CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU ÂM NHẠC Tiết 3: Hòa tấu nhạc cụ, Hát bè
Xem trước
Tiết 3: Hòa tấu nhạc cụ, Hát bè
I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này:
– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát.
– Nêu được đặc điểm và tác dụng của hát bè , nhận biết được một số hình thức hát bè đơn giản.
- Năng lực
– Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Năng lực âm nhạc:Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
- Phẩm chất:
– Có ý thức học tốt môn Âm nhạc, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: tệp âm thanh, bàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)…
2 – HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu
- Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Tổ chức thực hiện:
-GV cho HS nghe một đoạn bài hát có kết hợp hát bè và đặt câu hỏi: Em hiểu hát bè là hát như nào? Hát bè có tác dụng gì trong phần thể hiện bài hát?
– HS chăm chú lắng nghe từng đoạn nhạc và đoán bài hát.
– GV đưa ra đáp án chính xác, tuyên dương những bạn đoán đúng nhiều bài hát nhất và từ từ dẫn dắt vào tiết học hát : Tiết 3 – Hòa tấu nhạc cụ và hát bè.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhạc cụ: Hòa tấu
- Mục tiêu: HS nắm được
- Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm:Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS tự tìm hiểu bài hoà tấu và các ngón bấm để chơi phần bècủa mình. – GV chơi mẫu từng bè nhạc cụ (giai điệu, gõ đệm), HS chú ý quan sát. – GV hướng dẫn ngón bấm, cách chơi cho từng bè rồi yêu cầu HS tập chơi ý từng nét nhạc, sau đó ghép nối các nét nhạc với nhau. – GV yêu cầu từng bè trình diễn phần bè của mình. – GV hướng dẫn các bè ghép với nhau từng nét nhạc. – GV yêu cầu HS luyện tập rồi trình diễn bài hoà tấu theo tổ, nhóm, cặp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi + HS học hát theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS |
1. Nhạc cụ: Hòa tấu
|
Hoạt động 2: Thưởng thức âm nhạc: Hát bè
- Mục tiêu:Nêu được đặc điểm và tác dụng của hát bè , nhận biết được một số hình thức hát bè đơn giản.
- Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
- Sản phẩm:HS thực hiện
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV cho HS xem trích đoạn các tiết mục biểu diễn hát bè. – GV yêu cầu HS quan sát 3 ví dụ hát bè trong SGK. – GV nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm: + Những hình thức biểu diễn hát nào có thể hát bè? + Bè chỉnh có nhiệm vụ gì? Bè phụ có nhiệm vụ gì? + Hát bè tạo ra những âm thanh như thế nào? + Nhận xét về cách hát bè ở 3 ví dụ trong sách giáo khoa, sau đó xác định bè nào là bè chính. – GV nhận xét phần trả lời của HS và chốt kiến thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV Dự kiến sản phẩm: + Hát bè hoà âm (ví dụ 1, SGK trang 8): các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu, nhưng khác cao độ. + Hát bè đuổi (ví dụ 2, SGK trang 9): các bè hát cùng lời ca và giai điệu, nhưng bè hát trước, bè hát sau (đây là hình thức hát bè phức điệu đơn giản nhất). + Hát bè phức điệu (ví dụ 3, SGK trang 9): các bè hát khác nhau về lời ca, và chi tiết tấu và cao độ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Trong nghệ thuật biểu diễn ca hát, hát bè là hình thức trình diễn có tính nghệ thuật cao. Các hình thức hát từ hai người trở lên (song ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng) đều có thể hát bè. Khi hát bè có bè chính và bè phụ, bè chính hát giải điệu của bài hát, bè phụ phụ hoạ, hỗ trợ cho bè chỉnh. Mỗi bè tuy có sự độc lập nhất định nhưng phải kết hợp hoà quyện với nhau để tạo ra âm thanh đầy đặn và giàu màu sắc. Có hai dạng hát bè cơ bản là hát bè hoà âm và hát bè phức điệu với các cách tổ chức khác nhau. à khi hát bè, các bè phải hòa quyện với nhau để âm thanh được đầy đặn và giàu màu sắc.
|
2. Hát bè
– Các hình thức hát từ hai người trở lên đều có thể hát bè. – Có hai dạng cơ bản là hát bè hòa âm và hát bè phức điệu : + Các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu nhưng khác cao độ, gọi là hát bè hòa âm. + Các bè hát cùng lời ca và giai điệu nhưng có bè hát trước, bè hát sau gọi là hát đuổi. + Các bè hát khác nhau về lời ca, tiết tấu và cao độ, gọi là hát bè phức điệu. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu : HS luyện tập, nói theo âm hình tiết tấu rồi hát với cao độ tùy ý.
- Nội dung : GV luyện đọc, HS thực hiện theo
- Sản phẩm : HS đọc đúng quãng
- Tổ chức thực hiện :
– GV nêu yêu cầu và làm mẫu 1 câu, sau đó cho HS hoạt động theo nhóm
– GV yêu cầu đại diện các nhóm lên thể hiện trước.
– GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
- Mục tiêu:Từ bài tập trên, học sinh vận dụng hát hai câu thơ khác theo cách riêng của mình.
- Nội dung: HS trình bày, biểu diễn bài đọc nhạc số 3
- Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
- Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS hát bằng hững câu thơ viết về công ơn thầy cô sau:
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp
đánh giá |
Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
– Tạo cơ hội thực hành cho người học |
– Hấp dẫn, sinh động
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học – Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
– Báo cáo thực hiện công việc.
– Hệ thống câu hỏi – Kết quả thực hành |
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Bụi phấn
– Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Nhạc cụ, thưởng thức Đàn tranh và đàn đáy.