Tìm hiểu CTGDPT 2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ trong trường THCS
Yêu cầu cần đạt: Tìm hiểu CTGDPT 2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ trong trường THCS
- Trình bày được một số điểm mới của CTGDPT 2018 liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong trường THCS.
Nhiệm vụ của người học:
- Nghiên cứu tài liệu: CTGDPT 2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ trong trường THCS;
- Xem video 4: Chương trình GDPT 2018 và những yêu cầu đặt ra đối với tự chủ tài chính trường THCS
- Trả lời các câu hỏi, làm các bài tập liên quan đến nội dung bài học của hoạt động 2.1
Nội dung
2.1. Chương trình GDPT 2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ ở trường trung học cơ sở
2.1.1. Một số nội dung cơ bản của Chương trình GDPT 2018
Chương trình GDPT 2018 là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.
Chương trình GDPT 2018 bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. Theo đó, Chương trình GDPT 2018 có 5 điểm cơ bản sau đây:
- Mô hình Chương trình phát triển phẩm chất và năng lực;
- Chương trình GDPT hai giai đoạn;
- Kế hoạch giáo dục trong Chương trình GDPT 2018;
- Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục;
- Cơ sở vật chất, thiết bị – công nghệ dạy học.
Những điểm cơ bản nêu trên (học viên đã được bồi dưỡng ở mô đun 1) là cơ sở ban đầu để nhà trường xây dựng kế hoạch tài chính hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Về mục tiêu giáo dục
Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại. Mục tiêu giáo dục cho học sinh cấp THCS là giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để tích lũy tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Về nội dung giáo dục:
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Thời lượng giáo dục mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Về kế hoạch giáo dục
Kế hoạch giáo dục cấp THCS trong CTGDPT hiện hành và CTGDPT 2018 có một số thay đổi (đã được đề cập trong nội dung mô đun 1 và mô đun 2).
2.1.2. Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở
Xu hướng chung về phát triển chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới, nhất là chương trình của các nước phát triển được tiếp cận theo hướng phát triển năng lực người học, chương trình được xây dựng theo hướng mở để người quản lý, người dạy và người học phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công việc của mình hướng đến nâng cao hiệu quả giáo dục cao nhất. Theo cách tiếp cận này không những chỉ có người học được phát triển năng lực mà bản thân người dạy cũng được phát triển năng lực, trong đó có năng lực thích ứng với điều kiện biến đổi của tri thức, khoa học và của xã hội.
Tính mở trong Chương trình GDPT 2018 được thể hiện ở hai điểm sau đây:
- Thứ nhất: Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
- Thứ hai: Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.).
2.1.3. Nhà trường được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật
2.1.3.1. Tổ chức và quản lý nhà trường
- Nhà trường có sứ mệnh phát triển nhân cách cho mỗi học sinh và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi; là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương; được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020
2.1.3.2. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên
- a) Hiệu trưởng được đánh giá theo chu kì và được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; được bồi dưỡng, tập huấn về lí luận chính trị, quản lí giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông theo quy định.
- b) Số lượng và cơ cấu giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng, nếu có) bảo đảm để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; 100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông.
- c) Nhân viên có trình độ chuyên môn đảm bảo quy định, được bồi dưỡng về nội dung chương trình giáo dục phổ thông có liên quan đến nhiệm vụ của mỗi vị trí trong nhà trường
2.1.3.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Nhà trường có địa điểm thuận lợi, diện tích, quy mô nhà trường; khối phòng học tập; khối phòng hỗ trợ học tập; thư viện; khối phòng hành chính quản trị; khu sân chơi, thể dục thể thao; khối phụ trợ; khối phục vụ sinh hoạt; hạ tầng kĩ thuật và thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.1.3.4. Công tác xã hội hóa giáo dục
- a) Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.
- b) Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Gia đình, cha mẹ học sinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con em theo yêu cầu của lớp học, cấp học; Ban đại diện cha mẹ học sinh có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.
- c) Phối hợp tốt giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Nhà trường chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, Hội, hoạt động xã hội, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, qua đó thực hiện giáo dục học.
2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với cơ chế tự chủ của trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018
Để đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018, khi thực hiện cơ chế tự chủ ở trường trung học cơ sở cần chú ý các vấn đề sau đây:
2.1.4.1. Đối với những người thực hiện CTGDPT 2018
+ Số lượng và cơ cấu giáo viên thay đổi: môn Tin học, Ngoại ngữ là những môn bắt buộc, vì vậy đội ngũ giáo viên dạy những môn này có thể thiếu trong khi chưa có đủ giáo viên biên chế, nên nhà trường phải tính toán để bố trí kinh phí hợp đồng hoặc tìm nguồn đề xuất tuyển dụng giáo viên mới.
+ Thực hiện yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh: Việc chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực hoàn toàn thay đổi, trong khi đội ngũ CBQL và giáo viên nhận thức về năng lực và phát triển năng lực chưa rõ, chưa quen với dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực.
