Đáp án mô đun 9 tin học THCS, ngân hàng câu hỏi, đáp án câu hỏi trắc nghiệm, tự luận module 9 môn tin học thcs
Đáp án mô đun 9 tin học THCS nội dung 1
1. Zhiting Zhu và cộng sự (2016) đề xuất khung lí thuyết giáo dục thông minh (smart education framework) với 3 thành phần là:
hướng dẫn của người dạy.
công nghệ hỗ trợ.
tài nguyên số.
tương tác của người học.
2. Đâu là yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học môn học/hoạt động giáo dục?
Đảm bảo tính chính xác.
Đảm bảo tính pháp lý.
Đảm bảo tính thực tiễn.
Đảm bảo tính khoa học.
3. ……….. là kết quả của sự kết hợp từ ba lĩnh vực cơ bản là nội dung chuyên môn, phương pháp sư phạm và ứng dụng công nghệ nhằm tạo chất lượng cao cho việc giảng dạy của giáo viên với công nghệ trong giáo dục.
Mô hình TPACK.
Mô hình B-Learning.
Mô hình ADDIE.
Mô hình STEM.
4. Để lựa chọn một loại hình e-Learning phù hợp và đạt hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục thì người học, người dạy cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Khả năng sư phạm và khả năng đáp ứng công nghệ của người dạy;
Hứng thú, sự đầu tư thời gian, sự chủ động cũng như sự thích nghi trong hoạt động tương tác của người học và người dạy.
Nền tảng kiến thức và khả năng khai thác, sử dụng công nghệ của người học và người dạy.
Khả năng tự học/tự nghiên cứu và nhu cầu cá nhân của người học;
5. Giáo viên tải về một video kể chuyện bằng hình ảnh từ Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy và có ý định chia sẻ tài nguyên này cho nhiều đồng nghiệp trong trường học. Vậy, giáo viên đó cần lưu ý điều gì?
Không nên chia sẻ cho đồng nghiệp vì chỉ người tải về mới được phép sử dụng.
Không nên tải về và chia sẻ vì vi phạm bản quyền.
Nên xem xét đến vấn đề bản quyền và có trích dẫn nguồn đầy đủ khi khai thác, sử dụng phục vụ cho dạy học và giáo dục.
Nên chia sẻ cho đồng nghiệp vì tài liệu này phục vụ cho giáo dục không vì mục đích thương mại.
Đáp án nội dung 2 module 9 tin học THCS
1. Theo tài liệu đọc, các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên trong và ngoài lớp học được phân chia thành bốn dạng, đó là:
Quản lí lớp học và phản hồi về người học – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
2. Ứng dụng CNTT nào sau đây được dùng để hỗ trợ thiết kế và biên tập nội dung dạy học?
Google Drive.
Gmail.
Class Dojo.
PowerPoint.
3. Để tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, giáo viên sẽ dùng phần mềm nào dưới đây là phù hợp nhất?
Video Editor.
PowerPoint.
Word.
Kahoot.
4. Muốn thiết kế một video clip (thời lượng khoảng 2~3 phút) để giới thiệu về phần cứng, phần mềm máy tính ở dạng hình ảnh minh hoạ, giáo viên Ngân có thể sử dụng phần mềm nào dưới đây?
Google Classroom.
Microsoft Word.
Microsoft PowerPoint.
Video Editor.
5. Giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint để xây dựng bài giảng “Phần cứng máy tính” cho môn Tin học, THCS. PowerPoint thuộc nhóm công cụ, phần mềm nào dưới đây?
Nhóm công cụ phần mềm hỗ trợ cá nhân
Nhóm công cụ phần mềm phát triển nội dung
Nhóm công cụ phần mềm mạng xã hội
Nhóm công cụ phần mềm hỗ trợ dạy học
6. Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, … được xem là:
Công cụ
Học liệu số
Phần mềm
Thiết bị công nghệ
7. Hãy lựa chọn các thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục hiện nay.
phần mềm PowerPoint
máy chiếu vật thể
bài giảng điện tử
máy chiếu đa năng và màn chiếu
8. Giáo viên xây dựng tài liệu đọc để hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm bảng tính cơ bản – môn Tin học cho học sinh lớp 7 bằng phần mềm Word. Giáo viên đang thực hiện:
Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thiết kế và biên tập nội dung dạy học.
