Bài tập
1. Khái niệm
Bài tập trong đánh giá phát triển năng lực HS là những tình huống nảy sinh trong cuộc sống, trong đó chứa đựng những vấn đề mà HS cần phải quan tâm, cần tìm hiểu, cần phải giải quyết và có ý nghĩa giáo dục.
Bài tập là đề ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học. Bài tập có thể chia ra 2 loại: bài tập định tính và bài tập định lượng.
Bài tập có đặc điểm thường đề cập tới phạm vi rộng hơn, đòi hỏi HS phải huy động nhiều kiến thức, kĩ năng hơn và thời gian thực hiện cũng lớn hơn.
2. Mục đích sử dụng
Việc sử dụng bài tập tình huống nhằm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn và năng lực hành động của các em. Thông qua sử dụng bài tập tình huống, GV có thể đánh giá và phát triển được các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống, các kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh), kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và các kĩ năng khác cho HS. Mặt khác, qua bài tập tình huống, GV đánh giá được tính tự lực, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập của HS, giúp HS giảm thiểu những rủi ro khi tham gia vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời HS hiểu được một tình huống thực tiễn có nhiều phương diện xem xét khác nhau, nhiều cách giải quyết khác nhau, không có cách giải quyết duy nhất đúng.
3. Cách sử dụng
Bài tập tình huống được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, trong thảo luận nhóm, làm việc cá nhân hoặc toàn lớp.
Bài tập tình huống có hai phần: mô tả tình huống và câu hỏi của GV (nhiệm vụ học tập mà HS phải thực hiện).
GV không chỉ quan tâm đến nội dung câu trả lời mà còn quan tâm đến quá trình HS tìm kiếm, thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề. Thông qua bài tập tình huống, HS sẽ được đánh giá dựa vào các hoạt động, kết quả trả lời các câu hỏi của chính các em.
GV có thể đánh giá kết quả làm bài tập tình huống của HS bằng cách cho điểm hoặc nhận xét. Trong trường hợp nhận xét, GV cần lưu ý như sau:
+ Khi nhận xét cần mang tính xây dựng, chứa những cảm xúc tích cực, niềm tin vào HS… Như vậy khi nhận xét, GV cần đề cập đến những ưu điểm trước… những kì vọng… sau đó mới đề cập đến những điểm cần xem xét lại, những lỗi… cần điều chỉnh;
+ Tránh những nhận xét chung chung, vô hồn: “chưa đúng/sai/làm lại …”; “chưa đạt yêu cầu”; “cần cố gắng/có tiến bộ”…;
+ Khi viết nhận xét nên sử dụng lời lẽ nhẹ nhàng, thể hiện thái độ thân thiện, tôn trọng, tránh xúc phạm… vì như vậy HS sẽ dễ tiếp nhận hơn;
+ Cần tập trung vào một số những lỗi/ sai sót có tính hệ thống, điển hình cần sớm khắc phục.
4. Yêu cầu xây dựng bài tập
Bài tập tình huống không có sẵn mà GV cần xây dựng (tình huống giả định) hoặc lựa chọn trong thực tiễn (tình huống thực). Cả hai trường hợp này, GV phải tuân thủ một số yêu cầu sau:
Cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như cuộc sống của HS
Có thể diễn giải theo cách nhìn của HS và để mở nhiều hướng giải quyết
Chứa đựng mâu thuẫn và vấn đề có thể liên quan đến nhiều phương diện
Cần vừa sức và có thể giải quyết trong những điều kiện cụ thể
Cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau
Có tính giáo dục, có tính khái quát hóa, có tính thời sự
Minh họa bài tập dùng trong kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Phân tích một số bài tập:
Bài tập 1: Hai học sinh dẫn bóng sút cầu môn ( môn bóng đá tự chọn lớp 10)
Giải thích bài tập:
+ Đánh giá năng lực thành phần: Hoạt động thể thao;
+ Chủ đề bài tập: Dẫn bóng sút cầu môn
+ Mức độ mục tiêu: Vận dụng
+ Loại bài tập: Thực hành kỹ năng vận động trong môn thể thao tự chọn.
Gợi ý đáp án Bài tập 1:
Dùng các kỹ thuật để dẫn bóng,không chế khi dẫn bóng đến khu vực sút bóng thì học sinh nào sút bóng sẽ thống nhất với người cùng tập….