+ Thực hiện một chương trình thống nhất, linh hoạt, mở, nhiều sách giáo khoa:
– Điểm mới ở đây là phải xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường (đã được bồi dưỡng ở mô đun 01), việc phân chia số tiết của môn cho từng chủ đề/bài học; bố trí thời khóa biểu; bố trí phòng học hợp lý…). Vì vậy kế hoạch giáo dục nhà trường phải cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường, từ đó mới xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp cho từng năm học.
– Ngoài ra, ở cấp THCS môn Môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý là những môn học mới, nên vấn đề cần tính đến số lượng giáo viên đủ để đảm nhận các môn học này.
– Hoạt động giáo dục bắt buộc là trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tuy nhiên các hình thức tổ chức thay đổi sẽ dẫn đến việc phải phân bổ ngân sách cho những hoạt động này. Tất cả những vấn đề này trường THCS đều phải tính đến để có kế hoạch bố trí ngân sách hằng năm phù hợp.
+ Lâu nay, chỉ sử dụng một bộ sách giáo khoa, nên CBQL có cách tiếp cận cũ, dạy học, quản lý dạy học theo sách giáo khoa, nhưng CTGDPT 2018 được sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa nên công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện sẽ có nhiều thay đổi cho phù hợp quá trình thực hiện chương trình.
2.1.4.2. Đối với các trường trung học cơ sở
- Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, triển khai thực hiện CT GDPT 2018 của trường THCS theo kế hoạch của sở GDĐT, phòng GDĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GDĐT về đổi mới CTGDPT 2018 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh của nhà trường; tổ chức kịp thời cho cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung CTGDPT 2018.
- Đánh giá và đề xuất kế hoạch bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT 2018; chọn cử đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV.
- Sửa chữa, sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng; xây dựng kế hoạch đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung, tự làm thiết bị dạy học và lựa chọn sách giáo khoa để đảm bảo thực hiện tốt nhất hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo CTGDPT 2018.
- Phối kết hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh truyền thông với cha mẹ học sinh và xã hội về đổi mới CTGDPT 2018.
- Kịp thời phát hiện những khó khăn và có các biện pháp xử lý hiệu quả khi phát sinh; tổng hợp ý kiến các tổ/nhóm chuyên môn và báo cáo sở GDĐT trong quá trình thực hiện CT GDPT 2018.
2.1.4.3. Đối với các tổ/ nhóm chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch triển khai CT GDPT 2018 của tổ chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường; dự báo những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp giải quyết khó khăn khi thực hiện CT GDPT.
- Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện CT GDPT 2018.
- Thường xuyên giám sát, hỗ trợ công việc của các thành viên trong tổ chuyên môn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và đề xuất với nhà trường các biện pháp xử lý. Tổng hợp ý kiến và báo cáo lãnh đạo nhà trường trong quá trình thực hiện CT GDPT 2018.
2.1.4.4. Đối với giáo viên
- Chủ động xây dựng kế hoạch của cá nhân để thực hiện CT GDPT 2018 theo kế hoạch của tổ/nhómchuyên môn và của nhà trường;
- Tham gia tập huấn đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do nhà trường và các cấp quản lý tổ chức; chủ động trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện CT GDPT 2108;
- Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phát hiện những thuận lợi, khó khăn và kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn;
- Tích cực tự làm thiết bị dạy học và xây dựng học liệu điện tử của môn học, hoạt động giáo dục theo phân công của tổ chuyên môn trong thực hiện Chương trình GDPT 2018;
- Tích cực truyền thông tới cha mẹ học sinh và xã hội về đổi mới CT GDPT 2108 để cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ hơn về việc đổi mới CT GDPT nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung.
Câu hỏi
Thầy/ Cô hãy trình bày mục tiêu chung của Chương trình phổ thông 2018?
Nội dung giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và các môn học tự chọn: Đúng
Hãy ghép những vấn đề cần chú ý khi thực hiện cơ chế tự chủ ở trường phổ thông để thực hiện CTGDPT 2018 phù hợp với đối tượng thực hiện trong bảng sau:
Đối với các trường phổ thông
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường Đánh giá và đề xuất kế hoạch bổ sung đội ngũ GV Sửa chữa, sắp xếp CSVC, thiết bị dạy học hợp lý.Phối kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện CTGDPT 2018
Đối với tổ/ bộ môn
Xây dựng kế hoạch triển khai CTGDPT 2018 của tổ/ nhóm chuyên môn Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân
Đối với giáo viên
Xây dựng kế hoạch của cá nhân Tham gia tập huấn đầy đủ và có chất lượng Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS
Xem thêm:
Đáp án trắc nghiệm modul 3 CBQL
Mô đun 2 CBQL Đại trà Tiểu Học
Câu hỏi Đáp án modul 3 CBQL đại trà
Bài tập thực hành CBQL mo dun 2
Liên hệ Hoàng Trần
Để nhận Đáp án module 3 Cán bộ quản lý CBQL full, chi tiết