Gợi ý câu hỏi mô đun 4 môn toán thcs (tự luận, video, tương tác)

1.1. Quan niệm và ý nghĩa của xây dựng KHGD của nhà trường
Câu hỏi tương tác
- Chọn đáp án đúng nhất
Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là: (Lựa chọn 1 đáp án đúng nhất)
Câu trả lời
Kế hoạch giáo dục của nhà trường
- Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối cột trái với cột phải để điền những cụm từ thích hợp vào dấu (….) khi nói đến ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh giúp nhà trường đạt được (1)……………., Khai thác có hiệu quả (2)………………. của nhà trường; phát huy quyền tự chủ của giáo viên và tổ chuyên môn trong thực hiện chương trình, đáp ứng yêu cầu về (3)………….; đồng thời giúp thực hiện (4) …………… các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo hướng quản trị nhà trường.
1 – Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quy định
2 – Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên
3 – Tính mở, tính phân hóa của chương trình giáo dục phổ thông
4 – Đổi mới việc tổ chức và quản lý
- Trả lời câu hỏi
Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?
Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và GV trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các PPDH và đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS có nhiều ý nghĩa quan trọng, bao gồm:
Giúp đạt được mục tiêu của CTGDPT đã quy định: Điều 31 luật giáo dục 2019 quy định CTGDPT phải đảm bảo các yêu cầu: (1) Thể hiện mục tiêu GDPT; (2) Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của HS cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả HS trong cả nước; (3) Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông; (4) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông; (5) Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ đảm bảo việc thực hiện CTGDPT 2018.
Giúp khai thác có hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường để tổ chức thực hiện chương trình.
Giúp phát huy quyền tự chủ của GV; huy động được các nguồn lực, lực lượng giáo dục khác nhau tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Giúp thực hiện đổi mới việc tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo hướng quản trị nhà trường bao gồm: Xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch; điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ đó giúp nhà trường phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
1.2. Yêu cầu trong xây dựng KHGD của nhà trường theo hướng phát triển PC, NL học sinh
Câu hỏi tương tác
- Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây KHÔNG PHẢI là yêu cầu trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?
Câu trả lời
Đảm bảo sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động của người học
- Chọn đáp án đúng nhất
Yêu cầu “Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được hiểu là:
Câu trả lời
Thực hiện kế hoạch vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Trả lời câu hỏi
Phân tích và lấy ví dụ minh họa cụ thể việc thực hiện yêu cầu: “Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường” trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường?
Trả lời
Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường: Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần được xây dựng phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS, bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nhà trường cần lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực HS, phù hợp với đặc điểm HS. Đồng thời khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
Ví dụ: Địa bàn trường tôi dạy là vùng khó khăn: Học sinh thuần nông, nên khi xây dựng kế hoạch giáo dục cần căn cứ vào điều kiện của địa phương, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục chủ yếu là trên lớp kết hợp với xem video giới thiệu , chưa có điều kiện tham quan thực tế, tuy nhiên nhà trường cũng đã trang bị đầy đủ ti vi, máy chiếu trên các lớp
1.3. Xây dựng KHGD của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Câu hỏi tương tác
- Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Lựa chọn và nối các bước ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải theo đúng tiến trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
1 – Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học
2 – Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình
Phân tích bối cảnh dạy học và giáo dục của nhà trường
3 – Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch
Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường
- Chọn đáp án đúng nhất
Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu (….) khi tiến hành xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học. (Lựa chọn 1 đáp án đúng nhất) Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Yêu cầu khi xây dựng cần (1) ………….., phân tích (2) ……… để thực hiện chương trình, xác định (3)………., từ đó xây dựng (4) ………….
Câu trả lời
(1) Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018;
(2) điều kiện thực tiễn nhà trường;
(3) mục tiêu giáo dục của nhà trường;
(4) khung thời gian thực hiện chương trình.
- Trả lời câu hỏi
Lấy ví dụ về phân phối thời gian thực hiện chương trình một môn học cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện nhà trường nơi thầy cô công tác?
Trả lời:
Nộp KHBD mà bạn đang dùng tại đơn vị
Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây ra khó khăn/lúng túng gì cho tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
– Chỉ quy định số tiết/ năm học nên việc sắp xếp bố trí giáo viên dạy dạy cuốn chiếu hay dạy song song đều gặp khó khăn.
