Bài 9. TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG
MỤC TIÊU
|
TRI THỨC NGỮ VĂN
– Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả.
– Đặc điểm truyện khoa học viễn tưởng:
+ Đề tài: đa dạng, phong phú, thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh,…
+ Cốt truyện: được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.
+ Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.
+ Sự kiện: trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,…).
+ Nhân vật: trong truyện thường có các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.
+ Không gian và thời gian: mang tính giả định như thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại, tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển.
– Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ: bổ sung cho chủ ngữ, vị ngữ, các thành phần phụ như trạng ngữ các cụm từ nhằm làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn.
Văn bản 1: DÒNG “SÔNG ĐEN” (Giuyn Véc-nơ)
1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1.1. Tác giả Giuyn Véc-nơ
– Giuyn Véc-nơ (tên đầy đủ là Jules Gabriel Verne, thường được gọi là Jules Verne, 8/2/1828 – 24/3/1905) là nhà văn nổi tiếng người Pháp, người đi tiên phong trong thể loại văn học khoa học viễn tưởng và được coi là “cha đẻ” của thể loại này.
– Các tác phẩm: Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),…
– Giuyn Véc nơ đã viết về những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước cả khi những phương tiện này được phát minh ra.
– Giuyn Véc-nơ là nhà văn có số lượng tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới. Bên cạnh đó, tác phẩm của ông cũng nhiều lần được chuyển thể thành phim.
1.2. Tác phẩm
– Hai vạn dặm dưới đáy biển xuất bản lần đầu tháng 3/1869 đến 6/1870 trên tạp chí định kì ở Pháp. Ngay lập tức tác phẩm gây được tiếng vang, được đánh giá cao.
– Cuốn sách được xem là một trong những tiểu thuyết mạo hiểm xuất sắc và là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của Giuyn Véc-nơ.
– Truyện kể về 3 nhân vật: Giáo sư A-rô-nác, anh trợ việc Công-xây và Nét-len – một thợ săn cá voi người Ca-na-đa – cùng xuất hiện trên con tàu Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô.
– Tàu Nau-ti-luýt có hình dáng cá voi, có thể lặn xuống đáy biển rất nhanh, ở lại rất lâu, cũng có thể nổi lên mặt nước với vận tốc khủng khiếp để tiếp thêm không khí.
– Thuyền trưởng Nê-mô là một người bí hiểm nhưng rất tài giỏi, hiểu rộng, biết nhiều ngoại gnữ, có thư viện đến 20 ngàn cuốn sách quý, phòng trưng bày tranh của chính ông vẽ, biết chơi pi-a-nô, nấu những món ăn độc đáo. Con tàu Nau-ti-luýt cũng do chính ông phát minh ra.
– Tóm tắt: Câu chuyện bắt đầu vào năm 1866. Tin tức lan truyền về một con quái vật biển có khả năng đâm thủng vỏ tàu bằng thép, có kích thước khổng lồ và tốc độ di chuyển nhanh đã gây ra nỗi hoang mang vì mất an toàn hàng hải. Giáo sư A-rôn-nác – người nghiên cứu về sinh vật học cùng cộng sự Công-xây nhận lời mời tham gia đoàn thám hiểm của tàu Lin-côn để truy tìm quái vật biển. Đi cùng chuyến thám hiểm còn có Nét Len, một thợ săn cá voi.
Tàu Lin-côn đụng độ con quái vật, bị nó đâm chìm, Giáo sư A-rôn-nac cùng Công-xây, Nét Len bị rơi xuống biển trong đêm tối, được tàu Nau-ti luýt cứu. Họ nhận ra con quái vật biển trong lời đồn thực ra là tàu ngầm hiện đại chạy bằng điện Nau-ti-luýt, thuyền trưởng bí ẩn của nó là Nê-mô. Sống trong con tàu Nau-ti-luýt, giáo sư A-rôn-nác trải nghiệm cuộc sống kì thú dưới lòng đại dương, thấy được lục địa Át-lan-tích đã biến mất, mỏ than đá, những viên đá quý cùng hàng ngàn bãi san hô tuyệt đẹp,… Tuy nhiên, những điều đó chỉ hấp dẫn với giáo sư, còn Nét Len thì luôn mong muốn tìm mọi cách trở về đất liền. Trong một chuyến đi, tàu Nau-ti-luýt đã lọt vào một vùng nước xoáy, ba người nhân cơ hội đó mà bỏ trốn. Cả ba đã được cứu sống và họ không biết số phận của tàu Nau-ti-luýt và thuyền trưởng Nê-mô sẽ ra sao.
