Bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh hè năm 2021, Bài thu hoạch bồi dưỡng chính trị và kiến thức QP AN hè 2021
![[Mẫu] bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh hè năm 2021 - 2022 2 bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng - an ninh hè năm 2021 - 2022](https://blogtailieu.com/wp-content/uploads/2021/08/225070144_559892278692246_3785206304321007790_n.jpg)
[Mẫu] bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh hè năm 2021
[Mẫu] bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng – an ninh hè năm 2021 – 2022, đáp án bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng – an ninh hè năm 2021 – 2022
Tải xuống: Click vào đây
[Câu hỏi] bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh hè năm 2021 2022
Bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh hè năm 2021 – 2022 Huyện Nậm Nhùn
Căn cứ Quyết định số 458–QĐ/HU, ngày 28/7/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng – an ninh hè năm 2021;
Xét đề nghị của Tổ ra đề bài thu hoạch bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng – an ninh hè năm 2021;
Ban Chỉ đạo ban hành câu hỏi viết bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng – an ninh hè năm 2021 như sau:
Câu hỏi bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh hè năm 2021 2022
Câu 1 (4 điểm):
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, 2045 và nội dung cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người như thế nào. Đồng chí hãy kiến nghị với cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay?.
Câu 2 (2 điểm):
Trình bày các giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc?.
Câu 3 (4 điểm):
Trình bày khái niệm chiến lược “Diễn biến hòa bình”; mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống “Diễn biến hòa bình và phương thức đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực chủ yếu. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị ở địa phương, đơn vị nơi công tác?
[trả lời câu hỏi] bài thu Bồi dưỡng chính trị hè năm 2021 2022
Bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh hè năm 2021 – 2022 Huyện Nậm Nhùn
Câu 1 (4 điểm):
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, 2045 và nội dung cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người như thế nào. Đồng chí hãy kiến nghị với cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay?.
Trả lời:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, 2045 và nội dung cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người như thế nào
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
————-
Nội dung cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người
- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao;
- ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo;
- khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu (liên hệ bám sát 5 nội dung này)
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025
(1). Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên đạt trên 85%; 100% trường
được bố trí giáo viên cơ bản đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục phổ thông mới; 100% trường tiểu học có giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học; 100% trường có học sinh bán trú được hỗ trợ kinh phí thuê nhân viên nấu ăn.
(2). Chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh
– Giáo dục Mầm non: Duy trì huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt từ 22% trở lên,
trẻ 3-5 tuổi đạt từ 98% trở lên; tổ chức cho 100% trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo ăn bán trú tại trường.
– Giáo dục Tiểu học: Duy trì tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt từ 99% trở lên; duy trì việc đưa học sinh lớp 3, 4, 5 ở các điểm 3 trường lẻ về học tại điểm trường trung tâm đạt từ 86% trở lên; 100% trường tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày; trên 99% học sinh đạt kết quả giáo dục từ hoàn thành trở lên (trong đó hoàn thành tốt trở lên đạt trên 50%); trên 99% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 100% trường tiểu học triển khai dạy học ngoại ngữ cho học sinh từ lớp 3.
– Giáo dục Trung học cơ sở: Duy trì huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt 95%; trên 99% số học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên (trong đó khá, tốt 95%); học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt trên 95% (trong đó khá, giỏi trên 35%); duy trì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt từ 99% trở lên.
– Giáo dục Trung học phổ thông: Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT đạt 100% (theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao); 99% số học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên (trong đó khá, tốt 95%); học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 97% (trong đó khá, giỏi 40%); tỷ tệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt từ 98% trở lên.
(3). Cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo cho việc dạy, học: Tập trung đầu tư xây dựng phòng học còn thiếu tại các điểm trường trung tâm, hệ thống phòng chức năng, nhà bếp, phòng ăn, công trình nước sạch, nhà vệ sinh, xóa phòng học tạm đã xuống cấp; đáp ứng được trên 80% nhu cầu phòng ở cho học sinh bán trú; tỷ lệ trường học được xây dựng kiên cố đạt 100%.
(4). Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục: 58/58 xã đặc biệt khó khăn giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó có 56 xã đạt chuẩn mức độ 3; giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó có 56 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
(5). Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Phấn đấu đến năm 2025 có 70 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: cấp mầm non 23 trường, cấp tiểu học 23 trường, cấp trung học cơ sở 23 trường, cấp trung học phổ thông 01 trường.
Đồng chí hãy kiến nghị với cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay?. (gợi ý)
(1). Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
(2). Chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh
(3). Cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo cho việc dạy, học.
(4). Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục.
(5). Xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Câu 2 (2 điểm):
Trình bày các giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc?.
Trả lời:
HỌC VÀ LÀM THEO BÁC, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới đi vào chiều sâu, chất lượng, thiết thực, cần tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên, cần thực hiện đồng bộ 8 giải pháp chủ yếu sau:
Một là, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Học tập và làm theo Bác để Đảng ta và mỗi đảng viên xứng đáng với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam và sự tin cậy của nhân dân.
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị . Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, nhằm lan tỏa, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và tự giác thực hiện bổn phận, trách nhiệm của bản thân, gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhân dân, “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”, thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội. Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động “Toàn Đảng, toàn dân khơi dậy khát vọng phát triển đất nước”, với quyết tâm “sánh vai với các cường quốc” như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bốn là, nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, trước hết là các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo phương châm cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, khẳng định vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, gương mẫu “trên trước, dưới sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây dựng ý chí, khát vọng phát triển của bản thân và của cơ quan, đơn vị. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương sáng, hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng, toàn Đảng ta sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đây là điều kiện tiên quyết để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong Đảng và xã hội.
