Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá một chủ đề môn Công nghệ theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Mục này vận dụng quy trình trên vào chủ đề về li hợp. Ta có thể tiến hành như sau:
1. Lập bảng ma trận mục tiêu
Ma trận mục tiêu chủ đề li hợp (Công nghệ 11):
Tương tự như trên, ta có thể lập ma trận chủ đề li hợp môn Công nghệ 11 (Chương trình 2018) như sau (Bảng 3.13):
Bảng 3. 13. Bảng ma trận chủ đề li hợp
Từ ma trận mục tiêu như bảng 3.13, để phục vụ cho việc KTĐG, ta có thể lập bảng/ma trận mục tiêu dùng cho đánh giá chủ đề li hợp như sau (Bảng 3.14):
Bảng 3. 14. Ma trận mục tiêu dùng cho đánh giá về chủ đề li hợp
2. Lập bảng trọng số
Lập bảng trọng số chủ đề về li hợp (Công nghệ 11):
Từ nội dung của ma trận mục tiêu được trình bày trong bảng 3.14, có thể xây dựng bảng trọng số của chủ đề li hợp như sau (Bảng 3.15):
Bảng 3. 15. Bảng trọng số của chủ đề li hợp
3. Xây dựng câu hỏi, bài tập
Mục này chỉ trình bày một số câu hỏi dùng trong kiểm tra đánh giá chủ đề li hợp. Từ nội dung của ma trận mục tiêu và bảng trọng số, có thể xây dựng các câu hỏi dùng trong kiểm tra đánh giá chủ đề “Li hợp” như sau:
a) Câu hỏi mức “Nhận biết”:
Câu 1.1: Trình bày vị trí của li hợp trong hệ thống truyền lực ô tô
Câu 1.1: Trình bày nhiệm vụ của li hợp trong hệ thống truyền lực ô tô
b) Câu hỏi mức “Hiểu”:
Câu 2.1: Vẽ và mô tả cấu tạo chung của li hợp ô tô loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng.
Câu 2.2: Giải thích vì sao moay-ơ li hợp được lắp khớp then hoa với trục li hợp?
Câu 2.3: Trình bày nguyên lí làm việc của li hợp ô tô, loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng.
Câu 2.4: Giải thích vì sao có khe hở giữa đầu đòn mở và đĩa ép.
Câu 2.5: Mô tả cấu tạo của li hợp qua hình vẽ cấu tạo của li hợp.
Câu 2.6: Phân biệt bộ phận chủ động, bộ phận bị động và bộ phận điều khiển của li hợp qua sơ đồ cấu tạo li hợp.
Từ những câu hỏi trên GV có thể sắp xếp thành nội dung phiếu học tập tương ứng để dùng trong dạy học và xây dựng rubric để dùng trong KTĐG.
4. Xây dựng phiếu học tập
Với những phân tích về mục tiêu, nội dung và các câu hỏi ở trên, GV có thể xây dựng phiếu học tập dùng trong dạy học bài li hợp như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Với 3 hình vẽ về li hợp ô tô, loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng. Hãy:
1) Mô tả cấu tạo của các chi tiết, bộ phận chính của li hợp.
2) Từ hình 1, hãy ghi chú thích cho hình 3.
3) So sánh, liên hệ giữa hình vẽ cấu tạo và hình vẽ sơ đồ nguyên lí của li hợp
Lưu ý:
– Phiếu này sử dụng cho hoạt động nhóm phù hợp hơn là dùng cho cá nhân. Khi tổ chức hoạt động nhóm, GV nên áp dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” hoặc “những mảnh ghép” để đảm bảo tất cả HS trong nhóm đều phải tham gia làm việc.
– Phiếu này có thể sử dụng nhiều lần, mỗi lần dùng cho một câu hỏi. Khi đó trên phiếu không in câu hỏi. Mỗi lần dùng phiếu sẽ nêu một câu hỏi. Câu trả lời của HS sẽ làm trên tờ giấy riêng hoặc trình bày miệng.
Để đánh giá kết quả học tập qua phiếu học tập của HS có thể sửa dụng bảng kiểm hoặc thang đánh giá. Ví dụ xây dựng bảng kiểm, thang đánh giá dùng cho phiếu học tập trên như sau:
a) Đánh giá câu 1: Sử dụng thang đánh giá hoặc rubric:
Rubric dùng trong đánh giá câu 1: Mô tả cấu tạo của các chi tiết, bộ phận chính của li hợp. Yêu cầu của câu hỏi là trình bày nhiệm vụ, mô tả hình dạng, mối quan hệ lắp ghép của các chi tiết, bộ phận chính đó).
