Đáp án mo dun 2 giáo dục công dân THCS, Blogtailieu.com Chia sẻ lại để các thầy cô tham khảo ag. Mong Đáp án mo dun 2 giáo dục công dân THCS Sẽ giúp các thầy cô trong quá trình học tập
Đáp án trắc nghiệm mô dul 2 giáo dục công dân THCS Xem ở đây
Đáp án mô dun 2 giáo dục công dân THCS – kế hoạch bài dạy
CHỦ ĐỀ: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất/ Năng lực | Thành tố/ Chỉ báo | Yêu cầu cần đạt |
Năng lực chung | ||
Tự chủ và tự học | – Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
– Biết kiên trì thực hiện kế hoạch học tập, lao động. – Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc cần thiết đã định. |
|
Năng lực giao tiếp và hợp tác | – Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
– Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. |
|
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | – Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới
– Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp |
|
Năng lực đặc thù | ||
Điều chỉnh hành vi | Nhận thức chuẩn mực hành vi | Trình bày được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì; Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. |
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác | Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng,hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. |
|
Điều chỉnh hành vi | Siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày. | |
Phẩm chất chủ yếu | ||
Chăm chỉ | Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình phù hợp với yêu cầu thực tế, khả năng, điều kiện của bản thân.
– Luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động trường, lớp, nơi cư trú. – Có ý thức học tốt các môn học. |
- CHUẨN BỊ
– Giáo viên: Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo, tình huống về siêng năng, kiên trì; Bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu.
– Học sinh: Tìm hiểu tài liệu, dụng cụ học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO VIÊNHỌC SINH
Hoạt động Khởi động (5 phút)
– Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh, dẫn dắt học sinh vào bài học.
– Nội dung: Quan sát tranh và đọc tư liệu về quá trình lao động của Êđixơn.
– Sản phẩm: HS hứng thú, tích cực tham gia tìm hiểu.
– Cách thực hiện:
– Cho học sinh quan sát tranh và đọc tư liệu về qua trình lao động của Êđixơn.
? Em có suy nghĩ gì về quá trình lao động của Êđixơn?
– GV bổ sung và dẫn dắt vào bài.
1. Quan sát tranh và đọc tư liệu
2. Trả lời câu hỏi
Đó là quá trình làm việc miệt mài, say mê, trải qua hàng ngàn lần thất bại nhưng không bỏ cuộc.
Hoạt động khám phá (25 phút)
– Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì
– Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
– Nội dung: Khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
– Sản phẩm: Kết quả báo cáo của nhóm thảo luận, bài tập trên phiếu học tập, câu trả lời.
– Cách thực hiện:
1. Giao nhiệm vụ
Đọc tài liệu, thảo luận
a) Thế nào là siêng năng, kiên trì?
GV chốt kiến thức ghi lên bảng (hoặc chiếu trên máy chiếu).
1. Các nhóm phân công nhóm trưởng và thảo luận nhóm.
Các nhóm trình bày (có thể chiếu nội dung lên màn hình hoặc trình bày trên bảng phụ).
a) Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: Thế nào là siêng năng, kiên trì?
– Các nhóm góp ý, bổ sung.
– HS tự ghi kết luận vào vở:
+ Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
+ Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
– Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
– Mục tiêu: HS nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
– Nội dung: Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
– Sản phẩm: Kết quả hoạt động thảo luận, bài tập trên phiếu học tập, kết quả câu hỏi.
– Cách thực hiện:
2. GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
? Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
3. GV đưa tình huống cho HS liên hệ:
“Mùa đông trời lạnh, An thường đi ngủ sớm và không học bài, làm bài trước khi đến lớp. Cuối học kì I, kết quả các môn học của bạn rất thấp.”
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn An? Việc làm của An dẫn đến hậu quả gì?
? Từ tình huống trên, theo em siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì?
GV chốt kiến thức ghi lên bảng (hoặc chiếu trên máy chiếu)
2. Cá nhân học sinh tích cực tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì: Lười biếng, sống dựa dẫm, ỷ lại, nản lòng chóng chán, ngại khó ngại khổ…
3. Cá nhân học sinh trả lời.
Bạn An là người lười biếng, ngại khó, ngại khổ.
