CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU ÂM NHẠC Tiết 2: Luyện đọc gam Đô trưởng, bài đọc nhạc số 1.
Xem trước:
Tiết 2: Luyện đọc gam Đô trưởng, bài đọc nhạc số 1.
I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này:
– Đọc nhạc đúng cao độ gam Đô trưởng; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Em yêu giờ học hát, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.
- Năng lực
– Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Năng lực âm nhạc:Đọc nhạc đúng cao độ, thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.
- Phẩm chất:
+ Nhân ái: Yêu mái trường, yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô.
+ Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: tệp âm thanh bài hát, video bài hátEm yêu giờ học hát, bàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)…
2 – HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
- Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu
- Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Tổ chức thực hiện:
-GV mở bài hát có âm điệu vui tươi, tạo không khí vui vẻ trước khi vào tiết học.
– HS lắng nghe điệu nhạc.
– GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng luyện đọc gam Đô trưởng và tìm hiểu nhạc cụ gõ.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Đọc nhạc
- Mục tiêu: HS biết cách đọc gam Đô trưởng và đọc được bài đọc nhạc số 1.
- Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm:Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Luyện đọc gam Đô trưởng – GV sử dụng đàn lấy cao độ chuẩn rồi hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng đi lên và đi xuống theo các mẫu âm khác nhau. – GV hướng dẫn HS đọc theo mẫu. Nhiệm vụ 2: Bài đọc nhạc số 1 – GV giới thiệu Bài đọc nhạc số 1. – GV hướng dẫn HS tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1: + Có những cao độ và trường độ nào? + Có mấy nét nhạc? + So sánh tiết tấu các nét nhạc. – GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu: – GV hướng dẫn HS đọc từng nét nhạc kết hợp gõ phách, sau đó ghép nét nhạc với nhau (bài đọc nhạc có 2 nét nhạc, mỗi nét nhạc gồm 4 – GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp. – GV yêu cầu HS trình bày bài đọc nhạc theo tổ, nhóm, cặp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi + HS học hát theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS |
1. Đọc nhạc
a. Luyện đọc gam Đô trưởng
b. Bài đọc nhạc số 1 |
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Em yêu giờ học hát (khoảng 10-12 phút)
- Mục tiêu: HS hát thuộc bài hát Em yêu giờ học hát.
- Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
- Sản phẩm:HS thực hiện
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. – GV mở nhạc đệm và chỉ huy cho HS hát từ một đến hai lần, chú ý thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. – GV sửa những chỗ HS hát sai và động viên, khích lệ HS – GV hướng dẫn HS luyện tập biểu diễn bài hát theo hình thức hát đối đáp: + Lời 1: Hai nhóm cùng hát: Đố son…. Vui cười + Nhóm 1: Này nhạc….. nhạc vui + Nhóm 2: Này nhạc…. đời vui + Hai nhóm cùng hát: Mi mi …..Si Đô + Lời 2 tương tự như lời 1. – GV yêu cầu HS luyện tập rồi trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cặp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Luyện tập bài hát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung |
2. Ôn tập bài hát: Em yêu giờ học hát
|
Hoạt động 3: Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu
- Mục tiêu:HS thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Em yêu giờ học hát, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.
- Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
- Sản phẩm:HS thực hiện
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ 1: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể – GV yêu cầu HS đọc âm hình tiết tấu kết hợp vỗ tay: đen – đen – đen – lặng,đen – đen – đen – lặng. – GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với thanh phách và trống con. – GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với động tác cơ thể. * Nhiệm vụ 2: Ứng dụng đệm cho bài hát Em yêu giờ học hát – GV đệm mẫu câu hát đầu tiên rồi yêu cầu HS luyện tập đệm cho bài hát. – GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân (có thể vừa hát vừa gõ đệm hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,…).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Luyện tập bài hát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung |
3. Thể hiện tiết tấu
a. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể
b. Ứng dụng đệm cho bài hát Em yêu giờ học hát |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu : HS luyện tập phần nội dung đã học, hát được theo cách riêng của mình.
- Nội dung : GV luyện đọc, HS thực hiện theo
- Sản phẩm : HS đọc đúng quãng
- Tổ chức thực hiện :
– GV nêu yêu cầu: HS đọc lại bài nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo nhịp
– GV yêu cầu HS thực hiện, gọi 1-2 nhóm lên thể hiện trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
- Mục tiêu:Từ bài tập trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Nội dung: HS trình bày, biểu diễn bài đọc nhạc số 3
- Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
- Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS hát lại bài hát Em yêu giờ học hát.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và các nhóm trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp
đánh giá |
Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
– Tạo cơ hội thực hành cho người học |
– Hấp dẫn, sinh động
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học – Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
– Báo cáo thực hiện công việc.
– Hệ thống câu hỏi – Kết quả thực hành |
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Em yêu giờ học hát.
– Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Nhạc cụ Hòa tấu, Hát bè