Hoạt động 7 – Giới thiệu
a) Mô tả: Giới thiệu một số phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Toán.
b) Yêu cầu cần đạt: Giới thiệu được một số phần mềm thông dụng và chức năng của phần mềm trong hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Toán.
c) Nhiệm vụ của người học
1. Xem tài liệu text nội dung 2.3.
2. Xem các video clip giới thiệu phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục
3. Tham gia chia sẻ ý kiến trên diễn đàn thảo luận.
d) Đánh giá hoạt động
– Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
– Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
– Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
2.3. Một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh tiểu học
2.3.1. Khái quát các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán ở cấp tiểu học
Máy tính cá nhân là thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục quen thuộc, phổ biến với đa số GV, HS phổ thông. Khi nói tới máy tính cá nhân, người ta thường đề cập tới phần cứng và phần mềm. Phần cứng máy tính là các thiết bị công nghệ mà chúng ta có thể cầm nắm được, nhìn thấy được như ổ cứng, thẻ nhớ, bàn phím, màn hình, chuột. Phần mềm máy tính là tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh hướng dẫn phần cứng máy tính thực hiện một tác vụ cụ thể. Trong ba loại phần mềm là phần mềm hệ thống (quản lí, điều phối hoạt động của phần cứng máy tính và các phần mềm khác), phần mềm ứng dụng (thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như MS Word để soạn thảo văn bản, Google Meets để họp, dạy học trực tuyến), phần mềm lập trình (như Java, C++) cho phép dễ dàng viết các phần mềm ứng dụng mới), tài liệu đọc này chủ yếu quan tâm đến các phần mềm ứng dụng.
Các phần mềm máy tính vừa có thể hỗ trợ các hoạt động dạy học, giáo dục, vừa có thể sử dụng để tạo ra các nguồn học liệu số, sản phẩm học tập phục vụ dạy học, giáo dục. Chẳng hạn, phần mềm MS PowerPoint được sử dụng để thiết kế và trình chiếu bài giảng đa phương tiện trên lớp học, phần mềm MS Word được sử dụng để soạn thảo KHBD, phiếu học tập, bài báo cáo thuyết trình nhóm/cá nhân. Như vậy, sản phẩm của phần mềm có thể là các nguồn tài nguyên, học liệu số phục vụ cho dạy học, giáo dục, bên cạnh chức năng hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học trong/ngoài lớp học.
Trong giới hạn của tài liệu đọc, các nhóm phần mềm được khái quát dựa trên đặc trưng và tính hỗ trợ của chúng với nhiệm vụ nghề nghiệp từ góc nhìn khoa học sư phạm. Dựa trên những kinh nghiệm về hỗ trợ GV trong hoạt động nghề nghiệp, tài liệu đọc này phân loại các phần mềm theo bốn nhóm nhiệm vụ chính của nghề nghiệp, bao gồm: thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn; hỗ trợ kiểm tra đánh giá; hỗ trợ dạy học trực tuyến; hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS. Ngày nay, nhiều phần mềm ứng dụng đa tính năng, có thể hỗ trợ GV thực hiện nhiều nhiệm vụ và với cùng một nhiệm vụ, GV có thể lựa chọn nhiều phần mềm khác nhau. Ưu tiên các tiêu chí như miễn phí, phổ biến tại Việt Nam, đơn giản, dễ sử dụng, tài liệu đọc này lựa chọn giới thiệu một số phần mềm như trong bảng dưới đây.
2.3.2.1. MS PowerPoint
a) Giới thiệu
MS PowerPoint là một phần mềm trong bộ MS Office của hãng Microsoft, cho phép tạo, thiết kế và trình bày một bài trình chiếu đa phương tiện từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong giáo dục. Hiện nay Microsoft phát hành hai hình thức của MS Office là phiên bản thông thường và phiên bản 365. Đối với phiên bản thông thường (mới nhất là MS Office 2019, bao gồm PowerPoint 2019), người dùng có thể mua một lần và sử dụng vĩnh viễn. Phiên bản MS Office 365 được bán theo tháng hoặc theo năm.
Thông tin chi tiết và hướng dẫn sử dụng phần mềm MS PowerPoint có thể xem tại địa chỉ: https://www.microsoft.com/vi-vn/microsoft-365/powerpoint.
b) Chức năng
– Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện, các mô phỏng thí nghiệm, các tài liệu/học liệu số ở nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg, mp4, rtf,…) để phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;
– Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho HS thông qua trắc nghiệm, trò chơi giáo dục;
– Hỗ trợ hoạt động học tập cho HS.
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp
Ý tưởng: GV cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học trên lớp học.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng Powerpoint để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) trước tại nhà đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức.
- HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tham gia các hoạt động học tập và tập trung theo dõi bài trình chiếu của GV.
