Bài 7. TRÍ TUỆ DÂN GIAN
MỤC TIÊU
|
ĐỌC
TRI THỨC NGỮ VĂN
– Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm:
+ Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể lên tới chữ).
+ Có nhịp điệu, hình ảnh.
+ Hầu hết đều có vần thường và vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”) hoặc hai tiếng cách nhau (gọi là “vần cách”).
+ Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
+ Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.
– Đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ:
+ Thành ngữ là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
+ Khi được sử dụng trong giao tiếp (nói hoặc viết), thành ngữ làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc. Thành ngữ có thể làm thành một bộ phận của câu hau thành phần phụ trong các cụm từ.
+ Khác với thành ngữ, mỗi câu tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm). Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.
– Phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
Yếu tố | Thành ngữ | Tục ngữ |
Cấu tạo
Chức năng |
Tập hợp từ cố định | Là câu, mỗi câu là một tác phẩm văn học |
Sử dụng như từ, có chức năng cấu tạo câu | Là một câu trọn vẹn | |
Nghĩa | Nghĩa của toàn khối chứ không phải nghĩa cộng gộp từ các thành tố | Diễn đạt trọn vẹn một nội dung ý nghĩa cụ thể. |
Có nghĩa bóng bẩy, nghĩa biểu trưng | Nêu kinh nghiệm, bài học.
Thường đa nghĩa nhờ các biện pháp tu từ |
– Nói quá, nói giảm nói tránh:
+ Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
+ Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Văn bản 1: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ THỜI TIẾT
1. Dấu hiệu nhận biết tục ngữ
Phương diện | Thể hiện trong văn bản |
Hình thức | – Ngắn gọn, mỗi câu thường từ 7 đến 14 tiếng.
– Có nhịp điệu, hình ảnh, gieo vần. |
Nội dung | Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. |
2. Đặc điểm hình thức
Câu tục ngữ | Số chữ | Số dòng | Số vế | Cặp vần | Loại vần |
1 | 8 | 1 | 2 | trưa – mưa | Vần cách |
2 | 8 | 1 | 2 | hạn – tán | Vần cách |
3 | 8 | 1 | 2 | may – bay | Vần cách |
4 | 13 | 1 | 3 | đài – hai | Vần cách |
5 | 14 | 2 | 3 | mưa – vừa | Vần cách |
6 | 14 | 2 | 4 | Năm – nằm
Mười – cười |
Vần cách |
3. Nội dung ý nghĩa của các câu tục ngữ
Câu tục ngữ | Nội dung ý nghĩa |
1 | Kinh nghiệm nhìn thời gian trong ngày: với những ngày trời nắng, ánh mặt trời gay gắt, thời gian trưa đến nhanh; vào những ngày trời mưa, mây che mặt trời nên trời nhanh tối. |
2 | Kinh nghiệm dự đoán thời tiết qua cách nhìn Mặt Trăng: nếu có vầng sáng đơn sắc bao quanh Mặt Trăng thì sẽ xảy ra hạn hán; nếu có vầng sáng đa sắc bao quanh Mặt Trăng thì sẽ xảy ra mưa. |
3 | Kinh nghiệm nhìn thời tiết dự báo bão: vào những thời điểm có gió heo may, có chuồn chuồn bay có thể có bão. |
4 | Kinh nghiệm về những đợt rét trong mùa xuân: tháng Giêng rét đậm làm hoa rụng cánh, còn lại đài hoa; tháng Hai rét và ẩm ướt, thuận lợi cho cây cối đâm chồi nảy lộc; tháng Ba có đợt rét đậm, kèm mưa phùn hoặc mưa nhỏ, gọi là rét nàng Bân theo truyện cổ dân gian Nàng Bân. |
5 | Kinh nghiệm dự đoán thời tiết qua cách bay của chuồn chuồn: nếu chuồn chuồn bay thấp thì trời sẽ mưa; nếu chuồn chuồn bay cao thì trời sẽ nắng; nếu chuồn chuồn vừa, không thấp không cao thì trời sẽ râm mát. |
6 | Kinh nghiệm về thời gian ngày và đêm trong từng thời điểm: tháng Năm thuộc mùa hè, thời gian ban ngày nhiều, ban đêm ngắn; tháng Mười mùa đông, thời gian ban ngày ngắn, thời gian ban đêm nhiều hơn. |
Văn bản 2: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
1. Dấu hiệu nhận biết tục ngữ
Phương diện | Thể hiện trong văn bản |
Hình thức | – Ngắn gọn, mỗi câu thường từ 4 đến 14 tiếng.
