Modul 3 HDTN HN tiểu học. Blogtailieu.com cám ơn thầy cô đã quan tâm và chia sẻ miễn phí trên trang.

Modul 3 HDTN HN tiểu học
KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Chủ đề : CẢM XÚC CỦA EM
–Thời lượng tổ chức hoạt động : 35 phút
-Đối tượng: Lớp 1.2
-Người phụ trách: Giáo viên chủ nhiệm
-Hình thức đánh giá : Đánh giá thường xuyên
1.Ma trận đánh giá
Yêu cầu cần đạt | Chuỗi hoạt động chính của chủ đề | Phương pháp kiểm tra, đánh giá | Công cụ kiểm tra, đánh giá |
– Hs nhận diện và thể hiện được 5 cảm xúc cơ bản : vui, buồn, sợ, tức, ghét. | 1.Khám phá
|
-Quan sát
– Vấn đáp |
Bộ câu hỏi (5 câu)
|
– Hs thể hiện được một số cảm xúc, lời nói, hành động của mình trong bức tranh | 2.Luyện tập | – Vấn đáp | – Bộ câu hỏi
|
– HS thực hiện được 1 số cảm xúc cơ bản với bạn bè, người thân, thầy cô,… | 3. Vận dụng | – Vấn đáp
– Đánh giá sản phẩm hoạt động |
– Bộ câu hỏi |
– Đóng vai thể hiện được các cảm xúc, lời nói, hành động của mình trong tình huống | 4. Mở rộng | – Vấn đáp
– Quan sát – Đánh giá sản phẩm hoạt động |
– Bộ các tình huống
Phiếu đánh giá hoạt động đóng vai.(5)
|
Sau 4 hoạt động: Phiếu đánh giá theo tiêu chí.(6,7) |
- Chi tiết công cụ đánh giá :
# HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Công cụ 1 : CÂU HỎI TỰ LUẬN
Phương pháp: Vấn đáp
– Câu hỏi :
- Các con vui khi nào? ( diễn tả nét mặt của con khi vui.)
- Các con buồn khi nào? ( diễn tả nét mặt của con khi buồn.)
- Các con sợ khi nào? ( diễn tả nét mặt của con khi sợ.)
- Các con tức giận khi nào? ( diễn tả nét mặt của con khi tức giận.)
- Các con ghét khi nào? ( diễn tả nét mặt của con khi ghét.)
-Đánh giá : Giáo viên đánh giá dựa trên 5 cảm xúc cơ bản trong SGK kèm lời nhận xét của mình.
Modul 3 HDTN HN tiểu học | CẢM XÚC CỦA EM
# HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Công cụ 2 : CÂU HỎI TỰ LUẬN
Phương pháp: Vấn đáp
– Câu hỏi :
+ Bức tranh vẽ những gì?
+ Những người đó là ai?
+ Nét mặt các nhân vật như thế nào?
+ Cử chỉ của các nhân vật có những hành động gì?
# HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Công cụ 3 : CÂU HỎI TỰ LUẬN
Phương pháp: Vấn đáp
+ Câu hỏi:
Em đã thực hiện những biểu hiện cảm xúc nào với bạn bè, thầy cô, gia đình và những người xung quanh em ?
# HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
Công cụ 4 : Các tình huống
Phương pháp: Đóng vai
TH 1: Bà bị bệnh nặng, mẹ phải chăm sóc. Em hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.
+ TH 2: Chỉ có 1 gấu bông nhưng cả hai chị em đều thích chơi, không ai chịu nhường nhau. Nếu em là chị (em) trong tình huống trên em sẽ làm gì và cảm xúc của em khi đó.
+ TH 3: Em và bạn trai trong lớp cùng chơi lò cò, trong trò chơi đó bạn trai bị thua và đến lượt em thực hiện. Em hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.
+ TH 4: Em lỡ làm đổ bình hoa và bị mẹ đánh. Em hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.
- Công cụ 5: Phiếu đánh giá xử lí tình huống:
Hãy đánh giá phần trình diễn của các nhóm theo các tiêu chí sau:
Tốt: Đạt: Cần cố gắng:
STT | Nội dung | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 | Nhóm 5 | Nhóm 6 |
1 | Diễn xuất | ||||||
2 | Đạo cụ, trang phục | ||||||
3 | Nội dung tình huống | ||||||
4 | Đề xuất hướng giải quyết |
- Đánh giá sau 4 hoạt động:
Công cụ 6: Phiếu đánh giá theo tiêu chí ( Học sinh)
- Bảng tự đánh giá kết quả hoạt động của HS
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Tên hoạt động : Cảm xúc của em Họ tên học sinh : …………………………………………………………….. Lớp : ……….. |
|||
Điều em có thể | Tốt | Đạt | Cần cố
gắng |
Em nhận biết và giới thiệu được những biểu hiện của cảm xúc khác nhau. | |||
Em nhận biết và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. | |||
Em xử lý tích cực khi gặp những tình huống không mong muốn trong gia đình, bạn bè. | |||
Em đóng vai thể hiện cảm xúc phù hợp | |||
Em thể hiện được những phẩm chất : Nhân ái, yêu thương, chỉa sẻ và thấu hiểu. |
B.Bảng đánh giá đồng đẳng của HS:
Bảng đánh giá đồng đẳng của học sinh
Tên hoạt động : Cảm xúc của em Họ tên học sinh : …………………………………………………………….. Lớp : ……….. |
|
Em hãy viết tên 2 bạn trong nhóm , tổ đã đạt được mỗi tiêu chí trong các nội dung dưới đây | |
Nội dung | Tên của học sinh thực hiện tốt |
1. Bạn nào có ý thức chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho
hoạt động và dọn dẹp đồ dùng, học cụ gọn gàng sau khi kết thúc hoạt động. |
|
2. Bạn nào có ý kiến xây dựng và cải thiện hoạt động
một cách tích hợp trong tiết học. |
Modul 3 HDTN HN tiểu học | CẢM XÚC CỦA EM
Công cụ 7: Phiếu đánh giá theo tiêu chí ( Giáo viên)
MỨC ĐỘ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tiêu chí | Mức độ biểu hiện | Điểm | ||
Hoàn thành tốt
(8-10 điểm) |
Hoàn thành
(5-7 điểm) |
Cần cố gắng
( dưới 5 đểm) |
||
Nhận diện và thể hiện các cảm xúc cơ bản | Tự nhận diện và thể hiện được | Có sự hỗ trợ từ giáo viên | Không nhận diện được | |
Thể hiện cảm xúc, thực hiện lời nói, hành động của mình | Tự tin thể hiện cảm xúc, lời nói, hành động | Có sự khuyến khích, động viên từ giáo viên hoặc mọi người xung quanh | Không thể hiện cảm xúc, thực hiện lời nói, hành động. | |
Biết đánh giá bản thân và bạn bè. | Biết quan sát, nhận xét để đánh giá | Có sự trợ giúp từ giáo viên. | Không biết đánh giá bản thân và bạn bè. |
Modul 3 HDTN HN tiểu học | CẢM XÚC CỦA EM
(đang cập nhật)
Modul 3 HDTN HN tiểu học | CẢM XÚC CỦA EM