Chủ đề 2 Giai điệu quê hương Tiết 2: Ôn tập bài hát Lí cây đa, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể
Xem trước
Chủ đề 2 Giai điệu quê hương Tiết 2: Ôn tập bài hát Lí cây đa, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể
I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này:
– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.
– Tệp audio hoặc video tác phẩm Việt Nam quê hương tôi, các tư liệu khác về cho các phánhạc sĩ Đỗ Nhuận.
– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận;kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.
- Năng lực
– Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Năng lực âm nhạc:Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
- Phẩm chất:
– Biết yêu quý, trân trọng nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: tệp âm thanh bài hát, video bài hátLí cây đa, bàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)…
2 – HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu
- Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Tổ chức thực hiện:
-GV mở bài hát có âm điệu vui tươi, tạo không khí vui vẻ trước khi vào tiết học.
– HS lắng nghe điệu nhạc.
– GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại bài hát Lí cây đa đã học từ tiết trước và nghe một bài hát rất nổi tiếng, thể hiện niềm tự hào về mảnh đất quê hương qua bài hát Việt Nam quê hương tôi.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Lí cây đa
- Mục tiêu: HS thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa.
- Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm:Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. – GV mở nhạc đệm và chỉ huy cho HS hát từ một đến hai lần, chú ý thể hiện sắc thái vui tươi, dí dỏm. GV sửa những chỗ HS hát sai. – GV hướng dẫn HS luyện tập biểu diễn bài hát theo 1 trong 2 hình thức dưới đây:
Hát xưởng – xô
Xưởng: Trèo lên quản dốc ngồi gốc ơi a cây đa Xô: rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lời ơi a cây đa. Xưởng: Ai đem a tình tinh tang tình rằng cho đôi mình gặp xem hội cải đêmhôm rằm. Xô: rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lới ơi a cây đa.
Hát đối đáp nam – nữ Hát lần một: Bè nữ: Trèo lên quản dốc ngồi gốc ơi a cây đa rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lới ơi a cây đa. Bè nam: Aì đem a 1 tỉnh tang tình rằng cho đôi mình gặp xem hội cái đêm hôm rằm rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lởi ơi a cây đa. Hát lần hai: hai bè cùng hát. – GV yêu cầu HS luyện tập rồi trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cặp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi + HS học hát theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS |
1. Ôn tập bài hát
– HS hát bài Lí cây đa
|
Hoạt động 2: Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu
- Mục tiêu: HS thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể và ứng dụng cho bài hát Lí cây đa.
- Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
- Sản phẩm:HS thực hiện
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể – GV yêu cầu HS đọc âm hình tiết tấu kết hợp vỗ tay: đen – đơn đơn – đen – lặng, đen – đơn đơn – đen – lặng. – GV làm mẫu rồi yêu cầgõgoxu các nhóm luyện tập với thanh phách và trống con. – GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với động tác cơ thể. Nhóm 2: Ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa – GV đệm mẫu câu hát đầu tiên rồi yêu cầu HS luyện tập đệm cho bài hát. – GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân (có thể vừa hát vừa gõ đệm hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,…). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Luyện tập bài hát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung |
2. Thể hiện tiết tấu
a. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể b. Ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa |
Hoạt động 3: Nghe nhạc: Việt Nam quê hương tôi
- Mục tiêu: Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận;kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.
- Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
- Sản phẩm:HS thực hiện
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và những yêu cầu khi nghe nhạc. – GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất. – GV nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm: + Vì sao có thể nói bài hát Việt Nam quê hương tôi như một bức tranh tuyệt đẹp về quê hương đất nước? + Lời của bài hát đã vẽ nên khung cảnh những vùng miền nào của đất nước? + Sức mạnh của dân tộc Việt Nam được tượng trưng qua hình ảnh nhân vật nào trong bài hát? Em thích nhất câu hát nào, vì sao? + Giai điệu của bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào? + Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.
– GV theo dõi HS thảo luận và hỗ trợ khi cần. – GV nhận xét phần trả lời của HS – GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Luyện tập bài hát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Bài hát Việt Nam quê hương tôi như là một bức tranh tuyệt đẹp về quê hương đất nước. Giai điệu của bài hát mượt mà, tha thiết rất gần gũi với tâm hồn mỗ má con người Việt Nam. Qua lời ca, hình ảnh Tổ quốc hiện lên vô cùng giản dị, thậm thuộc và thanh bình. Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho làng quê Việt Nam: rặng phi lao bên bờ biển xanh, đồi chè vùng trung du, cánh đồng lúa thắng cảnh cò bay, luỹ tre làng, rừng dừa xanh ngút ngàn,… Cùng với cảnh vật các vùng miền là hình ảnh những con người Việt Nam dung dị và kiêu hãnh: em bé còn trong nôi – mầm sống đang lớn dần trong tiếng ru hời của mẹ, người thiếu nữ – xinh tươi dạt dào sức sống, chàng trai trẻ tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Với giai điệu được đẩy lên cao trào ở câu hát cuối cùng, tác giả như muốn khẳng định một tương lai tươi sáng, một sức sống mãnh liệt và trường tồn của đất nước. |
3. Nghe nhạc bài Việt Nam quê hương tôi
|
Hoạt động 3: Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
- Mục tiêu: Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận;kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.
- Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
- Sản phẩm:HS thực hiện
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV cho HS xem hình ảnh nhạc sĩ Đỗ Nhuận, sau đó yêu cầu các em trả lời câu hỏi: + Em có biết tác phẩm nào của nhạc sĩ Đỗ Nhuận không? + Tên của tác phẩm là gì? + Nội dung tác phẩm nói về điều gì? Em có thể hát một câu trong tác phẩm không? – GV cho HS nghe một vài trích đoạn các tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Nhuận: Hành quân xa, du kích sông Thao Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Luyện tập bài hát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung + GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh năm 1922 tại tỉnh Hải Dương. Ông có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc mới Việt Nam và là Tổng thư kí đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông sáng tác nhiều thể loại âm nhạc cho nhạc hát, nhạc đàn. Trong lĩnh vực hát, ông có một số ca khúc nổi tiếng như: Hành quân xa, Chiến thắng Điện Việt Nam quê hương tôi,… Đặc biệt là bản trường ca Du kích sông Thao. et là Biên Các ca khúc của ông mang đậm bản sắc dân tộc, đa dạng về tính chất âm nhạc và có tính nghệ thuật cao. Ông là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc kịch (opera) với vở Cô Sao. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận mất năm 1991. Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996. |
4. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
– Tác giả: Đỗ Nhuận – Năm sinh – năm mất: 1922 – 1991 – Ông giữ chức Tổng thư kí đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam. – Tác phẩm: Việt Nam quê hương tôi, Du kích ca, Hành quân xa….
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu : HS luyện tập phần nội dung đã học, hát được theo cách riêng của mình.
- Nội dung: GV luyện đọc, HS thực hiện theo
- Sản phẩm : HS đọc đúng quãng
- Tổ chức thực hiện :
– GV nêu yêu cầu: HS hát lại bài Lí cây đa theo nhóm.
– HS thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
- Mục tiêu:Từ bài tập trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Nội dung: HS trình bày, thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
- Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
- Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS thi theo nhóm: thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và các nhóm trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp
đánh giá |
Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
– Tạo cơ hội thực hành cho người học |
– Hấp dẫn, sinh động
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học – Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
– Báo cáo thực hiện công việc.
– Hệ thống câu hỏi – Kết quả thực hành |
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Lí cây đa.
– Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Luyện đọc gam đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi, Bài đọc nhạc số 2.