Năm là, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, mất đoàn kết nội bộ, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.
Sáu là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng. Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.
Bảy là, nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị. Chủ động thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đúng định hướng chính trị để cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tám là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước,
bảo đảm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thực chất. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện nêu gương./.
Câu 3 (4 điểm):
Trình bày khái niệm chiến lược “Diễn biến hòa bình”; mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống “Diễn biến hòa bình và phương thức đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực chủ yếu. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị ở địa phương, đơn vị nơi công tác?
Trả lời:
Khái niệm về chiến lược “Diễn biến hòa bình”
Khái niệm về chiến lược “Diễn biến hòa bình”
“Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị – xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự”.
– “Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành; nhằm lật đổ chế độ chính trị – xã hội của các nước độc lập, tự chủ, tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự.
Mục tiêu, đối tượng, nội dung, thủ đoạn chủ yếu của chiến lược “Diễn biến hòa bình”
* Mục tiêu
Xóa bỏ các nước XHCN trên toàn thế giới, chống phá phong trào ĐLDT và tiến bộ xã hội của các nước; thiết lập trật tự thế giới mới do CNĐQ chi phối và lãnh đạo. (Đây là mục tiêu xuyên suốt cũng là mục tiêu cuối cùng, cao nhất của CNĐQ và các thế lực thù địch)
* Đối tượng của chiến lược “DBHB”
– Trong những năm 80 của thế kỷ XX, đối tượng chủ yếu là Liên xô và các nước XHCN ở Đông Âu.
– Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội, luôn coi Việt Nam là một trọng điểm chống phá. Mục tiêu là xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của chúng.
* Nội dung chống phá
– Chống phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: CT, KT, VH, KH, QS…
Lấy chống phá chính trị, tư tưởng, văn hóa là trung tâm, khâu đột phá; lấy kinh tế làm mũi nhọn; lấy dân tộc vấn đề dân tộc và tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao hỗ trợ hậu thuẫn, lấy quân sự để răn đe và sẵn sàng khi có điều kiện thời cơ.
– Chúng đặc biệt coi trọng chống phá nội bộ ĐCS, chuyển hóa đội ngũ cán bộ cao cấp của đảng, nhà nước và thực hiện phi chính trị hóa quân đội và công an.
* Thủ đoạn tiến công
– Biện pháp chủ yếu là đánh mềm, đánh ngầm, đi sâu vào bên trong các nước XHCN, kết hợp chống phá công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
– Triệt để lợi dụng những yếu kém từ bên trong như tàn dư của chế độ cũ, những khuyết điểm, sai lầm trong cải tổ, đổi mới trong điều hành đất nước, lôi kéo những đảng viên thoái hóa biến chất ….
+++++++++++++++++++++
Mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”
a. Mục tiêu phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”
Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội và nền văn hóa.
Đại hội lần thứ XI, XII Đảng ta tiếp tục khẳng định: “…chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”
Vấn đề đặt ra trọng tâm trong chiến lược là phải giữ vững ổn định chính trị bảo đảm môi trường ổn định lâu dài cho sự nghiệp xây đất nước. Phải lấy việc nâng cao sức mạnh nội lực giữ vững ổn định chính trị làm nền tảng để đẩy mạnh sự nghiệp phát triển KT-XH củng cố quốc phòng, an ninh.
b) Nhiệm vụ phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”
– Chủ động tiến công địch trên mọi lĩnh vực. Không để xảy ra mất ổn định chính trị – xã hội bạo loạn và các tình huống phức tạp.
– Ngăn chặn và làm thất bại DBHB, BLLĐ trên cơ sở đó ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi ý đồ, răn đe, can thiệp vũ trang hoặc gây chiến tranh xâm lược.
– Bảo vệ tốt chính trị nội bộ. (Đảng; chính quyền và chế độ XHCN)
————————————
Liên hệ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong phòng chống diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
Là một đảng viên, giáo viên tôi tự nhận thấy mình cần phải thực hiện các việc làm sau để góp phần đầy lùi âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch:
+ Nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, đảng viên tốt cống hiến cho đất nước.
+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Tránh những cám dỗ vật chất mà các thế lực phản cách mạng sử dụng để dụ dỗ và để làm giảm lòng tin của chúng ta vào Đảng, cách mạng.
+ Phát hiện, góp phần đấu tranh, ngăn ngừa và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “DBHB” và bạo loạn lật đổ. Đặc biệt cần phải chú ý tới quá trình tự diễn biến bên trong, đây là một quá trình nguy hiểm mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Giữ vững sự ổn định tư tưởng chính trị của các cán bộ giáo viên trong nhà trường, phát huy tính đoàn kết trong tập thể.
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối XHCN.
+ Thường xuyên vận động tuyên truyền cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
+ Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và hành động thực tiễn về công tác dân
vận. Vận động người thân và học sinh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu có cơ hội lôi kéo làm suy yếu khả năng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của mình. Phát hiện tố cáo các hiện tượng tiêu cực và các hành vi làm nguy hại đến an ninh quốc gia, đoàn kết tốt với nhân dân địa phương nơi cơ quan cư trú.
Tải xuống: Click vào đây
(sẽ cập nhật xong 24h00 ngày 10/8/2021)
[Mẫu] bài thu Bồi dưỡng chính trị và kiến thức quốc phòng – an ninh hè năm 2021 – 2022