Gợi ý 2: Xuất bản một video bài giảng từ một bài trình chiếu đa phương tiện
Ý tưởng: GV thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện với nội dung và hiệu ứng theo yêu cầu dạy học, sau đó xuất bản bài trình chiếu với định dạng video để phục vụ dạy học trên lớp. Ngoài ra, video này có thể được lưu trữ dưới dạng học liệu số để tham khảo trực tuyến tại nhà như một video thông thường trên các mạng xã hội chia sẻ video thông dụng (Youtube, Vimeo).
Thực hiện:
- GV: Thiết kế một bài trình chiếu như bình thường với đầy đủ nội dung và hiệu ứng. Sau khi hoàn thành bài trình chiếu, GV sử dụng chức năng lưu với dạng kết xuất ra video (mp4 file) để phục vụ trình chiếu cho HS xem trên lớp. Ngoài ra GV cũng có thể đưa video lên kho học liệu số của GV hoặc mạng xã hội chia sẻ video và cung cấp địa chỉ (URL/link) của video để HS khai thác, sử dụng video đó.
- HS: Thực hiện các nhiệm vụ học tập và xem video trực tuyến theo hướng dẫn của GV.
Gợi ý 3: Xuất bản một video bài giảng có lồng tiếng và hình ảnh GV từ một bài trình chiếu có sẵn lên lớp học ảo/nền tảng lưu trữ trực tuyến/mạng xã hội chia sẻ video
Ý tưởng: GV cần tạo và chia sẻ một video bài giảng có lòng tiếng và hình ảnh của mình cho HS xem trên các lớp học ảo hoặc trên các nền tảng lưu trữ trực tuyến hoặc trên các trang mạng xã hội chia sẻ video.
Thực hiện:
- GV: Thiết kế một bài trình chiếu như bình thường với đầy đủ nội dung và hiệu ứng, sử dụng chức năng thu lại bài giảng (Record slide show) để vừa thực hiện trình chiếu, vừa giảng bài, thu hình, thu âm theo kịch bản chuẩn bị trước. Sau khi kết thúc quá trình thu lại bài giảng thì kết xuất dưới dạng video (mp4 file) và thực hiện đưa lên lớp học ảo/nền tảng lưu trữ trực tuyến/mạng xã hội chia sẻ video để hướng dẫn cho HS xem.
- HS: Thực hiện các nhiệm vụ học tập và xem video trực tuyến theo hướng dẫn của GV.
Gợi ý 4: Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, củng cố bài học, chuyển tiếp nội dung)
Ý tưởng: GV thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi (sử dụng khuôn mẫu sẵn có, hoặc được chia sẻ cộng đồng). Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản như: vòng quay may mắn, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, ô chữ kì diệu,… tạo sẵn bằng phần mềm PowerPoint để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.
Thực hiện:
- GV: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu quả để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).
- HS: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo hướng dẫn của GV.
Một số gợi ý ứng dụng MS PowerPoint trong dạy học
2.3.2.2. MS Paint
a) Giới thiệu
MS Paint là một ứng dụng đồ hoạ quen thuộc, được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows, với ưu điểm là dung lượng nhỏ; hoạt động ít tốn dung lượng bộ nhớ, không đòi hỏi cấu hình máy tính cao nhưng cũng có đầy đủ các chức năng cơ bản trong chỉnh sửa hình ảnh; giao diện rõ ràng, dễ sử dụng, đặc biệt đối với người không chuyên chỉnh sửa hình ảnh.
Thông tin chi tiết: https://www.microsoft.com/vi-vn/p/paint/9pcfs5b6t72h
b) Chức năng
Chức năng chính của Paint là chỉnh sửa hình ảnh. Ngoài ra Paint có những chức năng thành phần gồm:
– Thay đổi kích thước của ảnh;
– Chèn các chữ viết, biểu tượng;
– Thay đổi màu sắc của hình ảnh và chữ;
– Xoá một phần hình ảnh không mong muốn;
– Sao chép và dán các mục đã chọn.
c) Hướng dẫn cài đặt
Paint là một ứng dụng đồ hoạ đơn giản được cài đặt sẵn trong tất cả các phiên bản của Microsoft Windows, GV không cần phải tải và cài đặt về máy tính. Để sử dụng, GV chỉ cần tìm kiếm trong Windows và chỉnh sửa hình ảnh với Paint.
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Hiệu chỉnh hình ảnh làm nguồn học liệu số
Ý tưởng: Bổ sung thông tin vào hình ảnh có sẵn – GV Việt hoá các chú thích trên hình ảnh được tham khảo từ các tài liệu nước ngoài.
Thực hiện:
– Điều kiện thực hiện: GV cần có máy tính (PC/laptop/tablet) có cài đặt hệ điều hành Windows.
– Giải pháp thực hiện:
+ GV cắt bỏ hình ảnh không cần thiết, cắt bỏ các chú thích bằng tiếng nước ngoài.
