Bài 2. BÀI HỌC CUỘC SỐNG
MỤC TIÊU
|
ĐỌC
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Truyện ngụ ngôn
– Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
– Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.
– Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật, cây cối hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân,… Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc.
– Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. Chẳng hạn, ở truyện Thỏ và rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật thỏ và rùa.
– Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiến (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.
– Tình huống truyện là tình thế được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt; qua đó đặc điểm, tính cách của nhân vật và tư tưởng của nhà văn được thể hiện rõ nét.
– Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,…).
– Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.
2. Tóm tắt văn bản và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản
– Văn bản có thể được tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ, bằng đoạn văn hoàn chỉnh hay bằng một dàn ý.
– Yêu cầu: văn bản tóm tắt phải ngắn ngọn, cô đúc. Khi tóm tắt văn bản, ta phải lược bỏ các yếu tố phụ, ý phụ, giữ lại những yếu tố chính, ý chính của văn bản.
3. Dấu chấm lửng
– Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi dấu ba chấm (…), còn gọi là dấu ba chấm, là một trong những loại dấu câu thường gặp trong văn viết.
– Công dụng:
+ Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấy phẩy đứng trước đó.
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hau hài hước, châm biếm.
+ Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
Văn bản 1, 2: NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP (Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi)
1. Đề tài, chủ đề, bài học, tóm tắt văn bản
Yếu tố | Ếch ngồi đáy giếng | Thầy bói xem voi |
Đề tài | Cách ứng xử trong cuộc sống | Cách ứng xử trong cuộc sống |
Chủ đề | Tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân | Muốn biết đúng, biết rõ sự việc, cần phải xem xét một cách toàn diện |
Bài học | – Không nên tự cao tự đại, hống hách kẻo gây hại cho mình.
– Phải luôn khiêm tốn, không ngừng học hỏi, mở rộng hiểu biết. |
– Không nên chỉ xem xét sự vật hiện tượng một chiều mà nên nhìn toàn diện.
– Không nên chỉ bảo thủ theo ý mình mà phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác. – Không nên nóng nảy trong ứng xử mà phải bình tĩnh tìm cách xử lí phù hợp. |
Tóm tắt | Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. Những con vật nhỏ hơn như nhái, cua, ốc rất sợ tiếng kêu to của ếch. Ếch nghĩ mình là vị chúa tể và trời chỉ bằng cái vung trên miệng giếng. Một năm, trời mưa to làm nước giếng tràn, ếch bị trôi khỏi giếng. Nó quen thói đi lại nghênh ngang, kêu ồm ộp mà không thèm để ý xung quanh nên bị một con trâu dẫm bẹp. | Năm ông thầy bói mù chung tiền biếu quản voi để được xem con voi. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun như đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu, chảy máu. |
2. Đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn thể hiện trong văn bản
Yếu tố | Ếch ngồi đáy giếng | Thầy bói xem voi |
Đề tài | Cách ứng xử trong cuộc sống | Cách ứng xử trong cuộc sống |
Nhân vật và đặc điểm nhân vật | Ếch, nhái, cua, ốc, trâu.
Ếch là con vật nhỏ bé, có thói tự cao tự đại, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết. |
Năm ông thầy bói bị mù.
Là những người rảnh rỗi, thiếu hiểu biết nhưng lại tự cho mình giỏi, không biết lắng nghe, không tôn trọng người khác. |
Sự kiện | Ếch bị trôi khỏi giếng và trâu dẫm chết | Năm thầy bói mù xem voi rồi cãi nhau và đánh nhau toác đầu, chảy máu |
Tình huống | Trời mưa to, giếng bị tràn nước và ếch ra khỏi giếng | Năm thầy bói mù xem voi nhưng mỗi người chỉ xem một bộ phận |
Không gian | Cái giếng, bờ giếng | Nơi năm thầy bói xem voi |
Thời gian | Thời điểm trời mưa, tràn nước | Thời điểm lúc các thầy bói xem voi |
Văn bản 3, 4: NHỮNG TÌNH HUỐNG HIỂM NGHÈO (Hai người bạn đồng hành và con gấu (Ngụ ngôn Ê-dốp); Chó sói và chiên con (La Phông-ten))
1. Đề tài, chủ đề, bài học, tóm tắt văn bản
Yếu tố | Hai người bạn đồng hành
và con gấu (Ngụ ngôn Ê-dốp) |
Chó sói và chiên con
(La Phông-ten) |
Đề tài | Cách ứng xử trong cuộc sống.
Tình bạn |
Cách ứng xử trong cuộc sống.
Động vật. |
Chủ đề | Phê phán người bỏ bạn lúc khó khăn, đề cao người nhanh trí tự cứu mình. | Phê phán kẻ mạnh bắt nạt, ức hiếp người yếu. |
Bài học | – Không nên tin vào những người bỏ mặc mình trong cơn hoạn nạn.
