BÀI 1. TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT (THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ)
MỤC TIÊU
|
ĐỌC
TRI THỨC NGỮ VĂN
– Thơ bốn chữ, năm chữ: là những thể thơ được gọi theo số lượng các chữ (tiếng) trong mỗi dòng (câu) thơ; mỗi bài thơ không hạn chế về số câu, số dòng, có thể chia khổ hoặc không; thơ bốn chữ thường đọc theo nhịp 2/2, thơ năm chữ thường đọc theo nhịp 2/3 hoặc 3/2.
– Hình ảnh trong thơ: là những chi tiết, cảnh tượng từ đời sống thực tế được tái hiện trong bài thơ bằng ngôn ngữ nghệ thuật, qua đó thể hiện cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của người viết về con người, cuộc sống, thế giới.
– Vần và nhịp trong thơ:
+ Vần gồm vần chân và vần lưng.
Vần chân (cước vận) là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ, vần được gieo vào cuối các dòng thơ, các tiếng ở cuối dòng vần với nhau.
Vần lưng (yêu vận) là vần được gieo ở giữa dòng thơ, tiếng cuối dòng trên vần với một tiếng nằm giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng hiệp vần với nhau.
+ Vần có vai trò liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hoà, sức âm vang cho thơ, làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.
+ Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từ vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn ở cuối mỗi dòng thơ.
+ Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, góp phần biểu đạt nội dung bài thơ.
– Thông điệp của văn bản: là lời nhắn gửi, là ý tưởng, cách ứng xử, nhìn nhận,… mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Phó từ: là những từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ. Gồm 2 nhóm:
+ Các phó từ đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng: những, các, mỗi, một, từng,…
+ Các phó từ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, hướng,…: đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chẳng, rất,…
VĂN BẢN 1: LỜI CỦA CÂY (Trần Hữu Thung)
1. Tác giả
– Trần Hữu Thung (1923 – 1999) quê ở Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An.
– Xuất thân trong gia đình nông dân.
– Tham gia Cách mạng từ năm 1944; bắt đầu làm thơ trong kháng chiến chống Pháp.
– Thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.
– Các tập thơ: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983),…
2. Các yếu tố của một bài thơ thể hiện trong Lời của cây (Trần Hữu Thung)
– Thể thơ: Thơ bốn chữ
– Vần và nhịp:
+ Vần chân
+ Nhịp 2/2
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, trong sáng, giúp các bạn nhỏ dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc.
– Biện pháp tu từ
+ Nhân hoá: nằm, lặng thinh, nhú lên, thì thầm, ghé tai, nghe, mở mắt, đón, bập bẹ, lớn,…
+ Ẩn dụ: sự ra đời và lớn lên của một em bé.
=> Tác dụng: thể hiện sự sinh động, kì diệu của sự thay đổi từ hạt đến cây cũng như hành trình sinh ra, lớn lên của một em bé.
– Hình ảnh: cây, hạt, mầm
– Thông điệp: Thông điệp về tình yêu và sự bảo vệ thiên nhiên, con người.
– Tình cảm, cảm xúc của tác giả: Yêu quý và trân trọng thiên nhiên, sự sống, con người.
3. Hành trình của cây là hành trình của sự sống
– Khi còn là hạt: bé nhỏ, lặng thinh.
– Khi gieo xuống đất: nảy mầm, nhú lên, thì thầm, ghé tai, nghe, mở mắt,…
– Khi thành cây: nghe màu xanh, góp xanh đất trời,…
=> Từ một sự vật bé nhỏ, mầm cây lớn lên và trở thành một sự vật có ý nghĩa lớn lao với cuộc đời; gợi liên tưởng đến hành trình thai nghén, ra đời, lớn lên của một con người.
VĂN BẢN 2: SANG THU (Hữu Thỉnh)
1. Tác giả
– Hữu Thỉnh (1942) quê ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.
– Tham gia quân đội năm 1963 và bắt đầu sáng tác thơ.
– Thơ ông thường có những liên tưởng độc đáo thể hiện những suy tư giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lí về cuộc sống.