+ GV chèn các chú thích bằng tiếng Việt và mũi tên tương ứng với các chú thích.
+ GV lưu hình ảnh và sử dụng tập tin hình ảnh để chèn vào bài trình chiếu đa phương tiện.
Gợi ý 2: Sử dụng MS Paint để soạn các công thức, phép tính toán học
Ý tưởng: Soạn thảo một số công thức, phép tính toán học.
Thực hiện:
– Điều kiện thực hiện: GV cần có máy tính (PC/laptop/tablet) có cài đặt hệ điều hành Windows.
– Giải pháp thực hiện:
+ GV nhập vào các kí hiệu, di chuyển đến vị trí thích hợp.
+ GV chèn các đường kẻ, hình ảnh ở vị trí phù hợp.
+ GV lưu hình ảnh và sử dụng tập tin hình ảnh để chèn vào bài trình chiếu đa phương tiện.
2.3.2.3. MS Video Editor
a) Giới thiệu
MS Video Editor (tên cũ là MS Movie Maker) là một ứng dụng biên tập video được tích hợp sẵn trong hệ điều hành MS Windows 10 khi được cài đặt trên máy tính, cũng được phát triển bởi công ty Microsoft. MS Video Editor giúp người dùng tạo, biên tập, chỉnh sửa và xuất bản các video với giao diện được thiết kế đơn giản cùng khả năng xử lí video cơ bản và xuất bản chất lượng cao.
Thông tin chi tiết: https://www.microsoft.com/vi-vn/p/video-editor-studio-movie-maker-flim-editor-audio-mixer-and-more/9pf4l56cjswl
b) Chức năng
– Tạo, biên tập, chỉnh sửa, xuất bản và trình diễn các video, video clip phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;
– Hỗ trợ hoạt động học tập cho HS.
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Biên tập và xuất bản một video phục vụ dạy học trên lớp
Ý tưởng: GV cần tạo một video hỗ trợ dạy học một chủ để học tập/bài dạy.
Thực hiện:
- GV: Chuẩn bị tài nguyên, học liêu số (hình ảnh, video, âm thanh), kịch bản truyền hình cho nội dung của video; sử dụng công cụ Video Editor để biên tập và xuất bản thành video hoàn chỉnh; phát video cho HS xem khi dạy học trên lớp (có thể đăng tải và chia sẻ video trên các mạng xã hội chia sẻ video để HS xem thêm);
- HS: Xem video, thực hiện nhiệm vụ học theo hướng dẫn của GV.
Gợi ý 2: Hướng dẫn HS biên tập và xuất bản một sản phẩm học tập bằng video
Ý tưởng: GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm học tập là video cho một nhiệm vụ học tập được giao.
Thực hiện:
- GV: Giới thiệu và hướng dẫn cho HS biết cách sử dụng Video Editor; cung cấp các yêu cầu và tài nguyên (nếu có) cho HS; theo dõi quá trình làm việc của HS và hướng dẫn khi cần thiết.
- HS: Tìm hiểu và học cách sử dụng Video Editor; thực hiện tạo, biên tập và chỉnh sửa video bằng Video Editor; hoàn thành sản phẩm và trình chiếu video trước lớp (hoặc chia sẻ trực tuyến).
Gợi ý 3: Biên tập và xuất bản một video bài giảng phục vụ dạy học trực tuyến
Ý tưởng: GV muốn tạo một video bài giảng để phục vụ cho một buổi dạy học trực tuyến.
Thực hiện:
- GV: Chuẩn bị sẵn kịch bản sư phạm trực tuyến; thực hiện ghi hình và sử dụng Video Editor để tạo một video bài giảng, sau đó tải lên mạng hoặc gắn địa chỉ kết nối (link) vào trong lớp học trực tuyến để cho HS tự học ở bất kì lúc nào; theo dõi quá trình học tập của HS và giải đáp thắc mắc nếu có.
- HS: Xem video bài giảng và trao đổi thảo luận với GV và những HS khác.
2.3.2.4. ActivInspire
a) Giới thiệu
ActivInspire là một phần mềm phân phối bài học cộng tác dành cho các màn hình tương tác, do công ty Promethean World Ltd cung cấp. ActivInspire cung cấp một bộ công cụ rộng lớn giúp tạo và cung cấp các bài giảng có tính tương tác cao. Trên thực tế, người dùng có thể sử dụng ActivInspire với nhiều loại bảng tương tác khác nhau.
Hướng dẫn sử dụng: https://learn.prometheanworld.com/
b) Chức năng
– Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài giảng, trò chơi, trắc nghiệm, mô phỏng, thí nghiệm có tính tương tác cao phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;
– Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho HS thông qua trắc nghiệm, trò chơi giáo dục tương tác;
– Hỗ trợ hoạt động học tập cộng tác cho HS.
