Xây dựng và điều chỉnh QCCTNB thực hiện CTGDPT 2018
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được yêu cầu và cách xây dựng QCCTNB của trường THCS;
- Trình bày được các nội dung cần điều chỉnh trong QCCTNB trường THCS để thực hiện CTGDPT 2018;
Nhiệm vụ của người học:
- Xem video 8: Hướng dẫn xây dựng, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ trường THCS để thực hiện CT GDPT 2018.
- Tài liệu số 3: Xây dựng, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ trường THCS;
- Đọc tài liệu trường hợp nghiên cứu 1: Quy chế chi tiêu nội bộ của 1 trường THCS;
- Trả lời các câu hỏi, làm các bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học của hoạt động 3;
- Tìm hiểu Thông tư 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Nội dung về xây dựng QCCTNB); Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
1
3.2. Xây dựng, điều chình Quy chế chi tiêu nội bộ
3.2.1. Mục đích ban hành quy chế chi tiêu nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong nhà trường, đảm bảo các trường THCS hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của nhà trường; sử dụng các nguồn kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
Để thực hiện Chương trình GDPT 2018, Quy chế chi tiêu nội bộ cần ưu tiên nguồn tài chính để thực hiện các chế độ có liên quan đến con người; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của nhà trường, tạo điều kiện từng bước tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức trong toàn trường. Theo đó, mục đích ban hành quy chế chi tiêu nội bộ gồm:
- Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị;
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán, quyết toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định;
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
3.2.2. Căn cứ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
- Thông tư liên Bộ số 21/2003/TTLB/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24/3/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập hoạt động có thu;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;
- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
- Các văn bản pháp lý về tài chính hiện hành;
- Căn cứ những quy định của nhà trường đã được xây dựng và tình hình thực tế của nhà trường.
3.2.3. Nguyên tắc, nội dung và phạm vi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi (Phụ lục 1). Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Quy chế chi tiêu nội bộ do Hiệu trưởng ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn đơn vị;
– Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Trường hợp có các quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phù hợp; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch;
– Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý;
– Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, Hiệu trưởng được:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Hiệu trưởng được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
+ Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: Hiệu trưởng quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
– Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Hiệu trưởng có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị;
– Đối với một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước:
o Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
o Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
o Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động;
o Chế độ công tác phí nước ngoài;
o Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam;
o Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
o Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
o Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
o Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
o Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và công nghệ.
– Hiệu trưởng căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.
– Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp theo quy định, trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm, thanh toán công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo Quy chế chi tiêu nội bộ, các khoản thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính;
– Đơn vị sự nghiệp không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kỳ hình thức nào (trừ điện thoại công vụ tại nhà riêng theo chế độ quy định).
3.2.4. Quy trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
Bước 1: Thành lập ban/bộ phận xây dựng QCCTNB;
Bước 2: Soạn thảo QCCTNB;
– Căn cứ vào các văn bản quản lý của Nhà nước, các cơ quan quản lý cấp trên và thực tế hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng chuẩn bị nội dung thông báo trong toàn hội đồng về thực hiện đổi mới quản lý tài chính, trong đó cần thiết phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
– Hiệu trưởng (hoặc ủy quyền cho hiệu phó) và phụ trách kế toán xây dựng đề cương QCCTNB.
.
Bước 3: Thảo luận lấy ý kiến:
– Thông qua các cán bộ cốt cán của nhà trường về đề cương QCCNTB, trong đó có Ban chấp hành Công đoàn nhà trường.
– Cho thảo luận rộng rãi trong toàn thể cán bộ, GV và nhân viên nhà trường: có thể tổ chức theo các đơn vị.
– Tranh thủ ý kiến của cấp trên.
Bước 4: Hoàn thiện QCCTNB:
– Hiệu trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và kế toán chỉnh sửa lại QCCTNB.
– Thông qua toàn thể cán bộ, GV và NV nhà trường.
– Hoàn thiện lần cuối QCCTNB (văn bản có chữ ký của đại diện người lao động – Chủ tịch Công đoàn và hiệu trưởng).
Bước 5: Ra Quyết định ban hành QCCTNB;
Bước 6: Gửi cơ quan quản lý cấp trên và kho bạc Nhà nước.
3.2.5. Điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ khi thực hiện chương trình GDPT 2018
Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, các hoạt động giáo dục trong trường trung học cơ sở có những thay đổi đặc trưng dẫn tới yêu cầu điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ. Trong QCCTNB cần tập trung vào các nội dung thu, chi, định mức chi liên quan tới triển khai thực hiện CTGDPT 2018.
Nội dung chỉnh điều chỉnh QCCTNB ở trường THCS bao gồm:
a. Quy định các nguồn thu được dùng để khoán chi:
– Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên;
– Các khoản thu phí và lệ phí dịch vụ;
– Các khoản thu từ hoạt động giáo dục đào tạo…
b. Quy định các nội dung chi:
– Tiền công, đặc biệt chú ý tiền công chi trả cho hợp đồng GV khi nhà trường THCSiếu GV để dạy các môn học và hoạt động giáo dục mới trong CT GDPT 2018;
– Tiền lương và các khoản phụ cấp;
+ Phụ cấp đặc thù phục vụ ngành;
+ Phụ cấp thêm giờ;
– Dịch vụ công cộng;
– Vật tư văn phòng (văn phòng phẩm; công cụ, dụng cụ văn phòng,…);
– Thông tin liên lạc;
– Chi hội nghị (tài liệu, hội trường);
– Công tác phí (chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ,…);
– Chi nghiệp vụ thường xuyên:
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường THCSực hiện CTGDPT 2018;
+ Tổ chức thực hiện dạy học 02 buổi/ ngày;
+ Tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục tăng cường;
+ Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm;
+ Tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng STEM;
+ Bồi dưỡng học sinh năng khiếu;
+ Chi tham quan, thực tế;
+ Chi cho giáo viên mời.
– Chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng xây nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV theo yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018:
+ Hỗ trợ GV đi dự các lớp bồi dưỡng ngắn ngày;
+ Hỗ trợ GV dự các lớp đào tạo dài ngày.
– Chi mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất, sữa chữa, bổ sung trang thiết bị dạy học và các điều kiện khác theo kế hoạch giáo dục nhà trường;
– Trích lập và sử dụng các quỹ:
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập;
+ Quỹ khen thưởng;
+ Quỹ phúc lợi;
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
c. Các nội dung khác (tùy theo đặc thù của từng trường).