– Các tập thơ: Đường tới thành phố (1979), Từ chiến hào tới thành phố (1991), Thư mùa đông (1994), Trường ca biển (1994),…
2. Các yếu tố của một bài thơ thể hiện trong Sang thu (Hữu Thỉnh)
– Thể thơ: Thơ năm chữ
– Vần và nhịp:
+ Vần chân
+Nhịp 3/2 và 2/3
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.
– Biện pháp tu từ
+ Nhân hoá: phả, sương chùng chình, đã về, chim vội vã, vắt nửa mình,…
+ Ẩn dụ: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
=> Tác dụng: thể hiện sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên, đất trời và tâm thế của con người trước bước đi của thời gian.
– Hình ảnh: Hình ảnh thiên nhiên giao mùa: : hương ổi, gió se, sương chùng chình, ngõ,…
– Thông điệp: Thông điệp về tình yêu và sự bảo vệ thiên nhiên, con người.
– Tình cảm, cảm xúc của tác giả: Tình cảm yêu mến và sự nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc đời.
3. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
– Tín hiệu mùa thu Bắc Bộ:
+ Hình ảnh hương ổi, gió se, sương là những cảm nhận đầu tiên thể hiện sự cảm nhận cực kì tinh tế, nhạy cảm của tác giả.
+ Từ láy: chùng chình nửa như muốn, nửa như không.
+ Ngõ: ngõ thực nhưng cũng là ẩn dụ của ngõ mùa thu.
+ Bỗng: ở đầu khổ thơ là sự bất chợt, bất ngờ thú vị; hình như ở cuối khổ thơ là sự đoán định.
– Bức tranh thiên nhiên giao mùa:
+ Dòng sông: dềng dàng bởi có dòng nước dâng lên và xuôi chảy chứ không còn khô hạn.
+ Cánh chim vội vã tìm về tổ ấm vì mùa thu đến hoàng hôn nhanh hơn, khí trời lạnh hơn.
+ Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu bởi đã bớt hơi nước của những cơn mưa rào mùa hạ và trở nên nhẹ nhàng.
– Hai câu cuối là suy tư về tâm thế vững vàng của con người đứng tuổi trước bước đi của thời gian như hàng cây trưởng thành vững chãi.
VĂN BẢN 3: ĐỒNG DAO MÙA XUÂN (Nguyễn Khoa Điềm) [bộ Kết nối tri thức và cuộc sống]
1. Tác giả
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) quê ở Thừa Thiên Huế.
– Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
– Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.
– Các tập thơ tiêu biểu: Đất ngoại ô (1955), Mặt đường khát vọng (1994), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986),…
2. Các yếu tố của một bài thở thể hiện trong Đồng dao mùa xuân (Thanh Thảo)
– Thể thơ: Thơ bốn chữ
– Vần và nhịp:
+ Vần chân
+ Nhịp 2/2
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng, lúc vui tươi lúc lại nghẹn nghào, sâu lắng.
– Biện pháp tu từ
+ So sánh: Anh thành ngọn lửa, Mắt như suối biếc,…
+ Ẩn dụ: Mùa xuân nhân gian, Vai đầy núi non,…
=> Tác dụng: khắc hoạ vẻ đẹp vừa giản dị vừa vĩ đại người lính.
– Hình ảnh: Hình ảnh người lính, được miêu tả ở ba khoảng thời gian: chàng thanh niên trước khi vào chiến trường, người lính ở chiến trường, người lính trong kí ức của đồng đội và mọi người.
– Thông điệp: Thông điệp về những cống hiến, hi sinh của những người lính cho đất nước, nhân dân.
– Tình cảm, cảm xúc của tác giả: Trân trọng, biết ơn đối với những người lính.
3. Hình tượng người lính
– Người lính trước khi vào chiến trường: chàng thanh niên trẻ trung, hồn nhiên, chưa bước vào đời nhưng đã mang trong mình lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân.