– Có nhịp điệu, hình ảnh, gieo vần. |
Nội dung | Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. |
2. Đặc điểm hình thức
Câu tục ngữ | Số chữ | Số dòng | Số vế | Cặp vần | Loại vần |
1 | 4 | 1 | 2 | (không gieo vần) | |
2 | 8 | 1 | 2 | lụa – lúa | Vần sát |
3 | 8 | 1 | 2 | lâu – sâu | Vần cách |
4 | 6 | 1 | 2 | lạ – mạ | Vần sát |
5 | 10 | 1 | 2 | tư – hư
ba – hoa |
Vần sát |
6 | 14 | 2 | 3 | bờ – cờ | Vần cách |
3. Nội dung ý nghĩa của các câu tục ngữ
Câu tục ngữ | Nội dung ý nghĩa |
1 | Đề cao giá trị của đất đai trong sản xuất nông nghiệp |
2 | Đề cao giá trị của phân bón đối với cây trồng |
3 | Kinh nghiệm cày đất sâu thì cây lúa có thêm dinh dưỡng để phát triển tốt |
4 | Kinh nghiệm trồng trọt: khoai cần canh tác ở những mảnh ruộng khác nhau, còn lúa cần trồng trên ruộng quen, không cần thay đổi theo các mùa vụ. |
5 | Kinh nghiệm về tác động cửa mưa với mùa màng: mưa vào tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa vào tháng Tư không tốt cho mùa màng. |
6 | Kinh nghiệp trồng lúa vụ chiêm (vụ hè thu), nếu lúc lúa sắp trổ đòng mà có mưa thì sẽ có vụ mùa bội thu. |
Văn bản 3: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM
1. Dấu hiệu nhận biết tục ngữ
Phương diện | Thể hiện trong văn bản |
Hình thức | – Ngắn gọn, mỗi câu thường từ 6 đến 16 tiếng.
– Có nhịp điệu, hình ảnh, gieo vần. |
Nội dung | Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. |
2. Đặc điểm hình thức
Câu tục ngữ | Số chữ | Số dòng | Số vế | Cặp vần | Loại vần |
1 | 8 | 1 | 2 | May – bay | Vần cách |
2 | 12 | 2 | 2 | Ra – sa | Vần cách |
3 | 16 | 2 | 2 | Chang – ngàn | Vần cách |
4 | 14 | 2 | 2 | Năm – nằm
Mười – cười |
Vần cách |
5 | 6 | 1 | 2 | Trưa – mưa | Vần sát |
6 | 8 | 1 | 4 | Phân – cần | Vần cách |
7 | 6 | 1 | 2 | Dưa – mưa | Vần sát |
8 | 10 | 1 | 2 | Năm – tằm | Vần cách |
9 | 5 | 1 | 1 | Sống – đống | Vần cách |
10 | 6 | 1 | 2 | Sạch – rách | Vần sát |
11 | 6 | 1 | 1 | Thầy – mày | Vần cách |
12 | 6 | 1 | 1 | Thầy – tày | Vần cách |
13 | 7 | 1 | 1 | Nghề – nề | Vần cách |
14 | 6 | 1 | 1 | (không gieo vần) | |
15 | 14 | 2 | 2 | Non – hòn | Vần cách |
3. Nội dung ý nghĩa của các câu tục ngữ
Câu tục ngữ | Nội dung ý nghĩa |
1 | Kinh nghiệm nhìn thời tiết dự báo bão: vào những thời điểm có gió heo may, có chuồn chuồn bay có thể có bão. |
2 | Kinh nghiệm thời tiết: kiến cánh bay rất nhiều như vỡ tổ thì trờ sắp có mưa bão. |
3 | Kinh nghiệm thời tiết: nếu mây kéo về phía biển thì trời sẽ nắng to, còn nếu mây kéo về phía núi thì trời sẽ mưa rất nhiều. |
4 | Kinh nghiệm về thời gian ngày và đêm trong từng thời điểm: tháng Năm thuộc mùa hè, thời gian ban ngày nhiều, ban đêm ngắn; tháng Mười mùa đông, thời gian ban ngày ngắn, thời gian ban đêm nhiều hơn. |
