Đáp án tự luận modul 3 CBQL tiểu học, thcs. Blogtailieu.com chia sẻ Đáp án tự luận module 3 CBQL Cán bộ quản lí để các thầy cô tham khảo. Mọi đóng góp, ý kiến đóng góp vào phần bình luận phía dưới page. Mong rằng đáp án mô đun 3 CBQL sẽ giúp quý thầy cô sớm hoàn thành
Hướng dẫn học tập Đáp án tự luận modul 3 CBQL Nội dung khóa học Modul 3 CBQL tiểu học,thcs, thpt

1.. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và yêu cầu, nhiệm vụ …
1..1 Tìm hiểu về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục
1..2 Tìm hiểu yêu cầu, nhiệm vụ của HT trường TH trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đ …
Xem thêm : Câu hỏi Đáp án module 3 CBQL đại trà
1..3 Bài tập nội dung 1 (Tính vào công thức điểm)
Đáp án trắc nghiệm modul 3 CBQL
Đáp án tự luận modul 3 CBQL
2.. Quản trị tài chính trường Tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm …
2..1 Tìm hiểu CTGDPT 2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ trong trườn …
2..2 Tìm hiểu quản trị tài chính trường TH theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệ …
Xem thêm: Đáp án tự luận module 3 CBQL Nội dung 2
2..3 Bài tập nội dung 2 (Tính vào công thức điểm)
Đáp án trắc nghiệm modul 3 CBQL
Xem thêm : Câu hỏi Đáp án module 3 CBQL đại trà
3.. Hoạt động quản trị tài chính trường Tiểu học hướng tới kết quả giáo dục học sin … – Đáp án tự luận modul 3 CBQL
3..1 Lập kế hoạch tài chính trường Tiểu học để thực hiện CTGDPT 2018
3..2 Xây dựng và điều chỉnh QCCTNB thực hiện CTGDPT 2018
3..3 Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao thực hiện CTGDPT 2018
3..4 Tìm hiểu báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy …
3..5 Tìm hiểu nội dung huy động, sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác …
3..6 Tìm hiểu nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và công khai tài chính
Xem thêm: Đáp án tự luận modul 3 CBQL Nội dung 3
Blogtailieu.com share nội dung 3 module 3 cán bộ quản lí (cbql) tiểu học
3.1 Thầy/cô hãy cho biết những khó khăn trong quản lý việc lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm để thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở trường tiểu học? để giải quyết những vấn đề đó, người hiệu trưởng trường tiểu học cần có những biện pháp nào?
Việc lập dự toán thu – chi ngân sách hằng năm của trường tiểu học do kế toán thực
hiện theo biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của địa
phương. Dự toán thu – chi ngân sách trường tiểu học gửi qua phòng GD-ĐT để
trình đơn vị chủ quản phê duyệt trước khi thực hiện.
Để có cơ sở lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của trường
tiểu học thực hiện Chương trình GDPT 2018, trước hết nhà trường cần xây dựng kế
hoạch tài chính.
Những yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch tài chính trong trường tiểu học
- Kế hoạch tài chính của trường phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Kế hoạch tài chính của trường phải lập theo đúng mẫu biểu, đúng thời gian quy định của Bộ Tài chính, các cơ quan chức năng và theo đúng mục lục ngân sách.
- Kế hoạch tài chính phải đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa nguồn thu và các khoản chi, không chi vượt nguồn thu.
- Xây dựng kế hoạch tài chính phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường thực hiện CTGDPT 2018.
Kế hoạch tài chính nhằm giúp cho hiệu trưởng trường tiểu học xác định được nội dung các hoạt động, thời điểm thực hiện các hoạt động, sự phối hợp và huy động các lưc lượng về quản lý tài chính trong năm học của nhà trường.
Kế hoạch tài chính của trường tiểu học phải phản ánh các hoạt động của nhà trường, gắn các nhiệm vụ kế hoạch năm học với kế hoạch tài chính, nên kết nối để kế hoạch tài chính phải dựa trên kế hoạch năm học của từng trường, từng năm cụ thể. Các nhóm chi tương ứng với các nhiệm vụ năm học, đặc biệt quan tâm đến chi hoạt động chuyên môn cho các hoạt động triển khai thực hiện CTGDPT 2018, chi mua sắm, sửa chữa, cải tạo CSVC, thiết bị, công nghệ dạy học, giáo dục phục vụ triển khai CTGDPT 2018.
Blogtailieu.com share nội dung 3 module 3 cán bộ quản lí (cbql) tiểu học
3.2 Thầy/cô hãy chỉ ra những hoạt động cụ thể của trường tiểu học liên quan đến nguồn tài chính khi thực hiện Chương trình GDPT 2018?