Ta có thể lập rubric đánh giá như sau (mức 5 là tốt nhất):
Bảng 3. 16 Rubric đánh giá ví dụ Câu 1
b) Đánh giá câu 2: Sử dụng bảng kiểm
Câu 2: Từ hình 1, hãy ghi chú thích cho hình 3
Đáp án của câu 2 là: 1- Moay-ơ đĩa bị động; 2- Đĩa bị động (đĩa ma sát); 3- Đĩa ép; 4- Đòn mở; 5- Khớp ngắt; 6- Trục li hợp; 7- Bàn đạp; 8- Thanh dẫn động; 9- Càng mở; 10- Trục khuỷu; 11- Bánh đà; 12- Lò xo ép; 13- Vỏ li hợp
Đây là câu hỏi không khó nhưng đòi hỏi HS phải đọc kĩ bản vẽ cấu tạo trên hình 1 rồi liên tưởng tới sơ đồ nguyên lí ở hình 3. GV có thể gợi ý: tên gọi của bộ phận, chi tiết giống với tên gọi ở hình 1.
Hình 3 có 13 chú thích nên có thể lập bảng kiểm như sau:
– Kiểu thứ nhất: Bảng kiểm chỉ dùng đánh giá trên lớp, không lấy điểm thì lập 13 cột, mỗi cột một chú thích. GV có thể tổ chức dưới dạng trò chơi. HS nào làm đúng được nhiều nhất (được tích nhiều ô nhất) thì thắng cuộc.
– Kiểu thứ 2: Nếu GV muốn lấy điểm (thay điểm kiểm tra miệng chẳng hạn) thì có thể chia cột đánh giá thành 10, mỗi cột tương ứng 1 điểm. Như vậy sẽ ghép 3 chi tiết, bộ phận vào thành cặp, nên chọn những chi tiết, bộ phận dễ nhận biết. Ví dụ có thể ghép: 1 với 2; 7 với 8 và 10 với 11. Khi đó ta có thể lập bảng kiểm như sau (HS ở đây có thể là cá nhân hoặc đại diện nhóm):
Với câu hỏi 3 thì GV có thể chỉ cần dùng phương pháp vấn đáp thông thường.
5. Xây dựng đề kiểm tra
Với những câu hỏi ở trên, có thể xây dựng một đề kiểm tra 45 phút gồm 2 câu hỏi như sau (Lưu ý, với đề kiểm tra 45 phút thường hỏi nội dung ở nhiều bài khác nhau. Ở đây lấy cả hai câu hỏi ở cùng một bài chỉ nhằm làm ví dụ cho việc hướng dẫn chấm bằng rubric mà thôi):
Câu 1: Hãy vẽ và mô tả cấu tạo chung của li hợp ô tô, loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng [6 điểm].
Câu 2: Hãy trình bày nguyên lí làm việc của li hợp ô tô, loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng [4 điểm].
6. Xây dựng Rubric
Để hướng dẫn chấm một cách khoa học, khách quan và chính xác nhất có thể, với 2 câu hỏi nêu trên, có thể lập rubric chấm điểm như sau:
a) Xác định các tiêu chí đánh giá và phân bổ điểm tiêu chí của mỗi câu hỏi:
– Câu 1: Hãy vẽ và mô tả cấu tạo chung của li hợp ô tô, loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng [6 điểm].
+ Tiêu chí 1: Vẽ được hình vẽ sơ đồ nguyên lí của li hợp ô tô, loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng [2,5 điểm].
+ Tiêu chí 2: Ghi chú thích các bộ phận, chi tiết chính của li hợp [1,5 điểm].
+ Tiêu chí 3: Mô tả cấu tạo các bộ phận, chi tiết chính: nhiệm vụ, hình dạng, mối quan hệ lắp ghép,… [2 điểm].
– Câu 2: Hãy trình bày nguyên lí làm việc của li hợp ô tô, loại ma sát khô, một đĩa, thường đóng [4 điểm].
+ Tiêu chí 4: Trình bày trạng thái li hợp đóng; mô tả đường truyền mô men từ trục khuỷu động cơ tới trục li hợp [2 điểm].
+ Tiêu chí 5: Trình bày quá trình chuyển trạng thái đóng – mở li hợp; mô tả chuyển động của các bộ phận, chi tiết chính [2 điểm].
c) Lập rubric:
Bảng 3. 17. Rubric dùng cho đề kiểm tra
Trong quá trình chấm, GV có thể điều chỉnh nhỏ các khung điểm cho phù hợp và thuận tiện.