– Văn bản Dòng “sông Đen” là phần trích chương 14 của tác phẩm, kể về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới đáy biển của con tàu Nau-ti-luýt.
– Tên 47 chương của tác phẩm:
2. Đề tài, tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản
Yếu tố | Thể hiện trong văn bản Dòng “sông đen” |
Đề tài | Khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương |
Tình huống | Ba nhân vật (giáo sư A-rôn-nác, Công-xây, Nét Len) rơi vào con tàu Nau-ti-lớtx hiện đại, có vị thuyền trưởng Nê-mô tài giỏi nhưng bí ẩn, họ không biết điều gì đang đợi mình ở hành trình phía trước. |
Nhân vật | Giáo sư A-rôn-nác: Giáo sư sinh vật học.
Công-xây: cộng sự của giáo sư A-rô-nắc. Nét Len: thợ săn cá voi người Ca-na-da. Nê-mô: thuyền trưởng tàu Nau-ti-lớtx, chỉ xuất hiện gián tiếp trong đoạn đối thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len. |
Thời gian | Từ trưa đến 5 giờ chiều, khoảng thời gian này có ánh sáng tự nhiên giúp các nhân vật khám phá vẻ đẹp của đại dương. |
Không gian | Dưới đáy đại dương với nhiều cảnh đẹp tựa thế giới thần tiên mà lần đầu tiên trong đời các nhân vật được chiêm ngưỡng. |
3. Các sự kiện chính xảy ra với giáo sư A-rô-nắc được nói tới trong văn bản
– Kết thúc cuộc nói chuyện với thuyền trưởng Nê-mô, giáo sư suy nghĩ về cách tiếp đón lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo của thuyền trưởng có vẻ bí hiểm.
– Tìm trên bản đồ và xác định tài Nau-ti-lớtx đang chạy theo hải lưu có cái tên Nhật Bạn là Cư-rô-xi-ô, có nghĩa là “sông Đen”.
– Nói chuyện với Nét Len về thuyền trưởng Nê-mô, về việc ở lại hay trốn khỏi con tàu Nau-ti-lớtx.
– Tận mắt chứng kiến khung cảnh kì diệu dưới đáy đại dương khi con tàu Nau-ti-lớtx đi vào dòng sông Đen.
4. Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô
Nhân vật Nê-mô | Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê-mô | – Lịch sự cáo từ A-rô-nắc trước khi đi ra.
– Đón tiếp ba vị khách bất ngờ một cách lạnh lùng nhưng chu đáo. – Chưa lần nào bắt tay và đưa tay cho giáo sư A-rô-nắc bắt. – Dọn sẵn bữa ăn trên bàn cho giáo sư A-rô-nắc. |
Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô | – Băn khoăn, suy nghĩ về sự đón tiếp tuy lạnh lùng mà vẫn chu đáo của Nê-mô.
– Đánh giá cao tài năng chế tạo tàu ngầm của Nê-mô. – Cho rằng tàu Nau-ti-lớtx của Nê-mô là kì quan hiện đại. |
Thái độ của Nét Len về Nê-mô | – Nghi ngờ, không tin tưởng, khó chịu khi ở trên con tàu của Nê-mô, hỏi A-rô-nắc về lai lịch của Nê-mô, cho rằng ở trong con tàu như ngục tù bằng sắt.
– Chống đối, cho rằng ở trên tàu Nau-ti-lớtx sẽ không an toàn, có ý định chiếm đoạt tàu Nau-ti-lớtx. |
Văn bản 2: XƯỞNG SÔ-CÔ-LA (Rô-a Đan)
1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1.1. Tác giả
– Rô-a Đan (Roald Dahl, 13/9/1916 – 23/11/1990) là một tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ, kịch tác gia,… người Anh.