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Thiết kế bài giảng tương tác phục vụ dạy học trên lớp với bảng tương tác
Ý tưởng: GV cần thiết kế một bài giảng có tính tương tác cao để sử dụng kết hợp với bảng tương tác được trang bị sẵn trên lớp nhằm tăng tính tương tác của HS.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng ActivInspire để thiết kế một bài giảng tương tác (khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) trước tại nhà đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với bài giảng tương tác để hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức.
- HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tập trung theo dõi bài giảng và tham gia các hoạt động học tập (tương tác) với bảng tương tác theo sự hướng dẫn của GV.
Gợi ý 2: Hỗ trợ trực quan cho hoạt động học tập dạng kể chuyện và đóng vai
Ý tưởng: GV cần tổ chức các hoạt động trên lớp học dạng kể chuyện và sắm vai bằng cách sử dụng các hình ảnh, âm thanh (có sẵn hoặc sưu tầm các từ nguồn học liệu số) kết hợp với bảng tương tác được trang bị sẵn tại phòng học cho HS.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng ActivInspire thiết kế bối cảnh minh hoạ cho câu chuyện (hình ảnh, âm thanh) với đầy đủ nội dung và hiệu ứng, kết hợp với với bảng tương tác trên lớp học tiến hành vừa kể chuyện GV vừa có thể di chuyển hình ảnh, bật âm thanh minh hoạ, kéo lời thoại xuất hiện nhằm gây hấp dẫn cho HS (người kể chuyện có thể là GV hoặc HS).
- HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tập trung theo dõi bài giảng và tham gia các hoạt động học tập (tương tác) với bảng tương tác theo sự hướng dẫn của GV.
Gợi ý 3: Hỗ trợ tương tác cho hoạt động học tập dạng viết/vẽ (hoặc kéo thả, ẩn hiện các đối tượng)
Ý tưởng: GV cần tổ chức hàng loạt các hoạt động viết/vẽ trên bảng tương tác, kết quả của hoạt động có thể được lưu lại, in ấn hoặc tái sử dụng phục vụ các hoạt động học tập khác.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng ActivInspire thiết kế sẵn các trang chiếu (phiếu trả lời trắc nghiệm, câu hỏi điền khuyết, … ), kết hợp với với bảng tương tác trên lớp học (có trang bị bút tương tác hoặc có hỗ trợ chạm tay) để tổ chức cho HS thực hiện các bài tập dạng viết/vẽ lên các trang chiếu đã thiết kế sẵn, sau đó tiến hành sửa bài cho HS (có thể lưu trữ kết quả, tái sử dụng).
- HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tập trung theo dõi bài giảng và tham gia các hoạt động học tập (tương tác) với bảng tương tác theo sự hướng dẫn của GV.
Gợi ý 4: Thiết kế một trò chơi tương tác cao để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, củng cố bài học, chuyển tiếp nội dung)
Ý tưởng: GV cần thiết kế một trò chơi có tính tương tác cao (sử dụng khuôn mẫu có sẵn hoặc được chia sẻ) để tổ chức cho các HS tham gia và thi đua với nhau.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng ActivInspire thiết kế sẵn các trò chơi bằng cách sử dụng các mẫu cung cấp sẵn của chương trình hoặc tự thiết kế lại (gợi ý sử dụng các kĩ thuật đặc biệt để tạo trò chơi mang tính tương tác cao như mực thần kì, thùng chứa đối tượng hay kĩ thuật bộ hạn chế, …), kết hợp với với bảng tương tác trên lớp học (có trang bị bút tương tác hoặc có hỗ trợ chạm tay) để tổ chức cho HS tham gia trò chơi (cá nhân/nhóm/toàn lớp).
- HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tập trung theo dõi bài giảng và tham gia các hoạt động học tập (tương tác) với bảng tương tác theo sự hướng dẫn của GV.
Gợi ý 5: Tổ chức hoạt động bỏ phiếu bình chọn câu hỏi kiểm tra dạng trắc nghiệm
Ý tưởng: GV cần đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và nhận lại các ý kiến phản hồi/câu trả lời của HS một cách nhanh chóng và có sự thống kê kết quả.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng ActivInspire thiết kế sẵn câu hỏi trắc nghiệm (bằng công cụ hỗ trợ soạn câu hỏi trắc nghiệm), kết hợp với với bảng tương tác và các thiết bị hỗ trợ (ActivVote) để tổ chức cho HS tham gia trả lời và nhận kết quả.
- HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tập trung theo dõi bài giảng và tham gia các hoạt động học tập (tương tác) với bảng tương tác theo sự hướng dẫn của GV.