9. Giáo viên trình chiếu bài trình chiếu đa phương tiện bài “Phần cứng máy tính” – môn Tin học cho học sinh lớp 7. Giáo viên đang thực hiện:
Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thiết kế và biên tập nội dung dạy học.
10. Giáo viên sử dụng phần mềm Padlet để thông báo nội dung học tập và nhận bài tập của học sinh môn Tin học, THCS cho giai đoạn giãn cách xã hội. Giáo viên đang thực hiện:
Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thiết kế và biên tập nội dung dạy học.
Câu hỏi trắc nghiệm nội dung 3 môn tin học modul 9
1. Đâu là tiêu chí lựa chọn và sử dụng thiết bị công nghệ, phần mềm:
Khả năng quản lí thiết bị, phần mềm và khả năng triển khai chúng khi khai thác, sử dụng.
Chức năng của thiết bị, phần mềm là phù hợp, tương thích và khả năng linh hoạt cao.
Phù hợp với chương trình và nhu cầu người học.
Tính khoa học, tính chính xác của thiết bị, phần mềm.
2. Kho bài giảng e-leanring của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ chính thức là:
https://elearning.edu.vn
https://elearning.moet.edu.vn
https://elearning.moet.gov.edu.vn
https://learning.moet.edu.vn
3. Đâu là phần mềm, hệ thống dùng cho môn Tin học:
Tynker.
Scratch.
Microsofr Visio.
crocodile physics.
4. Các bước thiết kế chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT bao gồm mấy bước?
5 bước.
6 bước.
4 bước.
3 bước.
5. Sắp xếp theo thứ tự các bước thiết kế chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT.
Câu trả lời
1 Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề/bài học
2 Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng tương ứng
3 Xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương án kiểm tra đánh giá
4 Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể
5 Rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch bài dạy
6. Giai đoạn “GV chuẩn bị sẵn các học liệu số đã có hoặc xây dựng các học liệu số để hỗ trợ bài dạy như phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ, công cụ kiểm tra đánh giá, bài trình chiếu đa phương tiện, bài giảng (dạng văn bản), video, sản phẩm mô phỏng.” thuộc bước thứ mấy trong bước thiết kế chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT.
Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng tương ứng
Xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương án kiểm tra đánh giá
Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề/bài học
Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể
7. Đối với học sinh khối THCS, giáo viên có thể dạy học trực tuyến thông qua?
https://medium.com/
Google classroom
Video editor
Padlet
8. Với yêu cầu cần đạt “Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.” (Tin học – Lớp 6). Trong tình hình giản cách xã hội vì dịch Covid-19, giáo viên có thể sử dụng phương án ứng dụng Công nghệ thông tin nào sau đây:
Dạy học thông qua Google Classroom.
Dạy học thông qua Word.
Dạy học thông qua Microsoft Teams.
Dạy học thông qua Kahoot.
9. Với yêu cầu cần đạt “Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.” (Tin học – Lớp 6). Trong tình hình giản cách xã hội vì dịch Covid-19, giáo viên có thể phần mềm nào sau đây để kiểm tra người học với hình thức học từ xa trong môi trường học ảo – VLE:
Google Classroom.
Video Editor.
Kahoot.
Photo.
10. Với yêu cầu cần đạt “Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.” (Tin học – Lớp 6). Giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong hình thức Học theo mô hình kết hợp: trực tiếp và trực tuyến:
Yêu cầu học sinh nộp bài tập thông qua Google classroom.
Yêu cầu học sinh xem hướng dẫn thực hành thông qua Video clip.
Yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm trực tuyến tại lớp thông qua Kahoot.