– Ngoài là một nhà văn, Rô-a Đan đồng thời là một phi công, một nhà sử học chuyên về lịch sử sô-cô-la và một nhà phát minh trong lĩnh vực y học.
– Ông nổi tiếng từ những năm 1940 với các tác phẩm viết cho cả trẻ em và người lớn, trở thành một trong những tác giả có sách bán chạy nhất thế giới.
– Ông được gọi là “một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất cho trẻ em của thế kỉ 20”.
– Ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn của thế giới, năm 2008, The Times đặt ông thứ 16 trong danh sách “50 nhà văn vĩ đại nhất của Anh kể từ năm 1945”.
– Các tác phẩm nổi tiếng: Charlie và nhà máy sô-cô-la, Sophie và tên khổng lồ, Thần dược của George, Bác Fox tuyệt vời,…
1.2. Tác phẩm
– Tác phẩm Charlie và nhà máy sô-cô-la được xuất bản lần đầu tại Mĩ năm 1964 và tại Anh năm 1967. Cuốn sách đã được chuyển thể thành hai phim điện ảnh lớn vào năm 1971 và 2005.
– Tiểu thuyết được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của Rô-a Đan tại những công ty sô-cô-la khi ông còn đi học.
– Tóm tắt: Sác-li Bớc-kịt là cậu bé mê kẹo sô-cô-la, sống vơi bố mẹ và ông bà nội, ngoại. Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn nhưng luôn tràn ngập tình yêu thương. Niềm vui lớn nhất mỗi ngày của Sác-li là sang phòng ông nội Châu kể chuyện về nhà máy sô-cô-la bí ẩn của ông Quiu-li Quơn-cơ.
Một hôm, bố của Sác-li mang về nhà tờ báo đăng thông tin ông Quơn-cơ sẽ mở cửa nhà máy một ngày để đón năm em nhỏ vào thăm. Người may mắn phải có trong tay tấm vé vàng được giấu trong các thanh kẹo sô-cô-la, Sác-li đã tìm thấy chiếc vé vàng thứ năm. Sác-li cùng bốn bạn nhỏ được ông Quơn-cơ dẫn đi tham quan nhà máy. Sác-li được chứng kiến được bao nhiêu điều kì diệu, thú vị bên trong nhà máy sô-cô-la như: dòng sông sô-cô-la khổng lồ cùng con thác để nhào trộn sô-cô-la, các sản phẩm kẹo kì lạ, những người công nhân Umpơ-Lumpơ tí hon thích ca hát.
Những đứa trẻ đồng hành cùng Sác-li lần lượt bị buộc dừng chuyến tham quan vì quậy phá, nghịch ngợm, bỏ qua các lời cảnh báo của ông Quơn-cơ. Cuối cùng, khi chỉ còn Sác-li, ông Quiu-li Quơn-cơ chúc mừng cậu vì đã “giành được” nhà máy. Ông tiết lộ lí do mời các bạn nhỏ đến tham quan nhà máy là để tìm người thừa kế.
– Văn bản Xưởng sô-cô-la là phần trích chương 15 của truyện Charlie và nhà máy sô-cô-la, kể lại hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn. Mọi người đã được tham quan nhà máy với biết bao nhiêu điều kì diệu như: dòng sông sô-cô-la khổng lồ và con thác nhào sô-cô-la, những hoa cỏ kì lạ, những sản phẩm kẹo kì lạ, những người công nhân tí hon Umpơ-Lumpơ. Chuyến đi đã đem đến cho mọi người nhiều bất ngờ và niềm vui.
2. Các sự việc có tính chất giả tưởng
– Dòng sông sô-cô-la khổng lồ và con thác nhào sô-cô-la.
– Các loại cỏ, hoa kì lạ, vừa trồng để làm đẹp nhà máy, vừa ăn được, có vị đường mềm, vị bạc hà rất thơm ngon.
– Các sản phẩm kẹo kì lạ.
– Những người công nhân tí hon Umpơ-Lumpơ.
3. Ông Quơn-cơ – kiểu nhân vật truyện khoa học viễn tưởng
Ông Quơn-cơ là người có khả năng phi thường có thể tạo ra những điều kì diệu. Ông tạo ra một xưởng sản xuất sô-cô-la nhưng là một xưởng “kì lạ biết bao”:
– Thung lũng và dòng sông:
+ một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên;
+ ở đáy thung lũng, cuộn chảy một dòng sông nâu.