5 | Kinh nghiệm nhìn thời gian trong ngày: với những ngày trời nắng, ánh mặt trời gay gắt, thời gian trưa đến nhanh; vào những ngày trời mưa, mây che mặt trời nên trời nhanh tối. |
6 | Kinh nghiệm trồng trọt: xác định vai trò của các yếu tố đối với sản xuất nông nghiệp, quan trọng nhất là nước tưới tiêu, thứ hai là phân bón, thứ ba là công sức lao động, thứ tư là giống. |
7 | Kinh nghiệm trồng trọt: nắng sẽ giúp dưa phát triển tốt, bội thu; còn mưa giúp cây lúa phát triển. |
8 | Câu tục ngữ này có thể hiểu theo hai nghĩa:
– Làm ruộng ba năm cũng không vất vả bằng chăm một lứa tằm. – Thu hoạch từ làm ruộng ba năm cũng không bằng thu hoạch một lứa tằm. |
9 | Đề cao vai trò của con người hơn tất cả mọi thứ vật chất, dù đó có là vàng – vật chất có giá trị cao nhất trong quan niệm xưa. |
10 | Giáo dục con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào như nghèo khó, vất vả cũng phải giữ phẩm chất tốt đẹp, trong sáng. |
11 | Đề cao vai trò của người thầy, người thầy là vô cùng quan trọng đối với sự hiểu biết, trưởng thành của mỗi người. |
12 | Đề cao vai trò của việc học hỏi từ bạn bè. |
13 | Trong bất cứ công việc, ngành nghề nào, muốn giỏi, hoàn thiện thì phải không ngừng học hỏi. |
14 | Khi được hưởng thành quả phải biết ghi nhớ công lao, biết ơn người đưa đến thành quả ấy. |
15 | Một mình đơn lẻ sẽ khó làm nên việc lớn, chỉ khi đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để đạt đến thành công. |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Bài tập về thành ngữ: xác định thành ngữ và thành phần trong cấu tạo câu; biện pháp tu từ trong thành ngữ; đặt câu có thành ngữ.
2. Bài tập về tục ngữ: xác định biện pháp tu từ trong tục ngữ; xác định ý nghĩa của tục ngữ.
3. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ.
VIẾT
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | |||||||||
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
|
– Xác định đề tài
– Thu tập tư liệu:
|
||||||||
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý | – Tìm ý:
|
||||||||
Bước 3: Viết bài | Dựa vào dàn ý viết bài văn hoàn chỉnh | ||||||||
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm | – Xem lại và chỉnh sửa
– Rút kinh nghiệm |
NÓI VÀ NGHE
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng ý kiến khác biệt.
Quy trình trao đổi ý kiến | |||||||||||||
Bước 1: Chuẩn bị | – Chuẩn bị nội dung trao đổi
– Chuẩn bị cách trao đổi |
||||||||||||
Bước 2:
Trao đổi |
– Trình bày ý kiến
– Tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người khác, bảo vệ ý kiến của mình |