2.3.2.5. MS Equation Editor
a) Giới thiệu
MS Equation Editor là một ứng dụng biên tập các công thức toán học, thường được tích hợp cùng bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office, từ phiên bản MS Office 2007. Equation Editor phiên bản mới này còn được gọi là Math Builder và hoàn toàn khác với ứng dụng Microsoft Equation Editor 3.0 (đã ngừng hỗ trợ từ 01/2018) và MathType. Equation Editor giúp người dùng tạo, biên tập, chỉnh sửa các công thức toán học với giao diện trực quan, dễ sử dụng.
Thông tin chi tiết: https://support.microsoft.com/en-us/office/equation-editor-6eac7d71-3c74-437b-80d3-c7dea24fdf3f
b) Chức năng
– Tạo, biên tập, chỉnh sửa các công thức toán học phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;
– Hỗ trợ hoạt động học tập cho HS.
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Soạn thảo các phân số và phép tính với phân số
Ý tưởng: GV cần soạn bài giảng điện tử hoặc đề kiểm tra liên quan đến phân số, các phép tính với phân số.
Thực hiện:
- GV: mở phần mềm MS Equation, nhấp chọn mẫu phân số, nhập giá trị tử số, mẫu số. GV có thể sử dụng chuột hoặc các phím mũi tên để di chuyển đến vị trí nhập liệu trước khi nhập học.
- HS: Thực hiện nhiệm vụ học theo hướng dẫn của GV.
Gợi ý 2: Soạn thảo các phép tính ở dạng đặt tính dọc
Ý tưởng: GV cần soạn bài giảng điện tử hoặc đề kiểm tra liên quan đến dạng đặt tính dọc các phép tính cộng, trừ, nhân.
Thực hiện:
- GV: mở phần mềm MS Equation, nhấp chọn mẫu phân số, nhập các số hạng ở phần tử số (bấm phím Enter để xuống hàng), nhập tổng ở mẫu số. GV có thể sử dụng chuột hoặc các phím mũi tên để di chuyển đến vị trí nhập liệu trước khi nhập học.
- HS: Thực hiện nhiệm vụ học theo hướng dẫn của GV.
2.3.3.1. Google Forms
a) Giới thiệu
Google Forms là một ứng dụng miễn phí, nền web được sử dụng để tạo biểu mẫu cho mục đích thu thập dữ liệu. Có thể sử dụng Google Forms thực hiện khảo sát hay phiếu đăng ký sự kiện, … Biểu mẫu có thể được chia sẻ dễ dàng qua gửi liên kết, gửi email, nhúng vào trang web hoặc bài đăng trên blog.
Hướng dẫn sử dụng: https://support.google.com/docs/answer/6281888
b) Chức năng
Google Forms có chức năng chính là tạo biểu mẫu. Ngoài ra, các chức năng thành phần bao gồm:
– Thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau: điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận (ngắn).
– Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi.
– Có chức năng xác thực câu trả lời để kiểm soát việc nhập dữ liệu.
– Có thể chia sẻ biểu mẫu với các cộng tác viên để cùng thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện biểu mẫu.
– Có thể chia sẻ biểu mẫu qua email, mạng xã hội, nhúng vào web hay blog hay một số hình thức khác.
– Thu thập và xử lí thông tin dễ dàng và xuất kết quả khảo sát dưới dạng file excel, biểu đồ.
– Cho phép phản hồi kết quả với người được khảo sát.
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Ý tưởng: GV thiết kế làm bài tập trắc nghiệm online để củng cố kiến thức, kĩ năng cho HS sau nội dung bài học.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng ứng dụng Google Forms để xây dựng bài tập trắc nghiệm online: Chọn các mẫu thiết kế có sẵn từ Google Forms; Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung câu hỏi; Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- HS: Chuẩn bị điện thoại thông minh, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. Thời gian hoàn thành tối đa 4 phút.
2.3.3.2. Kahoot
a) Giới thiệu
Kahoot là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi (game-based learning platform) giúp người dùng (GV) dễ dàng tạo, tổ chức trò chơi học tập (dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến). Nói cách khác, người dùng (HS) có thể tham gia tương tác trực tuyến với trò chơi học tập tổ chức tại lớp học.
Hướng dẫn sử dụng: https://kahoot.com/schools/ways-to-play/
b) Chức năng
– Tạo và tổ chức các trò chơi học tập (câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) đồng bộ theo thời gian thực ngay tại lớp học.
– Hỗ trợ hoạt động học tập cho HS.
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý: Thiết kế trò chơi để tổ chức các hoạt động khởi động, luyện tập,… phục vụ dạy học trên lớp.
Ý tưởng: GV thiết kế trò chơi khởi động để dẫn dắt HS vào học.
Thực hiện:
– GV: Sử dụng Kahoot! để thiết kế trò chơi khởi động bao gồm số lượng nhất định câu hỏi trắc nghiệm khách quan (có thể 5 – 10 câu), nội dung liên quan đến chủ đề. GV xác lập thời gian cho các câu hỏi (câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn có thể là 30 giây, các câu trắc nghiệm đúng/sai là 20 giây để suy nghĩ và trả lời). GV khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên… trước ở nhà đảm bảo việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu khởi động vào bài học.