- Lập dự toán thu, chi ngân sách;
- Xây dựng, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ;
- Quản lý thu chi;
- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán;
- Huy động và sử dụng các nguồn ngân sách hợp pháp;
- Kiểm tra tài chính;
Công khai tài chính. Blogtailieu.com share nội dung 3 module 3 cán bộ quản lí (cbql) tiểu học
3.3 Khi lập kế hoạch tài chính trường tiểu học để thực hiện Chương trình GDPT 2018 cần chú ý những nội dung nào?
- Xác định tổng nguồn thu của trường năm hiện tại;
- Xác định tổng nguồn thu của trường năm kế hoạch;
- Xác định tổng nhu cầu chi của trường năm kế hoạch (chủ yếu là khoản chi thường xuyên);
- Cân đối thu chi: thừa, thiếu theo từng nguồn chi;
- Các giải pháp, kiến nghị nếu cân đối thu không đủ chi.
Blogtailieu.com share nội dung 3 module 3 cán bộ quản lí (cbql) tiểu học
3.4 Đối với Quy chế chi tiêu nội bộ của trường thầy/cô cần có những nội dung cụ thể nào phải điều chỉnh, thay đổi khi thực hiện Chương trình GDPT 2018?
- Quy định các nguồn thu được dùng để khoán chi
– NSNN chi thường xuyên
– Các khoản thu phí và lệ phí dịch vụ
– Các khoản thu từ hoạt động giáo dục đào tạo
- Quy định các nội dung chi
– Tiền công chi trả cho hợp đồng giáo viên dạy các môn và hoạt động giáo dục theo
CTGDPT 2018
– Tiền lương và các khoản phụ cấp
– Dịch vụ công cộng
– Vật tư văn phòng
– Thông tin liên lạc
– Hội nghị
– Công tác phí
– Chi nghiệp vụ thường xuyên
– Chi công tác đào tạo bồi dưỡng xây dựng nâng
cao năng lực đội ngũ CBQL,GV theo yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.
– Chi mua sắm thiết bị phục vụ cho CTGDPT 2018
3.5 Theo trường hợp nghiên cứu 2: Công tác quản lý thu, chi ngân sách tại trường TIỂU HỌC X, thầy/cô hãy chỉ ra những khoản nào trường tiểu học X thu đúng quy định? những khoản nào thu không đúng quy định?
Các khoản thu Nhà nước có quy định mang tính chất bắt buộc
Theo quy định của Bộ GDĐT, nhà trường được phép thu:
– Học phí (đối với các trường TH công lập miễn học phí);
– Tiền dạy học thêm trong quy định;
– Thu hộ Bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế.
Những khoản nào thu không đúng quy định
1) Bảo vệ CSVC của nhà trường, Bảo đảm an ninh nhà trường;
2) Trông coi phương tiện tham gia giao thông của HS;
3) Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
4) Khen thưởng CBQL, GV, nhân viên nhà trường;
5) Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho CBQL, GV và nhân viên nhà trường;
6) Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;
7) Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Sở cũng yêu cầu, tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ HS để thu các khoản thu ngoài quy định.
3.6 Những căn cứ pháp lý để huy động, sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp ở trường tiểu học khi thực hiện Chương trình GDPT 2018?
(1) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu giải pháp “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo”, trong đó đã nêu:
– Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp HS nghèo học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
– Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường. Từng bước hiện đại hóa CSVC – kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng CNTT.
(2) Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/ 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
(3) Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
(4) Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
(5) Các văn bản hướng dẫn và quy định của các cấp quản lý chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, tài chính…
3.7 Để huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn thu phí và nguồn thu hợp pháp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động trong trường tiểu học cần có những biện pháp nào?
– Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường để có sự đồng thuận về thực hiện xã hội hóa giáo dục và huy động nguồn lực tài chính phục vụ đổi mới giáo dục và tổ chức dạy học cả ngày.
– Xây dựng kế hoạch vận động
Từ đầu kỳ kế hoạch (năm học, ngắn hạn, dài hạn), xây dựng kế hoạch vận động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính phục vụ phát triển nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung huy động nguồn lực tài chính cho hai nhiệm vụ: thực hiện chương trình giáo dục TH 2018 và tổ chức dạy học cả ngày hoặc hai buổi.
Nội dung kế hoạch cần thể hiện được:
- Mục đích: Nêu rõ mục đích thực hiện nhiệm vụ gì của nhà trường
- Các căn cứ:
– Căn cứ pháp lý: các văn bản, các quy định về quản lý tài chính, về thu chi trong giáo dục của các cấp quản lý, trong đó phải kể đến quy định của địa phương (UBND tỉnh, thành phố…)
– Căn cứ thực tiễn của địa phương: Tình hình kinh tế- xã hội của địa phương; nhu cầu, yêu cầu, nguyện vọng của lãnh đạo địa phương, của cha mẹ HS; yêu cầu về đổi mới giáo dục, về nâng cao chất lượng giáo dục, về tổ chức dạy học cả ngày…
– Căn cứ tình hình của nhà trường: Về nguồn lực tài chính, về CSVC, về địa điểm trường đóng…
- Nội dung huy động: Nguồn lực huy động: tài chính, CSVC, thiết bị dạy học, các đóng góp khác (ý tưởng, năng lực, kĩ năng…).