– Người lính ở chiến trường: không được miêu tả cụ thể chi tiết mà được đặc tả ở sự hoá thân thành ngọn lửa cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và sự hi sinh anh dũng của người lính.
– Người lính trong hồi ức của đồng đội và trong tình cảm của nhân dân, đất nước: tuy ngày hoà bình anh không về nữa nhưng hình ảnh của anh lại hiện lên rõ nhất, chân thực nhất, chi tiết nhất bởi anh luôn ở trong tình yêu, nỗi nhớ, lòng trân trọng, biết ơn của mọi người.
– Người lính nằm lại chiến trường đã hoá thân thành cội mai vàng, màu hoa đại ngàn, suối biếc, núi non.
=> Người lính đã “mãi mãi tuổi hai mươi”, mãi là ngày xuân ngọt lành, bất tử trong lòng người ở lại, trong lòng nhân dân và Tổ quốc.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
– Bài tập tìm phó từ trong một số ngữ liệu.
– Bài tập tìm phó từ và ý nghĩa bổ sung của phó từ đó trong từng trường hợp cụ thể.
– Bài tập dùng phó từ để mở rộng câu.
– Bài tập tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ.
– Bài tập so sánh nghĩa của từ theo từ điển và nghĩa của từ theo ngữ liệu cụ thể.
VIẾT
1. Quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Quy trình viết bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ | |
Bước 1:
Trước khi viết |
– Đọc tham khảo một số bài thơ cùng thể thơ.
– Quan sát những hình ảnh, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. |
Bước 2:
Tìm ý tưởng |
– Chọn một hình ảnh, sự vật, hiện tượng để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
– Liệt kê những ý tưởng, tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng đó. |
Bước 3:
Làm thơ |
– Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đã có bằng từ ngữ thích hợp.
– Lựa chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh,… của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của mình. – Dùng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,… để tăng hiệu quả thể hiện cho bài thơ. – Lựa chọn, thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ phù hợp có vần giống nhau hoặc gần nhau để gieo vần. – Ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp đảm bảo hiệu quả ý tưởng của em. – Đọc diễn cảm các câu thơ và lắng nghe giọng điệu có phù hợp với cảm xúc không. |
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ | – Đọc lại bài thơ bằng giọng điệu phù hợp; kiểm tra lại hình thức và nội dung bài thơ theo các tiêu chí (dùng bảng kiểm trong SGK).
– Tiếp tục chỉnh sửa sau khi kiểm tra. – Chia sẻ bài thơ với bạn bè, người thân hoặc gửi các báo, tạp chí, diễn đàn,… |
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
– Đây là yêu cầu viết đoạn văn bản biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.
– Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
+ Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau; bắt đầu vằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
+ Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ theo yêu cầu đề ra.
+ Sử dụng ngôi thứ nhất.
+ Cấu trúc:
Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung v’ê bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người viết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; cảm xúc đó được gợi ra từ những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ,… nào trong bài thơ.
Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đôi với người viết.
– Quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Xác định đê tài.
• Thu thập tư liệu.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Tìm ý.
• Lập dàn ý.
Bước 3: Viết đoạn vân
• Dựa vào dàn ý viết đoạn văn hoàn chỉnh.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa rút kinh nghiệm
• Xem lại và chỉnh sửa.
• Rút kinh nghiệm.
NÓI VÀ NGHE
Tóm tắt ý chính do người khác trình bày
Quy trình tóm tắt ý chính do người khác trình bày:
Bước 1: Nghe ý chính và ghi tóm tắt
• Tập trung lắng nghe nội dung và chú ý vào ý chính của bài nói (phần mở đầu và kết thúc; những phần được lặp đi lặp lại trong bài; tốc độ nói; các từ khoá của bài nói; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).
• Kết hợp lắng nghe và ghi chép (ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình; sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nối bật các ý; thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đô).
Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa
• Đọc lại phần tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).
• Xác định với người nói v’ê các nội dung vừa tóm tắt; trao đổi v’ê các nội dung chưa rõ hoặc có quan điểm khác.
• Trao đổi phần tóm tắt với những người nghe khác để chỉnh sửa cho chính xác.