– Phải rèn luyện sự nhanh trí và kĩ năng để tự giúp mình trong những tình huống nguy hiểm. |
– Kẻ mạnh thường coi thường đạo lí, dùng sức mạnh và sự tàn ác để bắt nạt người yếu.
– Phải rèn luyện bản thân để có đủ hiểu biết, kĩ năng, không bị bắt nạt. |
Tóm tắt | Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp gấu. Người đi trước trèo lên cây và ẩn nấp trong đám lá. Người đi sau không có chỗ nấp đành nằm bẹp xuống đất, vùi mặt trong cát. Gấu đến ngửi và bỏ đi vì tưởng người này đã chết. Người trên cây xuống hỏi gấu đã nói gì, người dưới đất bảo gấu nói rằng “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”. | Thấy chiên con đang uống nước ở suối, con sói liền tìm mọi cách ăn thịt chiên con. Đầu tiên, nó đổ tội chiên con dám làm đục nước uống của sói; chiên con xin tha, giải thích rằng mình uống nước cuối dòng. Thứ hai, sói nói năm ngoái chiên con nói xấu nó; chiên con sợ hãi nói năm ngoái chiên con chưa ra đời. Thứ ba sói nói anh của chiên con nói xấu nó; chiên trả lời chẳng có anh em. Thứ tư, sói ngang ngược bảo là ai thì cũng giống loài nhà chiên. Cuối cùng, chó sói lôi chiên con vào rừng ăn thịt. |
2. Đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn thể hiện trong văn bản
Yếu tố | Hai người bạn đồng hành
và con gấu (Ngụ ngôn Ê-dốp) |
Chó sói và chiên con
(La Phông-ten) |
Đề tài | Cách ứng xử trong cuộc sống.
Tình bạn |
Cách ứng xử trong cuộc sống.
Động vật. |
Nhân vật
Đặc điểm nhân vật |
Hai người bạn.
Một người tìm được chỗ nấp và bỏ bạn. Một người phải giả chết để tự cứu mình. |
Chó sói, chiên con.
Chó sói hung ác tìm đủ mọi cách để bắt nạt và ăn thịt chiên con. Chiên con yếu ớt tìm cách cứu mình nhưng vẫn bị ăn thịt. |
Sự kiện | Hai người bạn gặp gấu, một người tìm được chỗ nấp còn một người phải giả chết để gấu bỏ đi. | Chó sói bắt nạt chiên con và ăn thịt chiên con |
Tình huống | Hai người bạn gặp con gấu nguy hiểm | Chiên con yếu ớt gặp chó sói hung dữ |
Không gian | Trong rừng | Dòng suối, rừng sâu |
Thời gian | Thời điểm hai người bạn gặp gấu | Thời điểm chó sói gặp chiên con |
Văn bản 5, 6, 7: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng (Trang Tử), Con mối và con kiến (Nam Hương) [Ngữ văn 7, tập hai, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống]
1. Đề tài, chủ đề, bài học, tóm tắt văn bản
Yếu tố | Đẽo cày giữa đường | Ếch ngồi đáy giếng
(Trang Tử) |
Con mối và con kiến
(Nam Hương) |
Đề tài | Cách ứng xử trong cuộc sống.
Lao động |
Cách ứng xử trong cuộc sống.
Loài vật |
Cách ứng xử trong cuộc sống.
Loài vật |
Chủ đề | Phê phán người nghe theo ý người khác mà mất tất cả vốn liếng | Phê phán con người thiếu hiểu biết lại tự cao tự đại | Phê phán kẻ đục khoét của người khác; ca ngợi người chăm chỉ, siêng năng lao động |
Bài học | – Không nên nghe theo ý người khác mà làm hỏng chuyện của mình.
– Phải có chính kiến, biết tính toán chu đáo để mọi việc thành công. |
– Không nên tự cao tự đại, coi thường người khác.
– Cần mở rộng hiểu biết, tầm nhìn, đi đến nhiều nơi, biết nhiều thứ. |
– Phải siêng năng, chăm chỉ, cần cù lao động để phục vụ cuộc sống của mình.