Yêu cầu học sinh nộp bài tập thông qua https://medium.com/.
Câu hỏi trắc nghiệm nội dung 4
1. Việc xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học sinh ở trường phổ thông bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Tạo lập kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp (1); và triển khai, thực hiện các kế hoạch (2).
Triển khai, thực hiện kế hoạch tự học (1) và kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (2).
Triển khai, thực hiện kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp (1); và phản hồi, đánh giá kết quả học tập của đồng nghiệp (2).
Tạo lập kế hoạch tự học (1) và kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp (2).
2. Hỗ trợ gián tiếp là giáo viên cốt cán sẽ thông qua máy tính và Internet để hướng dẫn đồng nghiệp. Để triển khai và thực hiện kế hoạch hướng dẫn, giáo viên cốt cán có thể dùng:
Mô hình 1-n là mô hình “một kèm nhiều”, đây là dạng hỗ trợ thông dụng trong các tổ bộ môn, khoa/phòng khi muốn tập huấn bồi dưỡng nội bộ.
Mô hình 1-1 là mô hình mà người hướng dẫn và người được hướng dẫn giống như một “cặp đôi” để cùng làm việc, chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp/gián tiếp về mọi mặt.
Mô hình 1-n là mô hình thường được tổ chức định kì, thường xuyên ở hình thức tập huấn trực tiếp tại lớp học.
Mô hình 1-1 là mô hình “một kèm một” hay là “cặp đôi”, đây là dạng hỗ trợ thường được áp dụng trong môi trường dạy nghề chuyên nghiệp mặc dù khó khả thi.
3. Có thể hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học sinh ở trường phổ thông thông qua:
Hỗ trợ ở dạng trực tiếp lẫn gián tiếp.
Hỗ trợ gián tiếp với mô hình 1-1, 1-n.
Hỗ trợ với mô hình 1-1 hay 1-n.
Hỗ trợ trực tiếp với mô hình 1-1, 1-n.
4. Cô Đào là tổ trưởng của một Khối lớp ở một trường phổ thông. Cô vừa thực hiện thành công 1 dự án liên môn giúp học sinh tìm hiểu về hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của địa phương. Cô muốn chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ đồng nghiệp về dự án của mình.
Để khảo sát về hiện trạng và nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn nội bộ phục vụ cho việc hướng dẫn đồng nghiệp, theo Thầy/Cô phần mềm nào dưới đây có thể hỗ trợ phù hợp nhất cho cô Đào?
Google Forms
Microsoft Teams
Microsoft Word
Google Classroom
5. Cô Đào là tổ trưởng của một Khối lớp ở một trường phổ thông. Cô vừa thực hiện thành công 1 dự án liên môn giúp học sinh tìm hiểu về hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của địa phương. Cô muốn chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ đồng nghiệp về dự án của mình.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, nhà trường dạy học trực tuyến, theo Thầy/Cô phần mềm nào dưới đây có thể hỗ trợ phù hợp nhất cho cô Đào?
Google Forms
Microsoft Teams
Video Editor
Google Classroom
Sản phẩm cuối khóa mô đun 9 tin học THCS
Hoạt động học (thời gian) |
Mục tiêu | Nội dung hoạt động | PPDH, KTDH | Phương án đánh giá | Phương án ứng dụng CNTT | |
Phương pháp | Công cụ | |||||
Hoạt động 1. Khởi động
(10 phút) |
Gợi động cơ học tập. | GV trình chiếu nội dung của hoạt động 1 (SGK – T32); HS thực hiện các thao tác tương ứng và quan sát.
