Tìm hiểu báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật
Yêu cầu cần đạt:
- Biết được nguyên nhân, yêu cầu của việc chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của người học:
- Nghiên cứu tài liệu số 3: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học của hoạt động 3.4.
3.4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật
Với thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, hiệu trưởng cần đảm bảo các điều kiện làm việc của kế toán và việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chỉ đạo làm đúng các thủ tục quy định.
Hiệu trưởng phải tạo điều kiện để kế toán có đầy đủ phương tiện làm việc như tủ đựng hồ sơ kế toán, các loại văn phòng phẩm cần thiết cho công tác kế toán, các loại máy móc như máy tính cầm tay, máy tính cá nhân để bảo đảm thực hiện nghiệp vụ kế toán nhanh chóng, chính xác, khoa học, phù hợp với quy mô của từng nhà trường. Để thực hiện được điều này, ngoài việc mua sắm vật tư thiết bị cần thiết, nhà trường cần tạo điều kiện để người kế toán được học tập, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ kế toán.
Để quản lý hiệu quả tài chính trong nhà trường, hiệu trưởng phải xây dựng chế độ làm việc của kế toán và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác kế toán.
Yêu cầu công tác kế toán phải đảm bảo:
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi nguồn quỹ, kinh phí, tàỉ sản và mọi hoạt động tài chính phát sinh trong đơn vị;
- Chỉ tiêu kế toán phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương pháp tính toán;
- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản lý có được thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị;
- Tổ chức công tác kế toán phải gọn, nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.
Công việc kế toán trong nhà trường THCS thường chia làm hai phần chính: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
-Phần kế toán tổng hợp: chỉ theo dõi giá trị, tức là bằng số tiền biểu hiện tình hình tổng quát về tài sản và mọi hoạt động trong nhà trường.
-Phần kế toán chi tiết: vừa theo dõi chi tiết về tình hình hiện vật, thời gian lao động, vừa theo dõi giá trị của mỗi hoạt động để xác minh cho phần kế toán tổng hợp. Phần kế toán chi tiết bao gồm:
- Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh số tiền hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của đơn vị, gồm tiền mặt, ngoại tệ các chứng chỉ có giá tại quỹ của đơn vị hoặc gửi tại Kho bạc Nhà nước.
- Kế toán vật tư, tài sản: Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, tài sản tại đơn vị, đồng thời phản ánh số lượng nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa tài sản tại đơn vị.
- Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải nộp ngân sách và việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp.
- Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ: Phản ánh nguồn tài chính hiện có và tình hình biến động các nguồn kinh phí đã hình thành, bao gồm tài sản cố định, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện dự án, kinh phí khác và các loại vốn, quỹ của đơn vị.
- Kế toán các khoản thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu học phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hội phí, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ (nếu có), các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị và nộp kịp thời các khoản thu phải nộp ngân sách, nộp cấp trên.
- Kế toán các khoản chi: Phản ánh tình hình chi phí cho hoạt động, chi thực hiện chương trình, dự án theo dự toán đã được duyệt và việc thanh quyết toán các khoản chi đó.
Công việc kế toán trong nhà trường THCS thường chia làm hai phần chính: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Phần kế toán tổng hợp: chỉ theo dõi giá trị, tức là bằng số tiền biểu hiện tình hình tổng quát về tài sản và mọi hoạt động trong nhà trường.
- Phần kế toán chi tiết: vừa theo dõi chi tiết về tình hình hiện vật, thời gian lao động, vừa theo dõi giá trị của mỗi hoạt động để xác minh cho phần kế toán tổng hợp.
Phần kế toán chi tiết bao gồm:
+ Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh số tiền hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của đơn vị, gồm tiền mặt, ngoại tệ các chứng chỉ có giá tại quỹ của đơn vị hoặc gửi tại Kho bạc Nhà nước.
+ Kế toán vật tư, tài sản: Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, tài sản tại đơn vị, đồng thời phản ánh số lượng nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa tài sản tại đơn vị.
+ Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải nộp ngân sách và việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp.
+ Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ: Phản ánh nguồn tài chính hiện có và tình hình biến động các nguồn kinh phí đã hình thành, bao gồm tài sản cố định, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện dự án, kinh phí khác và các loại vốn, quỹ của đơn vị.
+ Kế toán các khoản thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu học phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hội phí, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ (nếu có), các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị và nộp kịp thời các khoản thu phải nộp ngân sách, nộp cấp trên.
+ Kế toán các khoản chi: Phản ánh tình hình chi phí cho hoạt động, chi thực hiện chương trình, dự án theo dự toán đã được duyệt và việc thanh quyết toán các khoản chi đó.
Mọi phần hành chia nhiều phần việc như lập chứng từ, theo dõi để ghi sổ, lập báo cáo, kiểm tra và phân tích số liệu, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.
Các phần hành và phần việc phải được thực hiện kịp thời, chính xác, cụ thể rõ ràng và đầy đủ.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong việc sử dụng kinh phí thu, chi ngân sách của nhà trường đều phải lập chứng từ.
Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi số liệu ghi vào sổ kế toán bắt buộc phải được chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ.
Chứng từ kế toán hợp pháp là chứng từ được lập theo đúng mẫu quy định. Việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội dung, bản chất, mức độ nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được pháp luật cho phép, có đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm và dấu của đơn vị (theo quy định).
Việc lập và ghi sổ sách kế toán phải thực hiện đúng quy định nghiệp vụ kế toán theo hệ thống kế toán hiện hành và chế độ sổ sách kế toán do Bộ Tài chính quy định, sổ sách kế toán bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết. Các sổ sách quan trọng liên quan đến tài sản, vật tư, tiền bạc, chi phí, trước khi sử dụng phải có chữ ký xác nhận của hiệu trưởng và người giữ sổ.
Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng của quản lý tài chính. Các số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính phản ánh tình hình tài sản, quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của đơn vị từng quý đều được thể hiện trong báo cáo tài chính. Hiệu trưởng phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời hạn chế độ báo cáo tài chính.
Khi lập báo cáo tài chính phải kiểm tra việc thực hiện các chế độ, kỷ luật tài chính, mức độ hoàn thành kế hoạch (số lượng và chất lượng, tiến độ, thời gian), kiểm tra số liệu và đối chiếu số liệu trên các tài khoản, sổ sách cho đúng khớp. Sau khi điều chỉnh xong mới tổng hợp và chính thức lập báo cáo tài chính.
Bảo quản tài liệu kế toán là nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác tài chính. Tài liệu kế toán là các chứng từ, các sổ sách, báo cáo kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến công tác kế toán. Tài liệu kế toán phải được bảo quản chu đáo, an toàn trong quá trình sử dụng. Cuối mỗi niên độ kế toán, các tài liệu đã sử dụng phải được phân loại, sắp xếp và đưa vào lưu trữ chậm nhất một tháng sau khi báo cáo quyết toán năm được duyệt. Các tài liệu kế toán phải được lưu giữ lâu dài theo đúng quy định của Nhà nước.
Hiệu trưởng cần phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung ghi trong sổ và giữ, bảo quản sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi thay đổi nhân sự, phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lí và ghi chép. Phải có biên bản bàn giao và được người phụ trách kế toán xác nhận. Sổ phải dùng giấy tốt, mực tốt không phai; cấm tẩy xoá, cấm dùng chất hoá để sửa chữa. Khi sửa chữa số liệu phải theo đúng quy định.
Việc sử dụng các tài liệu kế toán đã đưa vào lưu trữ phải có sự đồng ý của hiệu trưởng, nếu đem ra ngoài nhà trường phải được hiệu trưởng cho phép. Tài liệu kế toán phải được bảo quản chu đáo, an toàn. Thời gian lưu trữ tài liệu kế toán được quy định cụ thể trong văn bản pháp quy của Nhà nước.
Đối với công việc của thủ quỹ, cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc lưu giữ tiền mặt theo quy định, chỉ xuất tiền khi có chứng từ hợp lệ theo quy định về thủ tục tài chính, phải mở sổ quỹ tiền mặt theo quy định và thường xuyên tự kiểm tra sổ sách, tiền mặt.