– Không nên sống dựa vào người khác, kàm hại người khác có khi hại đến mình. |
Tóm tắt | Một người thợ mộc bỏ ra 300 quan tiền mở quán làm cày bán. Có người bảo phải đẽo cày to, cao mới dễ bán; thế là anh ta đẽo cày to, cao. Có người bảo phải đẽo cày nhỏ, thấp mới dễ cày; thế là anh ta dẽo cày nhỏ, thấp. Có người bảo phải đẽo cày thật to, thật cao để voi cày để bán được nhiều tiên; thế là anh ta đẽo cày to gấp năm, gấp bảy lần. Nhưng rồi chẳng có ai đến mua cày. Anh ta mất hết gỗ và vốn liếng. Lúc này anh đẽo cày mới biết mình dại. | Con ếch ngồi trong cái giếng sụp, khoe với con rùa lớn biển đông rằng nó sung sướng nhất thế gian, không ai bằng và mời rùa vào giếng cho biết. Rùa thò một chân vào rồi rút ra vì không còn chỗ. Rùa nói, sống ở biển đông mênh mông mưa lụt không bị nước lên, hạn hán không bị cạn nước. Đó là niềm vui khi sống ở nơi rộng lớn. Ếch nghe vậy thì hoảng hốt, bối rối, thu mình lại. | Mối nằm nhà, thấy kiến thì chê bai rằng kiến vất vả tha mồi cả ngày mà vẫn gầy gò, chẳng như mối béo trục béo tròn vì đục nhà cửa, bàn ghế, hòm tủ. Kiến trả lời rằng muôn loài trên đời phải có làm thì mới có ăn, không chỉ vì mình mà còn vì cả đàn, cả tổ, các anh chẳng những không làm mà còn đục khoét rỗng hết chỗ ở, dụng cụ, nếu nhà cửa đổ thì các anh cũng chết. |
2. Đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn thể hiện trong văn bản
Yếu tố | Đẽo cày giữa đường | Ếch ngồi đáy giếng
(Trang Tử) |
Con mối và con kiến
(Nam Hương) |
Đề tài | Cách ứng xử trong cuộc sống.
Lao động |
Cách ứng xử trong cuộc sống.
Loài vật |
Cách ứng xử trong cuộc sống.
Loài vật |
Nhân vật
Đặc điểm nhân vật |
Người đẽo cày; những người đến xem.
Người đẽo cày bỏ 300 quan tiền làm vốn để đẽo cày bán. Những người khác vào xem và bảo anh đẽo cày đẽo theo ý họ. |
Ếch, loăng quăng, cua, nòng nọc, rùa biển đông.
Ếch khoe khoang, tự cao tự đai, ngồi trong giếng sụp cứ nghĩ là mình sung sướng nhất, hơn loăng quăng, cua, nòng nọc. Rùa lại cho rằng ở biển mênh mông tự do mới là sung sướng. |
Mối, kiến.
Mối khoe mình không làm gì vẫn béo tốt, cười cợt kiến làm vất vả cả ngày mà gầy ốm. Kiến chăm chỉ, siêng năng, nghĩ rằng chăm chỉ làm lụng mới có ăn, vì mình và cả đàn, cả tổ, bảo mối chỉ đục khoét rỗng mọi thứ đổ sụp thì mối cũng chết. |
Sự kiện | Người đẽo cày mở quán nhưng mất hết vốn liếng | Ếch khoe khoang chỗ ở giếng sụp của mình với rùa, rùa nói về nơi ở của mình là biển đông mênh mông. | Mối cười cợt kiến, kiến lập luận phê phán mối đục khoét, phá hoại nhà cửa. |
Tình huống | Người đẽo cày mở quán, nhiều người vào xem, bảo anh ta đẽo cày theo ý họ | Ếch khoe khoang chỗ ở với rùa | Mối cười cợt kiến vất vả kiếm ăn mà vẫn gầy gò |
Không gian | Quán của người đẽo cày | Giếng sụp, biển đông | Nhà |
Thời gian | Thời điểm người đẽo cày mở quán và quá trình đẽo cày, thất bại. | Thời điểm ếch và rùa gặp nhau | Thời điểm mối và kiến nói chuyện với nhau |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Bài tập về công dụng của dấu chấm lửng.
2. Bài tập về cách sử dụng dấu chấm lửng.
VIẾT
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật
liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
|||||||
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết | – Xác định đề tài
– Thu thập tư liệu |
||||||
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | – Tìm ý
– Lập dàn ý
|
||||||
Bước 3: Viết bài | Dựa vào dàn ý, lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài.
Lưu ý: – Khi thuật lại nội dung diễn biến, cần chỉ ra mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử qua các bằng chứng, nhân chứng, vật chứng hoặc tư liệu đáng tin cậy. – Sử dụng yếu tố miêu tả một cách hợp lí, chọn lọc (tả chân dung nhân vật, tả cảnh quan, tả vật chứng, nhân chứng,… khi cần); kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hoà, tự nhiên. |
||||||
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm | – Xem lại và chỉnh sửa.
– Rút kinh nghiệm. |
NÓI VÀ NGHE
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
Quy trình thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi | ||||||||||
Bước 1:
Chuẩn bị |
– Thành lập nhóm và phân công công việc.
– Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. – Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận. |
|||||||||
Bước 2:
Thảo luận |
– Trình bày ý kiến:
– Thống nhất ý kiến: |