– GV: Yêu cầu HS thực hiện các nội dung trong HĐ1, sau truy cập vào địa chỉ http://classpoint.app/join, nhập mã do GV cung cấp và TL nhanh 2 câu hỏi (Câu hỏi 1,2) |
Giải quyết vấn đề | Đánh giá qua sản phẩm | Câu hỏi gợi mở | – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet.
|
Hoạt động 2.1 Hình thành kiến thức mới
(25 phút) |
Trình bày được sơ lược các khái niệm cơ bản về website, địa chỉ website. | GV yêu cầu HS đọc lần lượt các phần nội dung theo SGK trang 32, 33 rồi trao đổi, thảo luận theo cặp đôi và theo nhóm bàn; trả lời các câu hỏi (từ câu hỏi 3 đến câu hỏi 9) trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu.
|
Giải quyết vấn đề | Đánh giá qua sản phẩm | Câu hỏi gợi mở | – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet. |
Hoạt động 2.2
|
Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước. | GV trình chiếu nội dung của hoạt động 2 (SGK – T34). HS thực hiện các thao tác tương ứng và quan sát. HS cá nhân HS đọc nội dung rồi trao đổi, thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi 10, 11 trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu.
|
Giải quyết vấn đề | Đánh giá qua sản phẩm | Câu hỏi gợi mở | – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet. |
Hoạt động 3. Luyện tập(15 phút) |
– Biết thông tin là gì.
– Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin. – Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
|
GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời.
– Luyện tập thông qua trò chơi Quizizz
|
Giải quyết vấn đề và dạy học thông qua trò chơi | Đánh giá qua sản phẩm | Câu hỏi củng cố | – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint, Quizizz.
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet. |
Hoạt động 4.
Vận dụng (20 phút) |
Giúp HS khắc sâu kiến thức bài học. | GV trình chiếu và giới thiệu một vài địa chỉ website nghe nhạc. Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ vận dụng ở nhà. | Giải quyết vấn đề | Đánh giá qua sản phẩm | – Bảng rubic đánh giá | – GV, HS sử dụng phần mềm: Zalo.
– Thiết bị công nghệ: Điện thoại thông minh. |
A. BẢNG ĐỂ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG CNTT TRONG KHBD TIN 6:
Hoạt động học
(thời gian) Mục tiêu Nội dung hoạt động PPDH, KTDH Phương án đánh giá Phương án ứng dụng CNTT
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1. Khởi động
(10 phút) Gợi động cơ học tập. GV trình chiếu nội dung của hoạt động 1 (SGK – T32); HS thực hiện các thao tác tương ứng và quan sát.
– GV: Yêu cầu HS thực hiện các nội dung trong HĐ1, sau truy cập vào địa chỉ http://classpoint.app/join, nhập mã do GV cung cấp và TL nhanh 2 câu hỏi (Câu hỏi 1,2) Giải quyết vấn đề Đánh giá qua sản phẩm Câu hỏi gợi mở – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet.
Hoạt động 2.1 Hình thành kiến thức mới
(25 phút) Trình bày được sơ lược các khái niệm cơ bản về website, địa chỉ website. GV yêu cầu HS đọc lần lượt các phần nội dung theo SGK trang 32, 33 rồi trao đổi, thảo luận theo cặp đôi và theo nhóm bàn; trả lời các câu hỏi (từ câu hỏi 3 đến câu hỏi 9) trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu.
Giải quyết vấn đề Đánh giá qua sản phẩm Câu hỏi gợi mở – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet.
Hoạt động 2.2
Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước. GV trình chiếu nội dung của hoạt động 2 (SGK – T34). HS thực hiện các thao tác tương ứng và quan sát. HS cá nhân HS đọc nội dung rồi trao đổi, thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi 10, 11 trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu.
Giải quyết vấn đề Đánh giá qua sản phẩm Câu hỏi gợi mở – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet.
Hoạt động 3.
Luyện tập
(15 phút) – Biết thông tin là gì.
– Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời.
– Luyện tập thông qua trò chơi Quizizz
Giải quyết vấn đề và dạy học thông qua trò chơi Đánh giá qua sản phẩm Câu hỏi củng cố – GV sử dụng phần mềm: Powerpoint và classpoint, Quizizz.
– Thiết bị công nghệ: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối internet (GV); HS sử dụng máy tính có kết nối internet.
Hoạt động 4.