Hậu quả: Kết quả học tập các môn học của An rất thấp.
Các nhóm trình bày (có thể chiếu nội dung lên màn hình hoặc trình bày trên bảng phụ)
a) Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
– Các nhóm góp ý, bổ sung
– HS tự ghi kết luận vào vở:
Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày
Hoạt động luyện tập (10 phút)
– Mục tiêu: Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.
– Nội dung: Quý trọng những người siêng năng, kiên trì không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng hay nản lòng.
– Sản phẩm: Thái độ, cử chỉ đối với những người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống hàng ngày
– Cách thực hiện:
1. Giao nhiệm vụ 1
GV tổ chức trò chơi “tiếp sức”:
– GV phổ biến luật chơi, thời gian (3 phút)
– GV linh hoạt chia học sinh thành 2 đội (chẵn – lẻ)
– GV nêu nhiệm vụ của từng đội:
+ Đội chẵn: Tìm những hành vi thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
+ Đội lẻ: Tìm những hành vi thể hiện không siêng năng, kiên trì.
(Sử dụng kĩ thuật phòng tranh)
– GV nhận xét, đánh giá kết quả, công bố đội chiến thắng và khen thưởng.
2. Giao nhiệm vụ 2
? Kể những tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết. Em học được gì từ những tấm gương đó?
– GV nhận xét và liên hệ thêm để giáo dục học sinh.
1. HS thực hiện nhiệm vụ 1
a) HS tham gia trò chơi.
Đội chẵn:
– Đi học chuyên cần
– Chăm chỉ làm bài tập
– Chăm làm việc làm việc nhà
– Tích cực luyện tập thể dục thể thao
…
Đội lẻ:
– Chưa học bài xong đã đi ngủ
– Trời mưa ngại đi học
– Lười làm, ham chơi
– Không làm bài tập cô giao
….
b) Học sinh 2 đội chấm chéo kết quả của nhau.
2. HS thực hiện nhiệm vụ 2
Cá nhân học sinh kể về tấm gương siêng năng, kiên trì và rút ra bài học cho bản thân.
Hoạt động vận dụng (5 phút)
– Mục tiêu: HS tự đánh giá bản thân, tạo cơ hội cho học sinh diễn tả được ý tưởng của mình về rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
– Nội dung: Nhận biết được các biểu hiện siêng năng kiên trì trong cuộc sống.
– Sản phẩm: Kết quả hoạt động nhận biết biểu hiện siêng năng, kiên trì
– Cách thực hiện:
2. GV chiếu bài tập trên máy chiếu và phát phiếu học tập cho HS.
Đánh dấu x vào ý kiến mà em đồng ý.
Người siêng năng, kiên trì là người:
– Yêu lao động.
|
– Miệt mài trong công việc.
– Là người chỉ mong hoàn thành
|
nhiệm vụ.
– Làm việc thường xuyên, đều đặn.
|
– Làm tốt côngviệc không cần
khen thưởng.
|
– Làm theo ý thích, gian khổ
không làm.
|
– Lấy cần cù để bù cho khả năng
của mình.
GV đưa đáp án đúng trên máy chiếu, nhận xét đánh giá, tuyên dương học sinh làm tốt và yêu cầu HS rút ra biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
2. Cá nhân HS làm bài tập trắc nghiệm trên phiếu bài tập sau đó kiểm tra chéo.
Người siêng năng, kiên trì là người:
– Yêu lao động.
– Miệt mài trong công việc.
– Làm việc thường xuyên, đều đặn.
– Làm tốt côngviệc không cần
khen thưởng.
– Lấy cần cù để bù cho khả năng
của mình.
Cá nhân HS rút ra biểu hiện của siêng năng, kiên trì: Cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn; quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
- Phụ lục
- Tranh ảnh.
- Phiếu bài tập.
- Tình huống
Tải Xuống Đáp án mo dun 2 giáo dục công dân THCS
Link Drive