
Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu thông qua dạy học môn Giáo dục thể chất
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác trong Chương trình GDPT 2018, môn Giáo dục thể chất có trách nhiệm và cơ hội giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã nêu trong Chương trình GDPT tổng thể.
Với đặc thù môn học, Giáo dục thể chất có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm qua dạy học nội dung Giáo dục thể chất liên quan tới môi trường thể dục thể thao của con người đang sống và những tác động của nó; qua các hoạt động thực hành, lao động và trải nghiệm nghề nghiệp; qua các nội dung đánh giá và dự báo phát triển của TDTT.- Dựa vào mục tiêu cần đạt về phẩm chất của môn GDTC ở trường THPT, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về phẩm chất (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS của cấp THPT.
– Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
– Công tác đánh giá phẩm chất ở trường THPT của GV được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:
+ Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá phẩm chất là so sánh phẩm chất của HS quan sát được với mức độ yêu cầu của mục tiêu cần đạt ở lớp 10, 11, 12 để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.
+ Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học.
Các phẩm chất thể hiện ở môn GDTC ở cấp THPT được thể hiện ở bảng dưới đây:
Để đánh giá phẩm chất trong dạy học môn GDTC, GV có thể sử dụng các phương pháp đánh giá như: phương pháp quan sát (quan sát hành vi, thái độ của HS với thiên nhiên, môi trường sống, với con người,…); phương pháp vấn đáp (hỏi HS về cách thức tự học, giao tiếp, hợp tác,…) các công cụ như: câu hỏi, bài tập, bảng hỏi, bảng kiểm, rubric, thang đo,…; phương pháp viết (trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm đưa ra quan điểm, cách thức ứng xử với con người, môi trường,…)
Ví dụ 1: Đánh giá phẩm chất “trách nhiệm” của HS trong hoạt động nhóm, GV có thể sử dụng bảng kiểm như sau.
Trong quá trình hoạt động nhóm rèn luyện TDTT, thái độ của bạn như thế nào sau đây? Hãy đánh dấu x vào Có hoặc Không trong bảng sau đây:
Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung thông qua dạy học môn Giáo dục thể chất
Quy trình đánh giá năng lực người học bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá.
Bước 2: Định nghĩa năng lực và xác định cấu trúc năng lực.
Bước 3: Xây dựng các bảng kiểm (rubric) với các chỉ báo chất lượng thể hiện các mức độ đạt được thành tố cấu thành năng lực.
Bước 4: Xác định các công cụ để đánh giá năng lực.
Bước 5: Thiết kế công cụ đánh giá.
Bước 6: Thực hiện đánh giá và xử lý số liệu.
Định hướng đánh giá năng lực tự chủ và tự học thông qua dạy học môn GDTC THPT.
Năng lực tự chủ và tự học là một trong những năng lực rất cần thiết đối với học sinh ngay khi còn đi học hay khi đã trưởng thành ở bậc THPT. Vì học là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, muốn tiến bộ cùng với xã hội thì không cách nào khác đó chính là học. Trong sự học hỏi đó thì tự học là một yếu tố cực kì quan trọng dẫn đến việc chiếm lĩnh tri thức có thành công hay không. Mỗi năng lực đều có những dấu hiệu, biểu hiện cụ thể, vì vậy khi người giáo viên đã phân tích ra được những biểu hiện ấy rồi thì việc quan sát, đánh giá sẽ được tiến hành thuận lợi hơn. Việc lập ra bảng kiểm và hệ thống câu hỏi để đánh giá năng lực của học sinh sẽ góp phần vào nâng cao chính năng lực đó của học sinh, vì các em sẽ tự học hỏi, đối chiếu bản thân mình qua việc trả lời những câu hỏi đó.
Những biểu hiện của năng lực tự chủ và tự học trong dạy học môn học GDTC ở trường THPT được thể hiện bằng những tham chiếu đánh giá.
Ví dụ: Đánh giá năng lực“tự chủ, tự học” của HS trong hoạt động nhóm, GV có thể sử dụng bảng kiểm như sau:
Định hướng đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua dạy học môn GDTC.
Năng lực giao tiếp và hợp tác (NLGT&HT) được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Tương tác với người khác sẽ tạo cơ hội trao đổi và phản ánh về ý tưởng. Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông tin hoặc lập luận để thuyết phục người khác là một phần quan trọng trong học tập. Nếu ý tưởng được đưa ra trao đổi và chịu sự phản biện cẩn thận thì chúng thường được sàng lọc và cải tiến. Trong quá trình này, HS làm sâu sắc thêm các kĩ năng của mình thông qua sự phản biện và theo logic của người khác. Việc phát triển NLGT&HT từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới.
Giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển trong môn học GDTC được giáo viên sử dung trong phương pháp và hình thức dạy học trong đó việc giáo viên tổ chức lớp học trong hoạt động nhóm. GV chia lớp thành nhiều nhóm, thông thường mỗi nhóm có từ 5 – 6 HS. Tùy vào mục đích sư phạm mà cách chia nhóm có thể ngẫu nhiên hoặc chủ định, nhóm duy trì hoặc thay đổi, nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể giống nhau hoặc nằm trong các phần của một chủ đề chung;
– Trong tổ chức hoạt động nhóm, trước tiên cả lớp tiếp nhận nội dung, nhiệm vụ học tập. Sau đó, các nhóm lập kế hoạch, thỏa thuận nguyên tắc làm việc, giao nhiệm vụ từng cá nhân làm việc độc lập, trao đổi trong nhóm, tập luyện theo nhóm, đại diện trình bày kết quả tập luyện trước lớp dưới sự điều khiển của giáo viên.
Định hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học môn GDTC.
Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong những năng lực chung rất quan trọng, cần được hình thành và phát triển cho học sinh THPT.
Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được mô tả là sự tổng hòa của bốn năng lực thành phần, bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Như vậy, năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà cá nhân huy động để thực hiện thành công hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống có thay đổi.
NLGQVĐ&ST giúp HS có ý thức, trách nhiệm với cá nhân, gia đình và xã hội; ý thức nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc; có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào việc phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Đánh giá năng lực “giải quyết vấn đề và sáng tạo” của HS trong hoạt động nhóm, GV có thể sử dụng bảng kiểm như sau.
Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực đặc thù trong dạy học môn Giáo dục thể chất
Năng lực GDTC bao gồm 3 thành tố NL là: Chăm sóc sức khoẻ, Vận động cơ bản, Hoạt động thể thao. Để đánh giá Năng lực GDTC, có thể sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá.
Về phương pháp quan sát, có thể sử dụng để đánh giá thành phần NL Chăm sóc sức khoẻ, như quan sát HS tập luyện, quan sát các mô hình,…
Về phương pháp viết và vấn đáp đều có thể sử dụng để đánh giá cả 3 thành phần năng lực.
Gợi ý một số phương pháp và công cụ đánh giá các thành phần NL GDTC như bảng sau:
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực đặc thù trong môn GDTC tập trung vào các định hướng sau:
– Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);
– Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng môn GDTC sang đánh giá năng lực GDTC của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;
– Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học;
Ví dụ: Đánh giá năng lực “Đặc thù môn GDTC” của HS trong hoạt động TDTT, GV có thể sử dụng bảng kiểm như sau