Giáo án MĨ THUẬT CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU MĨ THUẬT (sách giáo khoa mĩ thuật lớp 3 kết nối tri thức với cuộc sống)Link tải xuống ở cuối bài viết.
Nội dung: Giáo án MĨ THUẬT CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU MĨ THUẬT
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
– HS biết về một số hoạt động thực hành, sáng tạo mĩ thuật trong và ngoài nhà trường.
– HS biết đến một số sản phẩm MT được thực hành trong môn học.
- Năng lực:
– HS biết được về một số dạng sản phẩm MT tạo hình và sản phẩm MT ứng dụng được thực hành, sáng tạo trong nhà trường.
– HS phân biệt được sản phẩm MT 2D và 3D.
- Phẩm chất:
– HS biết đến những hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật để quan tâm đến môn học hơn.
– HS biết được vẻ đẹp của sản phẩm MT, từ đó thêm yêu thích môn học.
- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Giáo viên:
– Một số sản phẩm MT 2D, 3D và sản phẩm MT tạo hình, ứng dụng để phân tích trực tiếp cho HS theo dõi, phân biệt.
– Một số video, clip giới thiệu về hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật như: Thực hành ngoài trời, tham quan bảo tang…để chiếu cho HS quan sát.
- Học sinh:
– SGK mĩ thuật 3.
– Vở bài tập mĩ thuật 3.
– Bút chì, bút lông, hộp màu, sáp màu, giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
– GV cho HS xem video về các hoạt động vẽ tranh, các sản phẩm mĩ thuật đẹp. – GV hỏi HS có yêu thích mĩ thuật không? – Nhận xét, khen ngợi HS. – Giới thiệu chủ đề bài học. 2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. 2.1. Hoạt động mĩ thuật. * Tiến trình của hoạt động: – GV mời một số HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học. – GV gợi ý: + Ở lớp, em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật?
+ Ở trường em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật?
+ Ngoài giờ học như cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ hay vào dịp hè, em có tham gia các hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật không? + Trong các hoạt động đó em yêu thích hoạt động nào nhất? – Căn cứ vào điều kiện tổ chức dạy học ở trường mình, GV cho HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng ở đây… 2.2. Sản phẩm mĩ thuật. * Tiến trình của hoạt động: – GV mời một số HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình. – GV gợi ý: + Ở lớp 2 em đã vẽ, nặn được bao nhiêu SPMT ? + Ngoài vẽ, nặn em còn sử dụng cách nào để tạo nên SPMT ? + Sản phẩm MT 2D là gì ? + Sản phẩm MT 3D là gì ? + SPMT như thế nào thì gọi là SPMT tạo hình/ứng dụng ? – Căn cứ vào SPMT tạo hình/ứng dụng, 2D, 3D đã chuẩn bị, GV phân tích trên SPMT cụ thể để giúp HS có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo. 3. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. – GV cho HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này. – GV khen ngợi động viên HS. *Củng cố: – Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. – Khen ngợi, động viên HS. – Liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống. – Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: – Xem trước chủ đề: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC. – Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, bút chì, kéo… cho bài sau. |
– HS xem
– HS nêu
– Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.
– HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học.
– Vẽ, xé dán, nặn, đắp nổi, làm sản phẩm MT từ vật liệu có sẵn, tái sử dụng, trưng bày sản phẩm MT… – Thực hành mĩ thuật ngoài sân trường, tham gia triển lãm mĩ thuật toàn trường nhân dịp 20-11, trang trí bảng tin… – Xem phòng tranh, khu trưng bày hiện vật ở bảo tàng, tham gia câu lạc bộ…
– HS nêu
– HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng…
– HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình.
– 1, 2 HS nêu
– HS nêu
– 1 HS trả lời – 1 HS nêu – HS nêu
– Lắng nghe để có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo.
– HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này. – Thực hiện
– 1, 2 HS nêu – Phát huy – Mở rộng kiến thực thực tế – Trật tự
– Thực hiện ở nhà
– Chuẩn bị ở nhà
|
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tải xuống
MĨ THUẬT 3 CHỦ ĐỀ 1 EM YÊU MĨ THUẬT.docx – 39.3 KB
Báo link hỏng tải phần bình luận hoặc gửi về cho page qua địa chỉ admin@blogtailieu.com hoặc cho tác giả admin@love15.org