQ
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm, tự luận modul 3 hoạt động trải nghiệm, HDTN
SỬ DỤNG HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG P …
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC …
Mối quan hệ giữa các hình thức đánh giá
Đánh giá thường xuyên
Tại sao cần phải tăng cường đánh giá thường xuyên?
Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Đánh giá thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó
Đánh giá định kì
Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌ
Các phương pháp đánh giá
Phương pháp trắc nghiệm
Tại sao nói phương pháp trắc nghiệm là phương pháp có khả năng đánh giá được năng lực đặc thù trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?
Phương pháp trắc nghiệm dùng để đánh giá nhận thức của học sinh về nội dung chủ đề hoạt động, về cách thức và con đường thực hiện các chủ đề Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp như: những hiểu biết về bản thân, về người khác về sự thay đổi của môi trường sống xung quanh, về nghề nghiệp trong xã hội…
Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng ở thời điểm đầu làm căn cứ xây dựng và thiết kế hoạt động, đánh giá trong quá trình hoạt động như là mức độ tiến bộ trong năng lực nhận thức của học sinh và sử dụng đánh giá vào cuối mỗi giai đoạn để đánh dấu móc phát triển về nhận thức.
Các công cụ thường sử dụng trong phương pháp phù hợp với kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là: bảng hỏi ngắn, bảng KWLH..
Phương pháp quan sát
Tại sao cần phải sử dụng phương pháp quan sát trong đánh giá kết quả rèn luyện giáo dục của học sinh?
Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
Quan sát là quá trình đòi hỏi trong thời gian quan sát, GV phải chú ý đến những hành vi của HS như: phát âm sai từ trong môn tập đọc, sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc…) giữa các em với nhau trong nhóm, nói chuyện riêng trong lớp, bắt nạt các HS khác, mất tập trung, có vẻ mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,.. hay hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút…
Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức đã học.
Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
Đánh giá bằng quan sát là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học. Phương pháp đặt câu hỏi vấn đáp cung cấp rất nhiều thông tin chính thức và không chính thức về HS. Việc làm chủ, thành thạo các kĩ thuật đặt câu hỏi đặc biệt có ích trong khi dạy học.
Phương pháp khảo sát phản hồi của học sinh
Phương pháp đánh giá phân tích sản phẩm của học sinh
Tại sao nói phương pháp đánh giá phân tích sản phẩm của học sinh là phương pháp đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào bối cảnh có ý nghĩa?
Phương pháp đánh giá này giúp cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp gắn liền với thực tiễn, kích thích hứng thú của học sinh, làm cho Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trở nên ý nghĩa hơn và học sinh tham gia hoạt động một cách năng động hơn.
Thông qua các sản phẩm hoạt động, học sinh có thể tự đánh giá được khả năng thực hiện của mình. Trọng tâm của đánh giá sản phẩm là hướng vào những gì học sinh đã làm nên các em có cơ hội để thể hiện điều đã học theo các cách khác nhau, nhờ đó mà phát huy được tính sáng tạo cho học sinh
Phương pháp đánh giá hồ sơ tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh
Tại sao nói phương pháp đánh giá hồ sơ tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh thể hiện rõ quan điểm đánh giá vì sự tiến bộ của ngừoi học (assessment for learning)?
Hồ sơ tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng với học sinh, là không gian cho sự sáng tạo và tìm hiểu về bản thân, khuyến khích say mê học tập, tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tự đánh giá cho mỗi học sinh. Hồ sơ tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một hướng học sâu và học lâu dài, hồ sơ tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thúc đẩy học sinh chú tâm vào việc học của bản thân, yêu thích và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập, rèn luyện qua việc nhìn thấy khả năng học tập “tiềm ẩn” của bản thân. Hồ sơ tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là cầu nối giữa học sinh – giáo viên, học sinh- học sinh, học sinh¬ – giáo viên – cha mẹ học sinh.
Một sản phẩm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được lựa chọn để đánh giá, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
– Sản phẩm hoạt động phải gắn với thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn-xã hội.
– Chủ đề và sản phẩm hoạt động phù hợp với hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm của HS.
– Thể hiện sự tham gia tích cực và tự lực của HS vào các giai đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm.
– Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan.
– Những sản phẩm có thể công bố, giới thiệu được.
– Có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau.
– Thể hiện tính cộng tác làm việc: Các hoạt động tạo ra sản phẩm được thực hiện theo nhóm, thể hiện việc học mang tính xã hội.
Các phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện tương ứng với các công cụ đánh giá như thế nào?
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
Hồ sơ tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Sản phẩm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Bảng ghi chép
Câu hỏi (bảng hỏi, bài trắc nghiệm khách quan…)
Bảng kiểm
Thang đánh giá
Phân tích việc sử dụng các công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh THPT và minh hoạ căn cứ theo đặc điểm của các loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?
1. Các công cụ đánh giá loại hình Sinh hoạt dưới cờ
1. Các công cụ đánh giá loại hình Sinh hoạt lớp
2. Các công cụ đánh giá loại hình Hoạt động theo chủ đề thường xuyên
3. Các công cụ đánh giá loại hình Hoạt động theo chủ đề định kì
4. Các công cụ đánh giá loại hình Câu lạc bộ
Việc xác định đường phát triển năng lực có ý nghĩa như thế nào trong đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Đường phát triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà học sinh cần hoặc đã đạt được Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà giáo viên cần phải phác họa khi thực hiện đánh giá năng lực học sinh. Đường phát triển năng lực được xem xét dưới hai góc độ:
– Đường phát triển năng lực là tham chiếu để đánh giá sự phát triển năng lực cá nhân học sinh. Trong trường hợp này, giáo viên sử dụng đường phát triển năng lực như một quy chuẩn để đánh giá sự phát triển năng lực học sinh. Với đường phát triển năng lực này, giáo viên cần căn cứ vào các thành tố của mỗi năng lực (chung hoặc đặc thù) trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 để phác họa nó với sự mô tả là mũi tên hai chiều với hàm ý, tùy vào đối tượng nhận thức mà sự phát triển năng lực có thể bổ sung ở cả hai phía.
– Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân học sinh. Căn cứ vào đường phát triển năng lực (là tham chiếu), giáo viên xác định đường phát triển năng lực cho mỗi cá nhân học sinh để từ đó khẳng định vị trí của học sinh đang ở đâu trong đường phát triển năng lực đó.
Hãy làm rõ sự khác biệt giữa đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong Chương trình hiện hành?
Lựa chọn một năng lực đặc thù trong một chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT và xác định đường phát triển năng lực của năng lực này ở học sinh.
Phân tích kết quả đánh giá và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở đường phát triển năng lực đã được xác định.
Phân tích những lưu ý khi thực hiện định hướng đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá trong đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trường THPT?