– Con thác:
+ giữa chừng luồng chảy của con sông, có một con thác lớn – trên đỉnh một vách đá dựng đứng, nước cuồn cuộn trải thành một tấm màn rồi ào ào trút xuống thành một xoáy nước sôi sục đầy tia và bọt trắng xoá.
– Những đường ống:
+ bên dưới con thác là một mớ những đường ống thuỷ tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông; hút cái thứ nước bùn nâu từ dòng sông lên và chở nó đi;
+ chất lỏng ấy chảy và sủi bọt trong đó; và trên cái nền của tiếng thác đó, nghe tiếng ục-ục-ục không dứt.
+ Cảnh hai bên bờ sông:
+ cây cối mọc nom thật đẹp mắt: liễu, trắc và những bụi đỗ quyên cao, với từng chùm hoa các màu đỏ, hồng, tím và nhạt.
+ hàng ngàn cây mao lương hoa vàng đua sắc được làm bằng một loại đường mềm.
+ Điều đặc biệt là những cây này đều ăn được.
=> Thế giới mà ông Quơn-cơ tạo ra là một thế giới kì diệu mà các nhân vật đều vô cùng kinh ngạc, sung sướng được nhìn thấy.
Đặc biệt, ông Quơn-cơ rất ý thức, tự hào về sản phẩm kì diệu, độc đáo của mình:
– Khi giới thiệu với mọi người, ông thể hiện sự tự hào, hãnh diện, coi xưởng sô-cô-la là trung tâm thần kinh, trái tim của nhà máy.
– Ông khẳng định việc ông coi trọng thẩm mĩ nên nhất định phải làm cho xưởng sản xuất sô-cô-la phải đẹp.
– Ông nhắc nhở mọi người đừng quá phấn khích.
Văn bản 3: ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM VŨ TRỤ (Trích Thiên Mã – Hà Thuỷ Nguyên) [Ngữ văn 7, tập hai, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống]
1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1.1. Tác giả
– Hà Thuỷ Nguyên tên thật là Nguyễn Thị Phương Thảo, là một nhà văn, biên kịch, sinh năm 1986.
– Chị là người sáng lập và quản lí Book Hunter Club – một nhóm hỗ trợ và trao đổi về học thuật và sáng tạo.
– Hà Thuỷ Nguyên viết văn từ sớm. Năm 16 tuổi, chị đã xuất bản tiểu thuyết dày 1.000 trang tên là Điệu nhạc trần gian, sau đó là các tác phẩm Cầm Thư Quán, Thiên Mã, Bên kia cánh cửa.
– Hà Thuỷ Nguyên viết kịch bản các phim: Vòng nguyệt quế, Blog nàng dâu, Rubic tình yêu, Nếp nhà,…
1.2. Tác phẩm
– Thiên Mã là một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng pha trộn với các yếu tố huyền bí. Câu chuyện được kể qua cái nhìn của một cô gái đang ở tuổi mới lớn. Các nhân vật được gọi theo đặc điểm. Linh vật của truyện là một con thiên mã, là nhân vật duy nhất có tên là Thần Thoại, được lai tạo theo công nghệ gen của nhân vật Thần Đồng. Thần Thoại đã chở “tôi” và Thần Đồng tham gia vào một cuộc phiêu lưu đến các công trình cổ của các nền văn minh trên thế giới như: đền thờ Delphi, Kim Tự Tháp Ai Cập, sa mạc Gobi, thành phố Atlantic chìm dưới đáy biển.
– Ở Việt Nam, vốn không có nhiều các tác phẩm khoa học viễn tưởng, lại có sự kết hợp với yếu tố huyền bí nên Thiên Mã được đánh giá là tác phẩm đặc sắc, hấp dẫn người đọc.
3. Không gian viễn tưởng, các nhân vật và các sự việc chính
– Bố cục: 3 phần.
Phần 1 (từ đầu đến Thần Đồng bặm môi suy tính): Thăm bảo tàng.
