CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG Tiết 3: Luyện đọc gam đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi, Bài đọc nhạc số 2. Hòa tấu nhạc cụ
Xem trước
CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG Tiết 3: Luyện đọc gam đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi, Bài đọc nhạc số 2. Hòa tấu nhạc cụ
I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này:
– Chơi thuần thục các bè của bài hoà tấu.
– Đọc nhạc đúng trường độ đen chấm dôi; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường
độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải
nghiệm và khám phá.
- Năng lực
– Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Năng lực âm nhạc:
+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
+ Đọc nhạc đúng trường độ đen chấm dôi, đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ
+ ĐỌc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Phẩm chất:
– Có ý thức học tốt môn Âm nhạc, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: tệp âm thanh, bàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)…
2 – HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu
- Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Tổ chức thực hiện:
-GV cho HS nghe nhạc, yêu cầu HS hát và vỗ tay nhịp nhàng theo bài hát.
– HS chăm chú lắng nghe từng đoạn nhạc và đoán bài hát.
– GV dẫn dắt vào tiết học hát: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành đọc nhạc, luyện gam đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi và tìm hiểu bài hòa tấu trong tiết 3 của chủ đề Giai điệu quê hương.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Đọc nhạc
- Mục tiêu: HS nắm được cách đọc nhạc.
- Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm:Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV sử dụng đàn lấy cao độ chuẩn rồi yêu cầu HS đọc gam Đô trưởng đi lên và đi xuống; đọc các nốt trục đi lên và đi xuống: C-E – G – C. Nhiệm vụ 1: Luyện đọc gam Đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi GV hướng dẫn HS đọc bài luyện tập gam Đô trưởng theo trường độ đen chấm dội:3
Nhiệm vụ 2: Bài đọc nhạc số 2 – GV giới thiệu bài đọc nhạc số 2 – GV hướng dẫn HS tìm hiểu Bài đọc nhạc số 2: + Có những cao độ và trường độ nào? + Có mấy nét nhạc?
– GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu:
-GV hướng dẫn HS đọc từng nét nhạc kết hợp gõ phách, sau đó ghép nối các nét nhạc với nhau (bài đọc nhạc có 4 nét nhạc, mỗi nét nhạc gồm 4 ô nhịp). -GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp. – GV yêu cầu HS trình bày bài đọc nhạc theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi: + HS học hát theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS |
1. Đọc nhạc
a. Luyện đọc gam đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi
b. Bài đọc nhạc số 2
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhạc cụ: Hòa tấu
- Mục tiêu: HS nắm được cách trình diễn bài hòa tấu.
- Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm:Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS tự tìm hiểu bài hoà tấu và các ngón bấm để chơi phần bècủa mình. – GV chơi mẫu từng bè nhạc cụ (giai điệu, gõ đệm). GV hướng dẫn ngón bấm, cách chơi cho từng bè rồi yêu cầu HS tập chơi từng nét nhạc, sau đó ghép nối các nét nhạc với nhau. Tham khảo gợi ý ngón bấm cho kèn phím dưới đây: – GV yêu cầu từng bè trình diễn phần bè của mình. – GV hướng dẫn các bè ghép với nhau từng nét nhạc. – GV yêu cầu HS luyện tập rồi trình diễn bài hoà tấu theo tổ, nhóm, cặp. – GV hướng dẫn HS tập luyện thêm: Tăng cường gõ đệm cho bài hát, bài đọc nhạc bằng các loại nhạc cụ gõ và động tác cơ thể hoặc bằng những vật dụng như cốc, bút, vỗ tay lên mặtbàn,… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi + HS học hát theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS |
2. Nhạc cụ: Hòa tấu
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu : HS luyện tập, hát theo cách của riêng mình.
- Nội dung : GV luyện đọc, HS thực hiện theo
- Sản phẩm : HS đọc đúng quãng
- Tổ chức thực hiện :
– GV nêu yêu cầu và làm mẫu 1 câu, sau đó cho HS hoạt động theo nhóm:
– GV yêu cầu đại diện các nhóm lên thể hiện trước.
– GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
- Mục tiêu:Từ bài tập trên, học sinh vận dụng hát hai câu thơ khác theo cách riêng của mình.
- Nội dung: HS trình bày, biểu diễn được cách hát với câu thơ khác:
- Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
- Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS hát thay thế bằng câu thơ viết về địa phương:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
No xanh nước biếc như tranh họa đồ
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học. GV nhấn mạnh: Hãy luôn yêu quý và gìn giữ các làn điệu dân ca.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp
đánh giá |
Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
– Tạo cơ hội thực hành cho người học |
– Hấp dẫn, sinh động
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học – Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
– Báo cáo thực hiện công việc.
– Hệ thống câu hỏi – Kết quả thực hành |
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Lí cây đa
– Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Ôn tập chủ đề Giai điệu quê hương.
Tải xuống