Modul 3 toán tiểu học, Dựa trên kế hoạch bài học mà Thày/Cô đã xây dựng ở Mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học đó.
Dựa trên kế hoạch bài học mà Thày/Cô đã xây dựng ở Mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học đó.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN LỚP: hai
BÀI: HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Sau khi học xong bài này, học sinh:
- Kiến thức, kĩ năng:
– Nhận biết được một số yếu tố (qua số cạnh hoặc hình dạng tổng thể) của hình chữ nhật, hình tứ giác và xác định được đỉnh và cạnh các hình.
– Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác (theo yếu tố cạnh, đỉnh).
– Vận dụng kiến thức hình chữ nhật, hình tứ giác để vẽ
- 2. Năng lực, phẩm chất:
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với vật thật để trình bày vật nào có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nêu được đặc điểm của hình chữ nhật, hình tứ giác và biết vẽ ra 1 HCN, HTG từ một tờ giấy bất kì.
– Mô hình hoá toán học: HS nhận ra được hình dạng của các vật xung quanh.
– Chăm chỉ: HS hoàn thành các bài tập do GV giao
– Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động nhóm.
– Tích hợp: Toán học với cuộc sống và Mĩ thuật: trang trí đường diềm, làm thiệp.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 1. Giáo viên:
– Các mô hình bằng nhựa có dạng hình chữ nhật, HTG có trong bộ đồ dùng học toán và một số hình khác không là hình chữ nhật.
– Thước đo chiều dài.
- Học sinh: phiếu học tập, thước đo chiều dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
GV | Mong đợi ở HS | PPDH | PPĐG |
1. Hoạt động trải nghiệm
Mục tiêu: Học sinh nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác. |
|||
– GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”.
– GV tổng kết, tuyên dương. |
– HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.
Luật chơi: GV sẽ để trong hộp các đồ vật có hình dạng: hình tròn, hình vuông, hình tam giác… . Học sinh tìm và lấy ra món đồ và nêu tên gọi hình dạng của đồ vật đó. |
Trò chơi | Bảng kiểm |
2. Hoạt động phân tích, khám phá, rút ra bài học
Mục tiêu: Nhận biết một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật: Góc, cạnh, đỉnh |
|||
– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nhận biết một số yếu tố hình dạng, cạnh, các đỉnh của hình chữ nhật.
– GV chia lớp thành 6 nhóm
– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm của các góc và các cạnh của 1 hình chữ nhật: + Để nhận biết về cạnh ta cần làm gì? + Để nhận biết về đỉnh ta cần làm gì? ? GV kết luận: Hình chữ nhật có 4 cạnh và 4 đỉnh, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. GV nêu: Hình tứ giác và hình chữ nhật có điểm nào giống nhau? Khác nhau? – Gọi hs nhắc lại. |
– Hs chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV. Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư ký
– Quan sát hình. – các nhóm thực hiện thao tác theo GV, thước đo các cạnh hình trong SGK.
– 2 ,3 hs nhắc lại khái niệm trong SGK.
– Đều có 4 cạnh và 4 đỉnh – Khác nhau: các cạnh của tứ giác không bằng nhau. |
Kĩ thuật Khăn trải bàn | Quan sát-Thang đo |
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Thực hành nhận biết các yếu tố cơ bản của hình chữ nhật. |
|||
Bài 1:
– Yêu cầu hs nhận biết các hình nối các điểm để được HCN, HTG, đọc tên các hình – Nêu đề bài
?Nhận xét, chốt lại ý đúng: Khi vẽ cần dùng thước nối ngay ngắn các đỉnh lại với nhau lưu ý HCN có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Bài 2: – Yêu cầu hs tiến hành tìm và tô màu vào hình tứ giác – Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. – Gọi hs nêu kết quả có mấy hình tứ giác Bài 3: – Yêu cầu hs kẻ thêm cạnh tuỳ ý để được hình chữ nhật và hình tứ giác. |
– Nối các hình và đọc tên các hình vẽ
– 1 hs nêu trước lớp hs khác nhận xét.
-Hs thực hiện
– Cả lớp thực hiện theo yêu cầu. – 1 hs nêu thực hiện, cả lớp nhận xét, bổ sung. |
Thực hành
Vấn đáp
|
Vấn đáp-Câu hỏi |
4. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Mục tiêu: Vận dụng các đặc điểm của hình chữ nhật, hình tứ giác |
|||
– Cho HS 1 tờ giấy có hình dạng bất kì, yêu cầu HS gấp thành HCN mà không sử dụng thước, kéo. | – HS biết dựa vào đặc điểm HCN, để hoàn thành sản phẩm.
|
Thực hành | Quan sát-Thang đo |
BẢNG KIỂM TRÒ CHƠI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “HỘP QUÀ BÍ MẬT
TIÊU CHÍ | CÓ | KHÔNG |
– Lựa chọn đúng hình tam giác.
– Lựa chọn đúng hình vuông. – Lựa chọn đúng hình chữ nhật. – Lựa chọn đúng hình tứ giác. – Lựa chọn đúng hình tròn. |
THANG ĐO HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ
TIÊU CHÍ | Hoàn thành | Hoàn thành tốt |
– Sử dụng thước vẽ đúng HCN, HTG.
– Xác định đúng 4 cạnh, 4 đỉnh. – Biết được 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. – Biết được phân biệt và nhận dạng được sự giống và khác nhau của HCN và HTG. |
THANG ĐO HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN
TIÊU CHÍ | Chưa hoàn thành | Hoàn thành | Hoàn thành tốt |
– Biết tạo góc vuông.
– Biết được hình chữ nhật phải có 4 góc vuông. – Biết cách gấp giấy thành hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. |
Case 19/4/2021
Link tải bản word: (đang cập nhật) Modul 3 toán tiểu học
modul 3 KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