Phần 2 (tiếp theo đến Không gian trung tâm của vũ trụ): Bước nhảy không gian tới cái rốn của vũ trụ.
Phần 3 (phần còn lại): Không gian kì diệu của rừng cổ sinh.
– Các nhân vật:
+ Cô bé – người kể chuyện ngôi thứ nhất,
+ Cậu bé Thần Đồng,
+ Con ngựa Thần Thoại,
+ Chuồn chuồn khổng lồ,
+ Khủng long Spi-nô-sô-rớt Ê-gip-ti-cớt,
+ Voi ma mút,
+ Người cá.
– Không gian viễn tưởng:
+ Không gian thánh địa Hy Lạp, nơi có đền thờ các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
+ Không gian Tâm Vũ Trụ – nơi có những loài động vật và thực vật khổng lồ, kì dị.
– Tóm tắt các sự việc chính:
4. Mối liên hệ với tác phẩm của Giuyn Véc-nơ
– Các nhân vật trong Thiên Mã đi vào Tâm Trái Đất. Nhà văn Giuyn Véc-nơ cũng đã miêu tả về Tâm Trái Đất như sau: là một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến đi khỏi mặt đất như: những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long từ thời tiền sử, những con chim điện quý hiếm.
– Tâm Trái Đất chính là Tâm Vũ Trụ. Bởi như nhân vật Thần Đồng nói thì Tâm Trái Đất chỉ có khoáng chất, không có sinh vật sống. Tâm Vũ Trụ mà hai bạn nhỏ khám phá ra là nơi có sự sống của các loài động vật, thực vật kì lạ.
– Phát hiện của nhân vật Thần Đồng về mối quan hệ giữa Tâm Trái Đất như Giuyn Véc-nơ miêu tả trong tác phẩm của ông với Tâm Vũ Trụ mà cậu bé được tận mắt chứng kiến là một “đối thoại” của “người đọc” với nhà văn. Vì thế, truyện khoa học viễn tưởng không chỉ dẫn người đọc vào những cuộc phiêu lưu kì thú mà còn thôi thúc niềm đam mê khám phá ở người đọc, cho người đọc tự trải nghiệm những điều kì diệu của cuộc sống.
5. Một số ý kiến đánh giá về tác phẩm Thiên Mã
– Báo Lao động: “Thiên Mã” như một hành trình không giới hạn của trí tưởng tượng tuổi thơi, không chỉ mang lại kiến thức về lịch sử, văn hoá, mà còn là lời nhắn nhủ về sự dấn thân theo đuổi ước mơ của người trẻ tuổi.
– Nhà báo Phan Thế Hải: Viết về đề tài khoa học viễn tưởng, nhưng “Thiên Mã” có rất nhiều những câu văn đẹp, làm rung động cả những con tim phong trần. Sự hồn nhiên, sinh động của câu chuyện đã hấp dẫn những người khó tính nhất, kể cả với ai tự cho mình là kẻ hiểu đời vẫn phải ngỡ ngàng.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Bài tập về mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
2. Bài tập xác định các thành phần chính và trạng ngữ trong câu.
3. Bài tập về các biện pháp tu từ.
VIẾT
Quy trình viết đoạn văn tóm tắt văn bản.
Bước 1. Chuẩn bị trước khi viết | – Xác định đề tài
– Thu thập tư liệu |
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý | – Tìm ý
– Lập dàn ý: sắp xếp các sự kiện chính/ các ý tìm được theo một trình tự hợp lí. + Với văn bản truyện:
Cách 1:
|
Bước 3. Viết đoạn | Dựa vào dàn ý viết đoạn văn hoàn chỉnh. |
Bước 4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm | – Xem lại và chỉnh sửa
– Rút kinh nghiệm |
NÓI VÀ NGHE
Quy trình thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.
Bước 1. Chuẩn bị | – Thành lập nhóm và phân công công việc.
– Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. – Thống nhất mục tiêu và thời gian thảo luận. |
||||||||||||||||||
Bước 2. Thảo luận | – Trình bày ý kiến
Cách ghi chép khi nghe trình bày ý kiến:
– Phản hồi các ý kiến Cách ghi chép các ý kiến đồng tình, phản bác:
– Thống nhất ý kiến |