Kế hoạch bài dạy modul 2 môn sinh học 10 đăng lại cho quý thầy cô dễ tìm ag.
1. Bản xem trước Kế hoạch bài dạy modul 2 môn sinh học 10
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT GÂY RA Ở ĐỊA PHƯƠNG
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời lượng: 2 tiết
- Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức:
Thực hiện được đề tài: điều tra một số bệnh truyền nhiễm do virut gây ra ở địa phương. Trong đó:
Mỗi nhóm điều tra về 1 bệnh do virut gây ra theo các nội dung:
– Nguyên nhân gây bệnh
– Con đường lây truyền
– Đối tượng bị nhiễm bệnh
– Số lượng người nhiễm
– Điều kiện gây bệnh
– Triệu chứng bệnh
– Đề xuất giải pháp phòng chống bệnh
- Hình thành phẩm chất năng lực
Phẩm chất năng lực
|
Yêu cầu cần đạt | STT |
Năng lực đặc thù | ||
Tìm hiểu thế giới sống | Mỗi nhóm điều tra về 1 bệnh do virut gây ra theo các nội dung:
– Nguyên nhân gây bệnh – Con đường lây truyền – Đối tượng bị nhiễm bệnh – Số lượng người nhiễm – Điều kiện gây bệnh – Triệu chứng bệnh |
(1) |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | Đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng | (2) |
Năng lực chung (có 1 năng lực) | ||
Giao tiếp và hợp tác | Tích cực trong hoạt động nhóm, hợp tác, trao đổi, chia sẻ ý tưởng | (3) |
Năng lực ngôn ngữ | Thuyết trình báo cáo mạch lac, rõ ràng, tự tin | (4) |
Phẩm chất chủ yếu | ||
Trung thực
|
Công bằng trong sinh hoạt nhóm (vẽ tranh, ảnh, thiết kế hình ảnh..); nêu rõ tự thực hiện hay có sự hỗ trợ của người khác khi thiết kế bài làm; trung thực trong đánh giá sự tham gia đóng góp của các thành viên trong tổ. | (5) |
Trách nhiệm | Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ | (6) |
Nhân ái | Tôn trọng ý kiến của các bạn trong nhóm, trong qua trình thảo luận, phản biện. | (7) |
- Thiết bị dạy học và học liệu
– Giáo viên:
+ Máy chiếu
– Học sinh: Tranh vẽ
+ Chuẩn bị cá nhân (A4).
+ Chuẩn bị theo nhóm: Vẽ tranh, sưu tầm ảnh.
+ Phiếu lấy thông tin về bệnh truyền nhiễm do virut
PHIẾU LẤY THÔNG TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT
Nhóm…….
Bệnh truyền nhiễm cần điều tra:………………………………………………………………
Nơi điều tra:…………………………………………………………………………………..
Họ và tên người được hỏi:…………………………………………………………………….
CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Câu | Nội dung câu hỏi | Câu trả lời |
Câu 1 | Virut gây bệnh là gì?
|
|
Câu 2 | Con đường lây truyền như thế nào?
|
|
Câu 3 | Đối tượng chủ yếu bị nhiễm bệnh là ai?
|
|
Câu 4 | Số lượng người nhiễm đã đến điều trị trong năm 2020 (tính đến 31/12/2020) là bao nhiêu?
|
|
Câu 5 | Điều kiện gây bệnh là gì?
|
|
Câu 6 | Triệu chứng bệnh như thế nào?
|
|
Câu 7 | Biện pháp phòng chống bệnh là gì? |
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm:…………………
TT | HỌ VÀ TÊN | NHIỆM VỤ CỤ THỂ | KẾT QUẢ THỰC HIỆN | TÀI LIỆU THAM KHẢO | THỜI GIAN HOÀN THÀNH |
Trưởng nhóm:
– Vạch kế hoạch làm việc của nhóm – Phân công nhiệm vụ – Tham gia điều tra, thống kê và xử lí số liệu |
|||||
Thư ký:
– Ghi biên bản – Tham gia điều tra, thống kê và xử lí số liệu |
|||||
Thành viên:
Thực hiện theo nội dung phân công (vẽ tranh, thuyết trình,…) |
Kết luận của nhóm:………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………..
MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH ……………………. DO VIRUT GÂY RA Ở
ĐỊA PHƯƠNG
- Lý do chọn dự án
- Mục tiêu nghiên cứu
III. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu
– Nguyên nhân gây bệnh
– Con đường lây truyền
– Đối tượng bị nhiễm bệnh
– Số lượng người nhiễm
– Điều kiện gây bệnh
– Triệu chứng bệnh
– Đề xuất giải pháp phòng chống bệnh
- Kết quả và thảo luận
III. Tiến trình dạy học
- Tiến trình bày học
Hoạt động học | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá
(Thực hiện ở Modun 3) |
Khởi động | – Kể tên một số loại virut và bệnh do nó gây ra | Kể tên một số loại virut và bệnh do nó gây ra | Trò chơi | |
Hoạt động 1. Đặt vấn đề về tình hình bệnh truyền nhiễm do virut | (1) | HS kể được một số bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương | Chia sẻ cặp đôi | |
Hoạt động 2. Hình thành giả thuyết khoa học
– Giao nhiệm vụ cho các nhóm
|
(1) | Mỗi nhóm tìm hiểu về 1 bệnh do virut gây ra theo các nội dung:
– Nguyên nhân gây bệnh – Con đường lây truyền – Đối tượng bị nhiễm bệnh – Số lượng người nhiễm – Điều kiện gây bệnh – Triệu chứng bệnh
|
Khăn trải bàn | |
Hoạt động 3. — Đề xuất phương án và thực hiện kiểm chứng giả thuyết
– Kết luận vấn đề và viết báo cáo |
(1), (2), (5), (6),(7) | Giao nhiệm vụ
Hỏi chuyên gia |
||
Hoạt động 4: Thuyết trình | (4) | Báo cáo khoa học của mỗi nhóm | Kĩ thuật phòng tranh | |
Luyện tập | Củng cố (1), (2) | |||
Củng cố | ||||
Vận dụng | (2) | Đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng |
- Các hoạt động học: Tiết 1 thực hiện các hoạt động 1, 2
Tiết 2 thực hiện các hoạt động 4, luyện tập, củng cố, vận dụng
- Khởi động – Trò chơi: Lật mảnh ghép
- Mục tiêu: Kể tên một số loại virut và bệnh do nó gây ra
- Tổ chức hoạt động: Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và lật mảnh ghép
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập | |
– GV chuẩn bị các mảnh ghép có hình ảnh về một số virut và bệnh do virut đó gây ra
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi liên quan tới mảnh ghép + Hiểu biết của mình về virut gây bệnh sởi, bệnh dại, thủy đậu.