Vận dụng
(20 phút) Giúp HS khắc sâu kiến thức bài học. GV trình chiếu và giới thiệu một vài địa chỉ website nghe nhạc. Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ vận dụng ở nhà. Giải quyết vấn đề Đánh giá qua sản phẩm – Bảng rubic đánh giá – GV, HS sử dụng phần mềm: Zalo.
– Thiết bị công nghệ: Điện thoại thông minh.
B. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHI TIẾT:
Ngày giảng:
Lớp 6A:…../…../2021
CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 1. THÔNG TIN TRÊN WEB
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
– Trình bày được sơ lược các khái niệm cơ bản về website, địa chỉ website
– Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước.
2. Về năng lực:
2.1 Năng lực chung:
– Năng lực tự học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.2 Năng lực tin học
– NLa: Năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ và các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông.
– NLb: Năng lực hiểu biết và ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kính tế tri thức.
– NLd: Năng lực học tập, tự học với sự hỗ trợ cảu các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
– NLe: Năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức.
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
+ GV: Ti vi kết nối với máy tính có kết nối mạng Internet; MT được cài đặt các phần mềm phù hợp: PowerPoint, ClassPoint, Netsuport, …
+ HS: MT được cài đặt các phần mềm phù hợp và có kết nối mạng Internet.
2. Học liệu: Bài trình chiếu, SGK Tin học 6 Cánh diều, câu hỏi trên Quizizz.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức:
6A: …../…….Vắng:………………………………..…………….………….
1. Hoạt động Mở đầu (5′)
a) Mục tiêu: Gợi động cơ học tập.
b) Nội dung:
+ GV trình chiếu nội dung của hoạt động 1 (SGK – T32). Yêu cầu HS thực hiện các nội dung trong HĐ1:
+ HS thực hiện các thao tác tương ứng và quan sát.
– GV: Yêu cầu HS truy cập vào địa chỉ http://classpoint.app/join, nhập mã do GV cung cấp và TL nhanh 2 câu hỏi sau:
c) Sản phẩm: Câu TL của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV trình chiếu nội dung của hoạt động 1 (SGK – T32. Yêu cầu các nhóm máy HS thực hiện các yêu cầu của HĐ1 và trả lời 2 câu hỏi bằng cách mở 1 tab mới và truy cập vào địa chỉ http://classpoint.app/join → nhập mã do GV cung cấp và trả lời các câu hỏi trên của GV.
– Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện truy cập vào website thiếu niên với địa chỉ http://thieunien.vn và quan sát nhận biết các thông tin theo hướng dẫn của GV; tiếp tục nháy vào mục HỌC ĐƯỜNG quan sát kết quả. Trao đổi, thảo luận và truy cập vào địa chỉ http://classpoint.app/join → nhập mã do GV cung cấp và trả lời các câu hỏi trên của GV.
– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đại diện một vài HS TL. HS khác nhận xét, bổ sung.
– Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Kết luận: GV nhận xét, đánh giá tính đúng đắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. GV kết luận, dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (30′)
2.1. Hoạt động 2.1. Khám phá website (18’)
a) Mục tiêu: Trình bày được sơ lược các khái niệm cơ bản về website, địa chỉ website.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc lần lượt các phần nội dung theo SGK trang 32, 33 rồi trao đổi, thảo luận theo cặp đôi và theo nhóm bàn; trả lời các câu hỏi (từ câu hỏi 3 đến câu hỏi 9) trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu.
c) Sản phẩm: Câu TL của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc lần lượt các phần nội dung theo SGK trang 32, 33 rồi trao đổi, thảo luận theo cặp đôi và theo nhóm bàn; trả lời các câu hỏi (từ câu hỏi 3 đến câu hỏi 9) trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu. Cụ thể các câu hỏi như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc nội dung rồi trao đổi, thảo luận theo cặp đôi và theo nhóm bàn. Trả lời các câu hỏi (từ câu hỏi 3 đến câu hỏi 9).
– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đại diện một vài cặp đôi HS báo cáo kết quả hoạt động.
– Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Kết luận:
+ GV nhận xét, đánh giá tính đúng đắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
+ GV Kết luận, nêu chuẩn kiến thức của mục “1. Khám phá website ”.
1. Khám phá website
– Có thể truy cập và xem thông tin trên Internet qua các trang web.
– Thông tin trên các trang web gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và các siêu liên kết đến các trang web khác.
– Website là tập hợp nhiều trang web có liên quan đến nhau và được gắn cùng một địa chỉ. Các website khác nhau có địa chỉ truy cập khác nhau. Địa chỉ của một website có hai phần chính là giao thức kết nối (http:// hay http://) và nhà cung cấp.
– Các trang web có địa chỉ truy cập khác nhau trên Internet. Địa chỉ của trang web gồm hai phần: phần đầu cố định (là địa chỉ của website) và phần đuôi khác nhau (là phần còn lại) trong dòng địa chỉ.
-. Khi truy cập vào trang web, địa chỉ của trang web được hiển thị trong ô địa chỉ của trình duyệt web.
– Trang web mở ra đầu tiên khi truy cập vào một website gọi là trang chủ website.
2.2. Hoạt động 2.2. Siêu văn bản và siêu liên kết (12’)
a) Mục tiêu: Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước.
b) Nội dung: GV trình chiếu nội dung của hoạt động 2 (SGK – T34). HS thực hiện các thao tác tương ứng và quan sát. HS cá nhân HS đọc nội dung rồi trao đổi, thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi 10, 11 trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu.
c) Sản phẩm: Câu TL của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV trình chiếu nội dung của hoạt động 2 (SGK – T34), yêu cầu HS thực hiện các thao tác tương ứng, quan sát và trả lời các câu hỏi 10, 11 trên trang http://classpoint.app/join do GV trình chiếu. Cụ thể các câu hỏi như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc nội dung rồi trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn để trả lời các câu hỏi hỏi 10, 11 trên trang http://classpoint.app/join.
– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đại diện một vài nhóm bàn HS TL lần lượt các câu hỏi của GV dựa trên kết quả hoạt động.
– Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Kết luận:
+ GV nhận xét, đánh giá tính đúng đắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
+ GV Kết luận, nêu chuẩn kiến thức của mục “2. Siêu văn bản và siêu liên kết ”.
2. Siêu văn bản và siêu liên kết
– Trên trang web, văn bản, hình ảnh và video có thể chứa siêu liên kết tới trang web khác trong cùng website hoặc của website khác.
– Khi di chuyển trên các thành phần chứa liên kết, con trỏ chuột sẽ có dạng hình bàn tay.
– Nháy chuột vào liên kết để chuyển tới một đoạn tin hay một trang web mới được mở ra.
– Siêu văn bản là loại văn bản được tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, … và các siêu liên kết.
3. Hoạt động. Luyện tập (8′)
a) Mục tiêu:
– Biết thông tin là gì.
– Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
– Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:
– Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận.
– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm trình bày kết quả.
– Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Kết luận: GV nhận xét, đánh giá tính đúng đắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. GV kết luận.
– Chuyển giao nhiệm vụ 2: GV tổ chức cho lớp HS chơi trò “Trả lời nhanh” trên phần mềm Quizizz.
– Thực hiện nhiệm vụ 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Truy cập vào trang https://joinmyquiz.com → nhập mã lớp do GV cung cấp → nhập tên người chơi → trả lời câu hỏi trên Quizizz:
– Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Kết luận: GV nhận xét, đánh giá tính đúng đắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS dựa trên đánh giá của Quizizz.
4. Hoạt động 4. Vận dụng (2′)
a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức bài học.
b) Nội dung: GV trình chiếu và giới thiệu một vài địa chỉ website nghe nhạc. Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ vận dụng ở nhà.
c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
– GV trình chiếu câu hỏi phần vận dụng theo SGK trang 34:
– GV: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và báo cáo để trao đổi trong nhóm lớp.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo trong nhóm lớp theo yêu cầu của GV.