– HS: Chuẩn bị điện thoại thông minh, tổ chức thành nhóm (số lượng thành viên nhóm tùy theo yêu cầu của GV) để tham gia trò chơi khởi động.
2.3.4.1. Google Classroom
a) Giới thiệu
Google Classroom là một ứng dụng web miễn phí hỗ trợ dạy học trực tuyến (learning platform/LMS) – thành phần con của bộ công cụ G Suite For Education (ứng dụng năng suất điện toán đám mây và các công cụ phần mềm cộng tác) được phát triển bởi Google LLC giúp người dùng (GV) tổ chức và quản lí các lớp học ảo (virtual classroom) với một hệ thống các tài nguyên học tập, cùng các diễn đàn thảo luận, nộp sản phẩm học tập và chia sẻ thông tin. Nói cách khác, người dùng có thể tham gia vào các lớp học trực tuyến để học dễ dàng và thuận tiện.
Hướng dẫn sử dụng: https://support.google.com/edu/classroom/answer/6084551
https://services.google.com/fh/files/misc/google_classroom_manual_final_vn.pdf
https://services.google.com/fh/files/misc/google_for_education_two_sheeter_covid.pdf
b) Chức năng
– Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến;
– Tích hợp nhiều phần mềm tiện ích của Google vào cùng một ứng dụng, cho phép xây dựng kế hoạch giáo dục, KHBD (Google Doc); thiết kế và trình diễn các tài liệu, bài giảng, học liệu điện tử (Google Slide); kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS (Google Form); tổ chức dạy học/giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực (Google Meet);
– Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (cho HS).
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Tổ chức lớp học trực tuyến ở dạng từ xa hoàn toàn
Ý tưởng: GV cần tạo và quản lí một lớp học ảo – virtual classroom để tiến hành dạy học trực tuyến hoàn toàn qua mạng Internet cho HS khi triển khai hoạt động vận dụng trong bài học.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức sẵn hoạt động học tập Vận dụng, thêm/bớt HS vào lớp học, tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến, trao đổi, thảo luận, giám sát, phản hồi và chấm điểm cho HS.
- HS: Tham gia vào lớp học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập; nộp sản phẩm; thực hiện trao đổi và thảo luận với GV và HS trong lớp.
Gợi ý 2: Xây dựng môi trường chia sẻ nguồn học liệu số (learning resources/open educational resources)
Ý tưởng: GV cần tạo một môi trường chia sẻ trực tuyến nguồn học liệu số về bài Sông và hồ cho HS làm việc ở nhà trước khi lên lớp học truyền thống.
Thực hiện:
- GV: Sử dụng Google Classroom để tạo một môi trường chia sẻ nguồn học liệu số và tổ chức một cách khoa học các nguồn tài nguyên, sau đó tiến hành chia sẻ cho những người khác.
- Người được chia sẻ tài nguyên: Tham gia theo đường liên kết chia sẻ của GV để có thể tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn học liệu chia sẻ; đồng thời cũng có thể đăng bình luận hoặc viết nhận xét cá nhân đối với tài nguyên chia sẻ.
Một số gợi ý ứng dụng Google Classroom trong dạy học
2.3.4.2. Google Meets
a) Giới thiệu
Google Meets là một ứng dụng miễn phí, hỗ trợ tổ chức dạy học, hội thảo trực tuyến. Hiện nay, Google Meets được kết nối với Google Classroom để tổ chức các buổi học trực tuyến cho phép HS tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với GV và những HS khác trong cùng một không gian học tập. Tuy nhiên, Google Meets chỉ cho phép tối đa 100 người tham gia với tài khoản miễn phí, và số lượng nhiều hơn đối với các tài khoản có tính phí.
Hướng dẫn sử dụng: https://support.google.com/meet/answer/9302870
b) Chức năng
– Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến với tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực;
– Hiển thị phụ đề trực tiếp, tự động với công nghệ nhận dạng giọng nói.
c) Định hướng sử dụng
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý: Tổ chức lớp học trực tuyến với tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực
Ý tưởng: GV cần tổ chức lớp học trực tuyến với tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực
Thực hiện:
- GV: Sử dụng Google Meets để tạo lớp học trực tuyến, gửi thông tin mã lớp học đến HS. GV chia sẻ màn hình và giảng bài, giải đáp thắc mắc của HS, tổ chức ghi lại buổi học làm minh chứng.
- HS: Tham gia vào lớp học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi và thảo luận với GV và HS trong lớp.