. Kết quả huy động: Dự kiến kết quả huy động được về tài chính, CSVC, thiết bị giáo dục, các đóng góp khác.
. Đối tượng huy động
- Lực lượng tham gia huy động
- Cách thức, phương pháp huy động: nêu rõ sự đồng thuận hoặc sự ủng hộ của các lực lượng tham gia huy động như: chính quyền địa phương, Hội cha mẹ HS; việc niêm yết, thông báo công khai mức độ huy động và cách thức huy động,v.v…để tránh tình trạng bị phản đối trong huy động.
- Thời gian huy động
- Thực hiện nhiệm vụ tham mưu:
– Đối với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
– Đối với các cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp
– Với Hội đồng giáo dục địa phương
Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, các nhà tài trợ… để tranh thủ sự giúp đỡ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân
Tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để tạo lòng tin của xã hội và các nhà tài trợ.
Xây dựng được “thương hiệu”, giới thiệu được các hình ảnh, các kết quả giáo dục của nhà trường để tạo được tín nhiệm của xã hội.
3.8 Mục đích kiểm tra hoạt động tài chính trường tiểu học để làm gì?
Đánh giá tình hình triển khai chấp hành kế hoạch tài chính hằng năm của nhà trường theo quy định của pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của nhà trường.
Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, quỹ thưởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong nhà trường.
Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán trong nhà trường.
Kịp thời điều chỉnh kế hoạch dự toán, tiến độ cấp NSNN và các nguồn thu, các khoản chi phù hợp thực tế.
3.9 Nội dung kiểm tra họat động tài chính trường tiểu học?
Đối với các cơ sở giáo dục công lập: công khai tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị kế hoạch tài chính, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị kế hoạch tài chính, tổ chức được NSNN hỗ trợ. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về công khai quản lý tài chính.
Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập: công khai tình hình hoạt động tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao môi trường. Công khai mức thu học phí, các khoản thu khác theo từng năm, số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở giáo dục, các khoản thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, các khoản phải nộp cho NSNN.
Các khoản chi theo từng năm học: các khoản chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, chi tham quan học tập trong nước và nước ngoài; mức thu nhập hằng tháng của GV và CBQL (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thường xuyên/1 HS; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.
Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội.
Kết quả kiểm toán (nếu có): thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định tại các văn bản quy định hiện hành về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Mức thu học phí và các khoản thu khác theo năm học và dự kiến cho cả cấp học.
Chính sách học bổng và kết quả thực hiện trong từng năm học.
3.10 Trách nhiệm của hiệu trưởng trường tiểu học trong việc tự kiểm tra hoạt động tài chính trường tiểu học là gì?
Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán trình cấp trên phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ , quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định; thực hiện quy định công khai, trách nhiệm giải trình hoạt động tài chính của trường theo quy định của pháp luật.
3.11 Công tác kiểm tra, giám sát và công khai hoạt động tài chính tại trường thầy/cô có những thuận lợi, khăn gì khi thực hiện Chương trình GDPT 2018?
– Kiểm tra theo định kỳ (năm, quý, tháng) và đột xuất khi
có yêu cầu (theo chuyên đề) 10. Trách nhiệm tự kiểm tra tài chính của Hiệu
trưởng trường Tiểu học: – Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết của công tác tự
kiểm tra tài chính, kế toán; xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự
kiểm tra tài chính, kế toán trong nhà trường; thành lập tổ kiểm tra.
Tải xuống nội dung Đáp án tự luận mô đun 3 CBQL Nội dung 3 Đang cập nhật
3..7 Bài tập nội dung 3 (Tính vào công thức điểm)
Đáp án trắc nghiệm modul 3 CBQL
Xem thêm : Câu hỏi Đáp án module 3 CBQL đại trà
4.. Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường Tiểu học – Đáp án tự luận modul 3 CBQL
4..1 Tìm hiểu nguyên tắc, căn cứ của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho t …
4..2 Tìm hiểu Quy trình, nội dung huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường TH
4..3 Tìm hiểu trách nhiệm của các bên liên quan của nhà trường trong việc huy động và …
Xem thêm: Đáp án tự luận modul 3 CBQL Nội dung 4
4..4 Bài tập nội dung 4 (Tính vào công thức điểm)
Đáp án trắc nghiệm modul 3 CBQL
Xem thêm : Câu hỏi Đáp án modul 3 CBQL đại trà
4..5 Bài tập cuối khoá [mẫu] Bài cuối khóa môđun 3 Cán bộ quản lý (cbql)
Tài liệu tham khảo: Tài liệu module 3 cán bộ quản lý THCS
TÀI LIỆU Bồi dưỡng giáo viên hạng ii mầm non