– Trong chương trình không có thời lượng cho tiết ôn tập trước khi kiểm tra. với học sinh lớp 6, lại ở khu vực trung du miền núi nếu không ôn tập để tổng hợp kiến thức thì các em khó có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra.
2.2. Các yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
2.3. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?
Tham gia xây dựng, đóng góp ỷ kiến để hoàn thiện kế hoạch giáo dục của tổ dưới sự tổ chức của tổ trưởng chuyên môn
Cụ thể hóa kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn thành kế hoạch cá nhân để thực hiện một cách hiệu quả các nhiệm vụ được phân công
Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung chính nào? Đâu là nội dung quan trọng nhất?
Gồm:
+Đặc điểm tình hình về đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, phòng học bộ môn
+ Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ
+ Nội dung khác
Trong đó phần: Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ là quan trọng nhất
Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?
– Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung/ tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.
– Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.
– Bước 3. Xác định thiết bị dạy học
– Bước 4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì
– Bước 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
– Bước 6. Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)
Khó khăn nhất là bước 1: Do đặc thù từng bộ môn, tổ chuyên môn khó tổng hợp. Phụ thuốc vào sự chỉ đạo của phòng giáo dục sở tại
4.1. Quan niệm và vai trò của kế hoạch bài dạy
Nội dung cập nhật 20/10/2021: Xem thêm
4.2. Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy
Nội dung cập nhật 20/10/2021: Xem thêm
4.3. Cấu trúc kế hoạch bài dạy
Nội dung cập nhật 20/10/2021: Xem thêm
4.4. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy
Nội dung cập nhật 20/10/2021: Xem thêm
4.4. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy
Nội dung cập nhật 20/10/2021: Xem thêm
Đáp án mô đun 4 nội dung 4.5 phân tích kế hoạch bài dạy minh hoạ
Các mức độ dưới đây thuộc tiêu chí nào trong các tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Trả lời:
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Nghiên cứu kế hoạch bài dạy minh họa (đính kèm) từ đó phân tích, đánh giá theo các tiêu chí tại Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH (theo bảng tiêu chí phân tích đi kèm), nộp bản phân tích, đánh giá lên hệ thống LMS
Trả lời:
Tình huống mở đầu gần gũi vói kinh nghiệm sống của HS và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả với một số ví dụ hay về số nguyên âm dễ gặp nhưng cũng với, khoản tiền bị trừ, dưới mực nước biển cũng mất nhiều thời gian hơn 5 phút mở đầu.
Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh: HS Nhận biết và đọc đúng số nguyên âm; tập hợp số nguyên qua các hoạt động dạy học
Hệ thống câu hỏi/bài tập đươc lưa chon thành hê thống, gắn vói tình huống thưc tiễn; từ câu hỏi nhận biết, đến câu hỏi mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện. (lỗ lãi trong kinh doanh)
Vận dụng nêu rõ yêu cầu HS nắm được ý nghĩa của số nguyên âm, số nguyên dương trong một số bài toán thực tiễn (sản phẩm biểu diễn số nguyên âm trong cách ghi năm)
Mục tiêu và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng;
Phương thức hoạt động hoc đươc tổ chức cho HS được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành.
Thiết bi day hoc và hoc liêu thể hiên đươc sư phù họp vói sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; mô tả cụ thể, rõ ràng cách thức mà HS hành động nhận biết số nguyên.
Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của HS được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học.
Các tiêu chí thuộc về đánh giá Kế hoạch và tài liệu dạy học (theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH) là:
Trả lời:
2.4.5
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh
Kết luận
Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THCS nằm trong Module 4 GDPT 2018 được chia sẻ trong nhóm Blog tài liệu bởi Hoàng Tran. trong quá trình tổng hợp có thể có nhiều thiếu xót các bạn để lại ý kiến đóng góp cũng như bình luận bên dưới. Trân trọng cám ơn.
Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Địa lí THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Sinh Học THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Hoá Học THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Vật lý THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THPT
Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục công dân THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Khoa học Tự nhiên THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THCS
Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THCS
Mô đun 4 GVPT – Hoạt động trải nghiệm – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Giáo dục thể chất – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Tin học – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Khoa học – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Công nghệ – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Tự nhiên và Xã hội – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Mĩ thuật – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT- Môn Âm Nhạc – Tiểu học
Mô đun 4 GVPT – Môn Đạo đức – Tiểu học