2.3.5.1. ClassDojo
a) Giới thiệu
ClassDojo là công cụ, nền tảng trực tuyến với mục đích tạo môi trường giao tiếp giữa nhà trường, GV, HS và phụ huynh HS. Thông qua ClassDojo, GV có thể tổ chức các lớp học, hoạt động dạy học đa phương tiện và theo dõi quá trình, kết quả học tập của HS. ClassDojo còn cho phép phụ huynh theo dõi kết quả học tập của HS mà và tạo điều kiện cho phụ huynh trao đổi với GV, với nhà trường. Mục đích của ClassDojo là xây dựng một cộng đồng giáo dục trực tuyến nhằm thúc đẩy quá trình học tập của HS và tăng sự liên kết giữa gia đình và nhà trường.
Thông tin chi tiết: https://www.classdojo.com/vi-vn/homepage-v15/
b) Chức năng
ClassDojo có chức năng chính là:
– Hỗ trợ tổ chức và quản lí lớp học trong đó GV, HS và phụ huynh có thể tương tác với nhau.
– Hỗ trợ tổ chức các hoạt động dạy học nhiều hình thức đa phương tiện, trò chơi.
– Hỗ trợ HS chia sẻ các nội dung đa phương tiện như hình ảnh, video, …
– Hỗ trợ liên lạc và kết nỗi giữa GV, HS, nhà trường và phụ huynh.
c) Một số thao tác sử dụng cơ bản
d) Gợi ý ứng dụng vào trong dạy học và giáo dục môn Toán ở tiểu học
Gợi ý: Xây dựng lớp học và quản lý lớp học, đánh giá hiệu quả học tập
Ý tưởng: GV cần tạo và quản lý hồ sơ của mỗi thành viên trong lớp học thông qua việc ghi nhận hành vi của HS trên hệ thống đánh giá bằng ClassDojo. Đồng thời, có thể chia sẻ với phụ huynh về tình hình học tập của HS; hoặc phụ huynh có thể đăng nhập để theo dõi tiến trình học tập của con em mình.
Lưu ý:
- ClassDojo không thay thế được hoàn toàn cho các lớp học truyền thống mà chỉ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ. Lớp học vẫn được triển khai trực tiếp trên lớp, GV mở phần mềm ClassDojo để quản lí lớp học, đánh giá HS trực tiếp khi hoạt động dạy và học đang diễn ra.
- GV cần có máy tính cá nhân hoặc điện thoại kết nối với mạng Internet ổn định, tạo và chuẩn bị sẵn một tài khoản Gmail để đăng nhập vào phần mềm.
- Phụ huynh muốn theo dõi tiến trình học tập của HS cũng cần tương tự: máy tính cá nhân hoặc điện thoại kết nối với mạng Internet ổn định, tạo và chuẩn bị sẵn một tài khoản Gmail để đăng nhập vào phần mềm.
Thực hiện:
- GV: tạo một tài khoản ClassDojo với tư cách GV. Sau đó, GV tạo một lớp học và nhập thông tin hồ sơ của mỗi thành viên trong lớp lên hệ thống phần mềm ClassDojo. GV đánh giá kết quả hành vi của HS bằng cách ghi nhận điểm vào phần mềm ClassDojo. Hành vi của HS được ghi nhận bằng điểm cộng và điểm trừ do GV là người quy định các tiêu chí. Cuối tuần hoặc cuối tháng, GV dựa vào số điểm của HS để khen thưởng. Thông thường, GV và HS sẽ đặt ra quy ước đổi điểm thưởng để nhận quà.
- Phụ huynh HS có thể truy cập ClassDojo bằng cách sử dụng một mã số được cấp bởi GV của bé hoặc một lời mời qua tin nhắn được gửi bởi chính GV đó. Ngoài ra, mỗi bố mẹ chỉ có thể xem thông tin và quá trình học tập của con mình mà không thể xem dữ liệu của các HS khác.
- HS có thể tự tạo một tài khoản riêng trên ClassDojo, tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng khi nhận được mã số từ GV. Nếu HS dưới 13 tuổi, việc truy cập sẽ yêu cầu quyền của bố mẹ.
2.3.5.2. Padlet
a) Giới thiệu
Padlet là một ứng dụng web 2.0 miễn phí, có chức năng chính là tạo một giao diện để HS và GV cùng tương tác trực tuyến; GV có thể chia sẻ nguồn học liệu: văn bản, video, hình ảnh, đường link trang web. HS có thể chia sẻ, cập nhật và lưu trữ các sản phẩm học tập: hình ảnh, video, phiếu học tập, phiếu đánh giá.