|
– HS lựa chọn mảnh ghép
– HS trả lời và lật mảnh ghép
|
- Sản phẩm học tập: Học sinh trả lời theo gợi ý của giáo viên.
- Phương án đánh giá: Hoàn thiện sau khi thực hiện modun 3.
- Đặt vấn đề và hình thành giả thuyết
2.1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề về tình hình bệnh truyền nhiễm do virut
- Mục tiêu: (1)
- Tổ chức hoạt động:
– HS hoạt động ở trên lớp
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
GV: yêu cầu HS kể được một số bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương
GV: Như vậy, ở địa phương có các bệnh truyền nhiễm do virut như cúm, thủy đậu, sởi, bệnh dại,… GV: chia lớp thành 3 nhóm để nghiên cứu về 3 bệnh phổ biến ở địa phương: bệnh sởi, thủy đậu, bệnh dại
|
HS chia sẻ cặp đôi, thảo luận trong nhóm để kể được một số bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương
HS: trình bày trước lớp
|
Sản phẩm: HS kể được một số bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương
|
2.2. Hoạt động 2: Hình thành giả thuyết khoa học
- Mục tiêu: (1)
- Tổ chức hoạt động:
– HS hoạt động ở trên lớp
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
– GV: phân nhóm:
Nhóm 1: bệnh sởi Nhóm 2: Bệnh thủy đậu Nhóm 3: Bệnh dại – GV: yêu cầu HS hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn Mỗi nhóm tìm hiểu về 1 bệnh do virut gây ra theo các nội dung: + Nguyên nhân gây bệnh + Con đường lây truyền + Điều kiện gây bệnh + Triệu chứng bệnh GV: Yêu cầu HS báo cáo – GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm (Điều tra thu thập thông tin, xử lí số liệu, viết báo cáo, trình bày báo cáo tóm tắt trên giấy A0.
|
– Hs hoạt động theo nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
|
Sản phẩm: Giả thuyết khoa học về các bệnh của 3 nhóm
|
Hoạt động 3. Đề xuất phương án và thực hiện kiểm chứng giả thuyết; Kết luận vấn đề và viết báo cáo
- Mục tiêu: (1), (5), (6), (7)
- Tổ chức hoạt động:
– HS hoạt động nhóm và cá nhân ở nhà
– Học sinh Điều tra thu thập thông tin, xử lí số liệu, viết báo cáo, trình bày báo cáo tóm tắt trên giấy A0.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập (tiết trước) | |
* Thực hiện nhiệm vụ học tập (Ở nhà) | |
– HS họp nhóm, phân công nhiệm vụ
– Mỗi thành viên thực hiện nhiệm vụ theo biên bản phân công để điều tra thu thập thông tin, xử lí số liệu, viết báo cáo, trình bày báo cáo tóm tắt trên giấy A0.
|
- Sản phẩm học tập: Học sinh hoàn thành báo cáo nghiên cứu, báo cáo tóm tắt
- Phương án đánh giá: Hoàn thiện sau khi thực hiện modun 3.
Hoạt động 4. Thuyết trình báo cáo
- Mục tiêu: (4)
- Tổ chức hoạt động:
– HS hoạt động trên lớp
– Các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình trên lớp
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
GV: Tổ chức theo kĩ thuật phòng tranh (20 phút)
GV: Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành của các nhóm. |
HS: Trình bày sản phẩm như một phòng triển lãm tranh
– HS di chuyển xung quanh lớp học tham quan phòng tranh. Đưa ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho sản phẩm. – Hs quay trở lại vị trí ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp.
|
- Sản phẩm học tập: Học sinh hoàn thành báo cáo nghiên cứu
- Luyện tập: Thực hiện trò chơi vòng quay may mắn
- Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi liên quan đến bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương
- Tổ chức hoạt động: GV điều khiển HS chơi trò chơi (Vòng quay may mắn)
– GV sử dụng câu hỏi để khắc sâu kiến thức về bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương – Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
- Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
- Phương án đánh giá: Hoàn thiện sau khi thực hiện modun 3.
- Củng cố: GV Chốt lại nội dung báo cáo của các nhóm
- 5. Vận dụng, nâng cao
- Mục tiêu: (3), (4), (5), (6), (7)
- Tổ chức hoạt động: Học sinh hoàn thành báo cáo
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Những câu hỏi dưới này chỉ mang tính gợi ý
- Cần làm gì để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương?
- Nêu các biện pháp tuyên truyền các bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương?
2. Bản tải xuống Kế hoạch bài dạy modul 2 môn sinh học 10
kế hoạch bại dạy modul 2 môn sinh học 10 thpt.docx – 36.7 KB