Phương pháp quan sát
1. Khái niệm.
Phương pháp quan sát là phương pháp mà trong đó GV theo dõi, lắng nghe HS trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS.
Quan sát quá trình đòi hỏi trong thời gian quan sát, GV phải chú ý đến những hành vi của HS như: Thực hiện sai kỹ thuật động tác, sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc…) giữa các em với nhau trong nhóm, nói chuyện riêng trong lớp, bắt nạt các HS khác, mất tập trung, có vẻ mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,.. hay hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút…
Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức đã học. Những sản phẩm rất đa dạng: các bài tập thi đấu, bài tập nhóm, sưu tầm tranh ảnh về các kỹ thuật của môn thể thao, tạo ra được một dụng cụ bổ trợ các kỹ thuật trong thực hành các kỹ thuật thể thao … HS phải tự trình bày sản phẩm của mình, còn GV đánh giá sự tiến bộ hoặc xem xét quá trình làm ra sản phẩm đó. GV sẽ quan sát và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hoàn thiện sản phẩm.
Trong thời gian quan sát, GV phải quan tâm đến những hành vi của HS như nói không đúng về kỹ thuật động tác trong môn thể thao, quan hệ tương tác giữa các em với nhau trong nhóm, nói chuyện riêng trong lớp, bắt nạt các HS khác, mất tập trung, mặt có vẻ lúng túng, kiên nhẫn chờ đến lượt mình, giơ tay phát biểu trong giờ học, ăn mặc không đúng trang phục thể thao…. Khi HS nộp các hình ảnh sưu tầm về các kỹ thuật môn thể thao, tạo ra được một dụng cụ bổ trợ học kỹ thuật của môn thể thao, hoặc hoàn thành một bài tập trong lớp, GV sẽ quan sát và cho ý kiến về các sản phẩm các em làm ra.
2. Các dạng quan sát.
a) Quan sát được tiến hành chính thức và định trước.
Đây là loại quan sát mà GV đã có thời gian để chuẩn bị cho HS và xác định trước từng hành vi cụ thể đã được quan sát, ví dụ như trong trường hợp GV đánh giá HS khi các em đọc bài trong nhóm tập đọc hoặc trình bày bài báo cáo trước lớp. Trong những tình huống như thế, GV có thể quan sát một tập hợp các hành vi ứng xử của HS. Ví dụ, khi HS trình bày về một kỹ thuật của môn thể thao đã học trên lớp, GV có thể theo dõi và lắng nghe xem HS nói có đúng về kỹ thuật đó không, có trình diễn đúng kỹ thuật đó không, có thể hiện sự tự tin, thực hiện tốt kỹ thuật động tác hay không…
b) Quan sát không được định sẵn và không chính thức.
Đây là những quan sát mang tính tự phát, phản ánh những tình huống, khoảnh khắc, sự việc xảy ra thoáng qua không định sẵn mà GV ghi nhận được và phải suy nghĩ diễn giải, ví dụ như khi GV thấy hai HS nói chuyện thay vì tập luyện theo cặp kỹ thuật động tác vừa học, nhận thấy một em HS có biểu hiện bị tổn thương khi bị bạn cùng lớp trêu chọc khi thực hiện kỹ thuật động tác trong tập luyện, hoặc nhìn thấy một HS bồn chồn không chú ý đến tập luyện…..
Các quan sát chính thức và không chính thức của GV đều là những kỹ thuật thu thập thông tin quan trọng trong lớp học.
3. Các công cụ, kĩ thuật được sử dụng trong phương pháp quan sát
Trong quan sát, GV có thể sử dụng 3 loại công cụ để thu thập thông tin. Đó là: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm tra (bảng kiểm).
Trong dạy học môn Công nghệ, GV có thể sử dụng các phiếu ghi chép sự kiện để ghi lại biểu hiện của HS trong quá trình học tập (chỉ ghi chép đối với những HS có biểu hiện cụ thể, tích cực hoặc chưa tích cực).