Thông tin chi tiết: https://padlet.com/features
b) Chức năng
– Tải, chia sẻ các file văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, … (định dạng “bức tường”);
– Sắp xếp các nội dung và phân chia theo hàng, côt, phục vụ cho hoạt động học theo nhóm (định dạng “lưới”, “kệ tủ”);
– Tạo bản tin, nhật kí theo thời gian, mô tả một quá trình, … (định dạng Timeline);
– Lập các bản đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ (định dạng khung nền Canvas);
– Chụp ảnh, quay phim từ các thiết bị ngoại vi và đưa lên tường;
– Có thể chia sẻ đường liên kết đến tảng web khác;
– Tạo/chỉnh sửa bài đăng, chia sẻ nội dung để mọi người có thể cùng trao đổi sản phẩm, thảo luận (tuỳ chọn tính năng “phân quyền truy cập”: chỉ đọc, viết bài, sửa nội dung của bài viết);
– Lựa chọn các chế độ: Công khai bài đăng (có thể tìm kiếm trên máy vi tính), riêng tư (không ai xem được dù đã gửi link) hoặc yêu cầu mật khẩu truy cập (gửi link và người nhận được link phải nhập mật khẩu);
– Có thể lưu, xuất ra dưới dạng file hình ảnh, pdf, Excel, …
c) Hướng dẫn cài đặt và tài liệu tham khảo
Đăng nhập vào tài khoản Apple
– Padlet là ứng dụng web, GV không cần cài đặt; GV chỉ cần truy cập vào trang https://padlet.com/; có ba hình thức đăng nhập Padlet là: đăng nhập với tài khoản Google, đăng nhập với tài khoản Microsoft và đăng nhập với tài khoản Apple; sau khi đăng nhập với tài khoản, GV lựa chọn gói miễn phí (3 trang padlet/tài khoản; dung lượng 10 MB; …); GV chọn kiểu định dạng trang Padlet và bắt đầu thiết kế; …
Sau khi đăng nhập vào tài khoản
Chọn kiểu định dạng trang Padlet và bắt đầu thiết kế
– Video hướng dẫn sử dụng Padlet: https://youtu.be/doFSpcITu7E
d) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Tạo và quản lí một trang thông tin lớp học
Ý tưởng: GV cần tạo một trang thông tin lớp học cho phép đăng tải thông báo, học liệu số; hỗ trợ GV và HS giao tiếp và cộng tác; cho phép HS nộp bài tập lên trang và lưu trữ trực tuyến.
Thực hiện:
– Điều kiện tổ chức:
- Lớp học được bố trí có đầy đủ thiết bị hỗ trợ trình chiếu như: máy chiếu, màn chiếu, cáp kết nối, loa máy vi tính, micro;
- GV thiết kế sẵn các nội dung dạy học trên trang thông tin trước khi đến lớp để đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt mục tiêu bài dạy;
- GV và HS cần có máy vi tính/máy tính bảng có kết nối mạng Internet và có kĩ năng có liên quan.
– Phương án thực hiện:
- GV tạo trang Pallet, tạo “bức tường” dành riêng cho lớp học; thực hiện đăng tải thông báo, tài liệu, học liệu số cho HS, thực hiện chia sẻ liên kết và phân quyền truy cập vào trang thông tin lớp học cho HS. GV chọn chế độ cài đặt: cho phép HS bình luận hoặc không bình luận dưới mỗi bài đăng hoặc thông tin; thay thế những từ ngữ không đúng mực bằng những biểu tượng,… GV có thể chọn tính năng “Chia sẻ” trang bằng cách: chia sẻ đường link, quét mã QR, chia sẻ qua Email, Google Classroom, Facebook, …
- HS tham gia vào trang thông tin lớp học để xem thông báo của GV; xem và tải về các tài liệu, học liệu số; thực hiện nộp bài tập theo yêu cầu của GV.
Gợi ý 2: Tạo kênh giao tiếp và làm việc trực tuyến cho các nhóm HS
Ý tưởng: GV cần tạo một kênh giao tiếp và làm việc nhóm trực tuyến cho HS khi HS không có điều kiện gặp mặt nhau trực tiếp với nhau.
Thực hiện:
– Điều kiện thực hiện: GV và HS có máy vi tính/máy tính bảng có kết nối Internet.
– Phương án thực hiện:
- GV cần chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho HS về cách sử dụng trang Padlet;
- HS tìm hiểu cách tạo trang Padlet và tham khảo kĩ năng làm việc theo nhóm;
- HS chuẩn bị các nội dung cần thiết sẽ đăng tải lên nền trang Pallet của nhóm;
- GV chia nhóm HS và hướng dẫn từng nhóm HS tạo kênh giao tiếp riêng để làm việc trực tuyến với nhau bằng trang Padlet; hướng dẫn các kĩ thuật cơ bản trên trang và kĩ năng làm việc nhóm; theo dõi quá trình làm việc nhóm của HS;
- Một thành viên đại diện cho mỗi nhóm tạo trang Padlet; thêm các thành viên khác và GV với quyền có thể chỉnh sửa trang;
- Các thành viên trong nhóm trao đổi thông tin và làm việc trực tuyến với nhau.